Business

Opinion: Đạo nhái - Câu chuyện nước lớn và một thương hiệu toàn cầu

Hãng thời trang cao cấp Dior vừa gây bức xúc trên truyền thông xã hội Trung Quốc hôm 16/7 vì một trong những chiếc váy trong bộ sưu tập Thu Đông 2022 của hãng bị cho là sao chép chiếc váy mã diện truyền thống của Trung Quốc.

dress clothing apparel person human sleeve female long sleeve woman

Dior miêu tả trên phần giới thiệu về chiếc váy này là “chiếc váy midi mang dáng vẻ cổ điển của Dior, được tái hiện lại với nét thanh lịch, hiện đại”. Trong khi đó, xét về cấu trúc, chiếc váy có nhiều điểm tương đồng với váy mã diện.

dress clothing apparel female person human woman sleeve

Váy mã diện có cấu tạo mặt trước và mặt sau phẳng, xếp ly ở hai bên, phần eo cố định bằng thắt lưng. Chiếc váy này được ghi nhận sớm nhất ở Trung Quốc từ thời nhà Tống (960-1279) và triều đại Liêu (916-1125), trước khi trở nên phổ biến trong thời nhà Minh (1368-1644).

1 / 6

(Xem từ trái qua phải để biết cấu tạo váy mã diện)

“Mã diện” có nghĩa là “ mặt ngựa”, tuy nhiên cái tên này không có ý ám chỉ chiếc váy có hình dáng như mặt ngựa, mà mặt ngựa thật ra là cấu trúc một kiểu phòng tuyến từ thời xa xưa của Trung Quốc, với phần phòng thủ được thi công chòi ra bên ngoài bức tường thành. Một học giả thời Minh dựa vào sự tương đồng trong cấu trúc váy nên đã đặt tên cho những phần hình chữ nhật trên váy (váy có 4 hình chữ nhật như vậy, gọi là 4 cửa) là mã diện.

Khi trải phẳng ra, chiếc váy được cấu tạo từ 3 phần: quần môn (hay váy cửa), và bốn phần cửa váy. Váy mã diện thoạt nhìn có thể tưởng là một mảnh vải quấn quanh cơ thể, nhưng thực tế, đó là hai mảnh vải được may ghép vào một miếng đai quấn quanh lưng. Phần trên của váy thường là một chiếc áo vạt dài, cổ đứng hay còn được biết đến là áo Quan Thoại. Chiếc váy này cực kì phổ biến trong các bức tranh vẽ phụ nữ ở hậu kỳ thời nhà Minh. Đặc điểm có thể tách tà của chiếc váy này cũng giúp cho người mặc dễ dàng hơn trong việc cưỡi ngựa vào thời đó.

lampshade lamp

Trên trang Dior chính thức ở Trung Quốc, chiếc váy có giá 29.000 nhân dân tệ (tương đương 4292 USD).

Một số bình luận trên Weibo cho rằng cả hai chiếc váy giống hết nhau và rằng “Họ (Dior) đang sao chép chiêc váy của Trung Quốc và bán cho người tiêu dùng Trung Quốc, tôi không biết phải nói gì”. Một tài khoản chuyên viết về lịch sử với hơn 7 triệu người theo dõi trên Weibo - @Qinyimo đã viết: “Không đùa đâu. Tôi hy vọng sẽ có một luật sư chuyên về luật bản quyền và bảo tồn văn hóa cùng đánh giá vấn đề này, để đánh giá xem việc này tồi tệ đến mức nào”. Một số người đặc biệt khó chịu khi Dior tuyên bố chiếc váy của họ được lấy cảm hứng từ váy Christian Dior nguyên bản và hoàn toàn không liên quan gì đến Trung Quốc. Những người khác thậm chí còn nhìn nguy cơ lớn hơn cho những bộ trang phục truyền thống của Trung Quốc nếu Dior thực sự tuyên bố thiết kế này là của họ.

Tài khoản @Qinyimo chia sẻ: “Đây không chỉ đơn giản là vấn đề đạo nhái. Nếu Dior đã cấp bằng sáng chế cho phiên bản ‘mã diện’ của họ, có nghĩa là khi ngành công nghiệp thời trang Trung Quốc sử dụng kỹ thuật truyền thống của mình (để sản xuất chiếc váy), họ có thể rơi vào tranh chấp pháp lý quốc tế”.

clothing apparel cloak fashion
clothing apparel person human dress female woman apron
So sánh thiết kế trong BST Dior Thu Đông 2022 và váy mã diện của Trung Quốc

Đây không phải là lần đầu tiên một thương hiệu thời trang cao cấp của phương Tây gây ra tranh cãi ở Trung Quốc. Vào năm 2018, hãng thời trang Ý D&G đã phải đối mặt với sự phẫn nộ của người tiêu dùng cũng như phản ứng dữ dội trên mạng xã hội Trung Quốc vì một chiến dịch tiếp thị có hình ảnh một người mẫu gốc Hoa vụng về dùng đũa để ăn các món Ý. Nhiều thương hiệu khác, bao gồm Versace và Givenchy, cũng bị chỉ trích vào năm 2019 vì liệt kê Hồng Kông, Ma Cao và Đài Loan là các quốc gia hoặc vùng lãnh thổ riêng biệt không thuộc Trung Quốc trên trang web chính thức và áo phông thương hiệu của họ. 

