Pop, Music & Film

Lần đầu tiên, khán giả Việt gay gắt vì một bộ phim xuyên tạc lịch sử đến vậy

Hàng loạt tình tiết trong “Little Women” có nội dung sai lịch sử, đồng thời vi phạm nghiêm trọng pháp luật Việt Nam tạo nên làn sóng tẩy chay mạnh mẽ trong lòng khán giả. Không những thế, phim còn bị gỡ khỏi Netflix vô thời hạn theo yêu cầu của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử.

“Little Women” là phim Hàn Quốc gây chú ý vì bị gỡ khỏi nền tảng Netlix
“Little Women” là phim Hàn Quốc gây chú ý vì bị gỡ khỏi nền tảng Netlix

Khởi chiếu ngày 3/9, “Little Women” nhanh chóng thu hút sự chú ý của khán giả Việt Nam nhờ quy tụ dàn diễn viên nổi tiếng như Kim Go Eun, Nam Ji Hyun, Park Ji Hu,... Series Hàn Quốc gồm 12 tập, kịch bản chuyển thể phóng khoáng từ tiểu thuyết kinh điển cùng tên của Louisa May Alcott – từng nhiều lần được Hollywood dựng phim điện ảnh.

Sau những tập đầu được đánh giá tốt, tác phẩm dần trở thành tiêu điểm gây tranh cãi, nhận làn sóng tẩy chay mạnh mẽ của khán giả trong nước vì nhiều nội dung sai lệch về lịch sử, đặc biệt là chiến tranh Việt Nam. Kết quả, Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử yêu cầu Neflix phải gỡ phim ra khỏi nền tảng tại Việt Nam.

Nội dung sai lệch về Việt Nam

Nội dung “Little Women” xoay quanh cuộc sống của ba chị em nhà họ Oh gồm: In Joo (Kim Go Eun), In Kyung (Nam Ji Hyun) và In Hye. Họ đều trải qua cuộc sống nghèo khó từ nhỏ, không ngại bươn chải trong xã hội khắc nghiệt. Mọi thứ bắt đầu thay đổi khi bộ ba liên tục đối diện hàng loạt vụ ám sát được dàn xếp bởi Tinh Lan Hội - một hội kín với thành viên là cựu chiến binh Hàn Quốc từng tham gia Chiến tranh Việt Nam.

Kể từ khi công chiếu, series liên tục nhắc đến loài hoa lan xanh, hay còn được gọi với nhiều cái tên như “Bóng ma xanh dương”, “Bóng Ma Việt Nam”. Đây được xem là vật biểu tượng cho tội ác, luôn xuất hiện trong loạt án mạng bí ẩn xảy ra xuyên suốt phim.

person human
Hình ảnh hoa lan xanh xuất hiện xuyên suốt phim như một nút thắt khó gỡ.

Đáng chú ý, phim liên tục nhấn mạnh hoa lan xanh đến từ Việt Nam, từ đó khai thác nhiều chi tiết bịa đặt về lịch sử, cụ thể là Chiến tranh Việt Nam.

Ở những tập đầu, các nhân vật đi tìm nguồn gốc hoa lan xanh và dần phát hiện nó được đưa từ Việt Nam về trồng tại Hàn Quốc. Cụ thể trong tập 3, từ phút 58:01 - 58:22, có nhân vật giải thích: “Epipogium aphyllum, một loại lan gợi nhắc về làn khói xanh trong không khí, còn được gọi là Bóng Ma Việt Nam. Sau khi quân đội từ Chiến tranh Việt Nam mang theo loài hoa này trở về Mỹ, nó đã mất khả năng thụ phấn, chỉ còn số lượng ít tồn tại”.

Đến tập 5, từ phút 42:25 – 44:25, phim tiếp tục nhắc đến loài hoa, cho rằng có một tướng quân tên Won Si Seon mang nó từ Việt Nam về. Theo đó, đây là “vị tướng đã làm Chỉ huy trưởng Bộ Quốc phòng những năm 1980”, “từng là vị anh hùng ẩn dật của Chiến tranh Việt Nam… trong lúc chiến đấu, ngài ấy đã phát hiện giống lan xanh đó và đích thân mang nó về đây”.

Từ phút 46:53 – 48:25 trong tập 5, phim sử dụng cảnh giả tài liệu và hình ảnh người Hàn Quốc tham gia Chiến Tranh Việt Nam. Một nhân vật nhấn mạnh tướng quân Won Si Seon “là anh hùng to lớn nhất thời Chiến tranh Việt Nam”.

person human car vehicle automobile transportation driving cushion
Các tập phim có lời thoại, tình tiết đưa ra dữ liệu sai lệch về Chiến tranh Việt Nam.