Bản thân Dior cũng từng gây tranh cãi tại thị trường Trung Quốc Đại lục vào 11 năm 2021 khi tung ra các bức ảnh của nhiếp ảnh gia Trung Quốc Trần Mạn, mô phỏng những người mẫu Trung Quốc mắt một mí, da ngăm đen, mặc trang phục truyền thống của Trung Quốc trong chiến dịch truyền thông túi của Dior. Tuy nhiên, rất hiếm khi các cuộc tranh cãi trực tuyến nổ ra với cáo buộc trực tiếp đến các thương hiệu nước ngoài chiếm đoạt văn hóa tại Trung Quốc như vậy.

collage poster advertisement person human head skin
Bộ ảnh Dior trên i-D Magazine do nhiếp ảnh gia Trung Quốc, Trần Mạn thực hiện và bị chỉ trích

Hiện tại, tài khoản Weibo chính thức của Dior chưa phản hồi về tranh cãi nhưng đã tắt phần bình luận của các bài đăng mới nhất.

Rất nhiều các thương hiệu thời trang quốc tế đã từng dính vào lùm xùm đạo nhái, giữa thương hiệu với nhau hoặc giữa thương hiệu với các nhà thiết kế, hoặc nền văn hóa. Chẳng hạn CHANEL trong lần ra mắt bộ sưu tập Chớm Thu 2016 đã có một chiếc áo len bị NTK Mati Ventrillon đến từ Scotland tố là đạo nhái. Nhà mốt Pháp đã lên tiếng xin lỗi và khẳng định sẽ đặt cụm từ “Thiết kế bởi Mati Ventrillon” trên phương tiện truyền thông để xác nhận tác giả của họa tiết áo len. Vì vậy, sự việc nhanh chóng lắng xuống và chìm vào quên lãng. 

Victoria's Secret vào 2016 cũng từng gây xôn xao về việc những người mẫu Adriana Lima, Elsa Hosk và Lais Ribeiro đều không phải người gốc Hoa nhưng đã nghiễm nhiên mặc những bộ trang phục lấy cảm hứng từ châu Á, bao gồm một bộ nội y với hình ảnh con rồng phủ đầy lông, một bộ nội y khoác ngoài bởi áo bolero giống như sườn xám và chi tiết các núm tua Trung Quốc. 

Trong khi đó, Marc Jacobs từng bị chỉ trích và phải đưa ra lời xin lỗi vì mong muốn tôn trọng và tôn vinh văn hóa của người gốc phi bằng cách thiết kế kiểu tóc bện thừng dreadlocks bằng len nhiều màu cho người mẫu. Tuy nhiên, hành động này đã gây ra phản ứng dữ dội, vì nhiều người cho rằng hành động này là sự phân biệt và đối xử về màu da, chứ không hề tỏ lòng kính trọng với những “club kid” như Jacobs miêu tả. Tuy ban đầu nhà mốt đã thể hiện quan điểm “Tôi không nhìn vào màu sắc hay chủng tộc - điều tôi nhìn là mọi người. Tôi rất tiếc khi biết rằng nhiều người quá hẹp hòi... Tình yêu chính là câu trả lời. Sự trân trọng tất cả và nguồn cảm hứng từ mọi thứ là một điều đẹp đẽ”. Nhưng sau cùng, ông đã phải xin lỗi vì đã “vô tình thể hiện một cách thiếu tế nhị".

person human crowd costume carnival
costume festival crowd person human
face person human hair
person human shoe footwear clothing apparel sunglasses accessories tie people
clothing apparel
Chú thích: (Hai ảnh trên) Victoria's Secret từng bị chỉ trích vào năm 2016 khi "chiếm đoạt" hình ảnh rồng phủ đầy lông và áo bolero giống sườn xám của Trung Quốc trong BST | (Ảnh hàng giữa) Kiểu tóc của người mẫu trong BST Xuân Hè 2017 khiến Marc Jacobs bị chỉ trích | (Hai ảnh cuối) So sánh giữa áo len của CHANEL và sản phẩm nguyên bản từ nhà thiết kế Mati Ventrillon

Hướng giải quyết của Dior cho sự việc này vào thời điểm này rất quan trọng, vì Trung Quốc là một thị trường lớn với thương hiệu, và cũng vì thời gian gần đây, Dior có vẻ như đang rơi vào những vụ lùm xùm không đáng có. Vậy nên, một câu trả lời và lời giải thích thỏa đáng từ thương hiệu là điều mà công chúng đang mong chờ.

Bạn có ý kiến gì về lần bị tố đạo nhái này của Dior, và theo bạn đâu là phương thức giải quyết thỏa đáng nhất cho cả hai bên quốc gia và thương hiệu? Mời bạn cùng thảo luận với L’OFFICIEL Vietnam nhé!

Recommended posts for you