Đến tập 7, 8, kịch bản hé lộ có một nhóm gồm 12 người tên “Tinh Lan Hội” đều tham gia Chiến tranh Việt Nam. Tuy nhiên, khi trở về nhóm người này lần lượt bị giết hại một cách bí ẩn. Xuyên suốt series, nhiều cảnh quay và lời thoại nhắc đến cuộc chiến mà Hàn Quốc tham gia như đồng minh của Mỹ chống lại Việt Nam. Qua lời thoại, biên kịch thể hiện tinh thần hiếu chiến, xả thân vì dân tộc và Tổ quốc của họ. Do đó, những người khi về nước cần được biết ơn và xem là người hùng.

Đỉnh điểm là ở tập 8 từ phút thứ 5:41 - 7:01, một nhân vật tiếp tục nhắc đến Chiến tranh Việt Nam. Ông cho rằng: “cuộc tác chiến chỉ tuyển chọn những người lính dũng mãnh và nhanh nhẹn nhất. Tỷ lệ giết so với tử vong là 20:1. Tức là một người lính hàn Quốc giết 20 người Việt Cộng. Còn tỷ lệ của những người đó là 100:1”.

Khán giả phản ứng

Khi mới công chiếu, phim nhận được phản hồi tốt từ phía khán giả Việt Nam. Phần lớn cho rằng kịch bản hấp dẫn, khai thác nội dung mới mẻ và cài cắm nhiều twist. Tuy nhiên, càng về sau tác phẩm càng đưa ra nhiều nhận định sai lệch về lịch sử Việt Nam, đặc biệt là Chiến tranh Việt Nam khiến người xem phẫn nộ.

person human computer keyboard electronics computer hardware keyboard computer hardware laptop pc
“Little Women” nhận được phản hồi tốt ở những tập đầu nhưng dần mất điểm vì nội dung xuyên tạc lịch sử Việt Nam.

Sau khi xem phim, nhiều khán giả để lại bình luận không tốt trên các diễn đàn và trang mạng xã hội. Chẳng hạn, có ý kiến nhận xét “phim phản ánh sai lệch về Việt Nam và Chiến tranh Việt Nam”, “không thể chấp nhận một bộ phim như thế này”,…

Có người tự hỏi: “Tại sao phim xuyên tạc lịch sử Việt Nam lại đứng đầu top thịnh hành trên Netflix Việt Nam?” hay “Dù là phim ảnh nhưng cũng vừa phải thôi. Không thể vì bất kỳ lý do gì mà lại xuyên tạc lịch sử trong một bộ phim như vậy".

Thậm chí, nhiều ý kiến cho rằng cần xóa phim, gỡ bỏ trên mọi nền tảng, tạo nên làn sóng tẩy chay mạnh mẽ. “Tẩy chay những bộ phim xuyên tác lịch sử Việt Nam như này đi” là nhận xét cua một khán giả sau khi xem phim.

Không những khiến khán giả phẫn nộ, các tình tiết trong “Little Women” còn vi phạm nghiêm trong pháp luật Việt Nam. Cụ thể, tại khoản 4 Điều 11 của Luật Điện ảnh nghiêm cấm các nội dung xuyên tạc sự thật lịch sử; phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, vĩ nhân, anh hùng dân tộc…

Tương tự, quy định tại Khoản 3 và khoản 4 Điều 9 của Luật Báo chí năm 2016 cũng nghiêm cấm “đăng, phát thông tin có nội dung kích động chiến tranh nhằm chống lại độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, “Xuyên tạc lịch sử; phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, anh hùng dân tộc”.

clothing apparel person human jacket coat face
Sự góp mặt của Kim Go Eun cũng không cứu được việc phim “bay màu” tại Việt Nam

Đây không phải là lần đầu phim chiếu trên Netflix vi phạm quy định nước ta. Trước đó, từng có một số tác phẩm bị gỡ bỏ trên nền tảng vì có nội dung vi phạm chủ quyền lãnh thổ Việt Nam. Đơn cử là phim truyền hình Mỹ Pine Gap (2018) có sử dụng hình ảnh bản đồ có đường lưỡi bò phi pháp trên biển Đông.

Ngoài ra trong năm 2020, Netflix cũng từng cung cấp 2 bộ phim có nội dung vi phạm chủ quyền lãnh thổ Việt Nam là phim Trung Quốc Gửi thời thanh xuân ấm áp của chúng ta (Put Your Head On My Shoulder) và Bà Ngoại trưởng (Madam Secretary) của Mỹ.

Trước nay, ít có tác phẩm truyền hình nào Hàn Quốc đối diện làn sóng tẩy chay mạnh mẽ như “Little Women”. Sự việc này tiếp tục là bài học lớn dành cho Netflix lẫn nhà sản xuất series. Trong tương lai, nền tảng và ê-kíp làm phim cần cẩn trọng hơn khi đề cập những vấn đề nhạy cảm liên quan đến văn hóa, lịch sử,…

Recommended posts for you