Business

“Dư chấn” chuỗi cung ứng thời trang sau tuyên bố áp thuế của Tổng thống Trump

Ngày 2/4, ngành công nghiệp thời trang toàn cầu vô cùng choáng váng khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố loạt mức thuế quan mới với quy mô lớn chưa từng có trong gần một thế kỷ. Trong đó, các mức thuế nặng nhất được áp lên chính những trung tâm sản xuất may mặc chủ lực của thế giới. 

accessories bag handbag purse people person adult male man crowd

Phát biểu tại Nhà Trắng, ông Trump tuyên bố áp dụng mức thuế cơ bản 10% đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ. Tuy nhiên, hơn 20 quốc gia mà Mỹ đang chịu thâm hụt thương mại (trong đó có Việt Nam), sẽ phải đối mặt với mức thuế cao hơn rất nhiều.

Cụ thể, hàng hóa từ Việt Nam – quốc gia xuất khẩu hàng may mặc lớn thứ hai vào Mỹ sau Trung Quốc, sẽ bị đánh thuế 46%. Campuchia chịu mức thuế 49%, Bangladesh 37%. Riêng Trung Quốc bị áp thêm 34% thuế mới, nâng tổng mức thuế lên tới 54%. Liên minh châu Âu cũng không nằm ngoài danh sách, với mức thuế 20%.

factory manufacturing assembly line person child female girl adult woman glove

Hiệp hội Công nghiệp Thời trang Hoa Kỳ (USFIA) ngay lập tức lên tiếng phản đối, cho rằng: “Chúng tôi vô cùng thất vọng trước quyết định áp thuế toàn diện của chính quyền Trump đối với hàng nhập khẩu. Động thái này sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các thương hiệu và nhà bán lẻ thời trang Mỹ”. 

Theo kế hoạch, mức thuế cơ bản 10% sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 5/4, trong khi các mức thuế cao hơn sẽ được áp dụng từ ngày 9/4.

bar chart chart
Ảnh: Theo phân tích của BoF

Thị trường tài chính phản ứng dữ dội ngay sau thông báo. Trong phiên giao dịch ngoài giờ, cổ phiếu các công ty thời trang đồng loạt lao dốc, như Lululemon giảm hơn 10%, Nike và Ralph Lauren lần lượt mất 7%, còn các tập đoàn sở hữu nhiều thương hiệu như Tapestry, Capri và PVH Corp. đều ghi nhận mức sụt giảm khoảng 5%. Đáng chú ý, mức giảm này còn vượt xa mức giảm gần 4% của hợp đồng tương lai chỉ số S&P 500.

smoke pipe chart line chart
Cổ phiếu của Lululemon giảm hơn 10% sau tuyên bố

Đây là động thái mới nhất trong chuỗi các biện pháp áp thuế mà ông Trump từng triển khai nhằm vào hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, Mexico và Canada. Lần này được dự báo sẽ tiếp tục làm gia tăng chi phí và gây xáo trộn sâu rộng đối với ngành thời trang. Là một trong những thị trường tiêu thụ quần áo và giày dép lớn nhất thế giới, Mỹ giữ vai trò then chốt với cả các thương hiệu trong nước lẫn quốc tế. Gần như mọi mặt hàng thời trang được bán tại Mỹ đều sẽ phải chịu thêm thuế, bởi hơn 98% quần áo và khoảng 99% giày dép tại đây là hàng nhập khẩu.

Trong bài phát biểu, ông Trump giơ cao một bảng thống kê minh họa mức thuế áp dụng cho từng quốc gia, khẳng định đây là phản ứng "cân xứng" với hàng loạt rào cản thuế quan và phi thuế quan mà các nước này đang áp lên Mỹ. Các mức thuế được công bố cao hơn dự đoán của nhiều chuyên gia phân tích.

Tổng thống Mỹ phát biểu: “Chúng tôi sẽ mở cửa thị trường toàn cầu, dỡ bỏ các rào cản thương mại quốc tế. Cuối cùng, việc thúc đẩy sản xuất nội địa sẽ tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ hơn, mang lại giá cả hợp lý hơn cho người tiêu dùng".

"Đây sẽ là thời kỳ hoàng kim của nước Mỹ – nó đang quay trở lại, và chúng ta sẽ trở lại một cách đầy uy lực”

washington crowd person people microphone tie adult male man audience speech

Tuy nhiên, những hệ quả kéo theo từ chính sách này chắc chắn sẽ gây chấn động toàn bộ chuỗi cung ứng ngành thời trang. Sau các đợt áp thuế trước đó, nhiều tập đoàn như Walmart đã nhanh chóng đàm phán với các nhà cung cấp để yêu cầu cắt giảm chi phí, đồng nghĩa với việc họ phải chia sẻ một phần áp lực tài chính. Thế nhưng, các nhà máy – vốn đã vận hành với biên lợi nhuận mỏng sẽ càng thêm chật vật khi bị ép giảm giá. Tác động này còn có thể lan rộng đến các mắt xích khác như nhà sản xuất vải và nông dân trồng bông, khi ai cũng phải tìm cách cắt giảm chi phí để duy trì hoạt động.

Trong khi đó, nhiều thương hiệu và nhà bán lẻ buộc phải lựa chọn giữa việc chấp nhận gánh thêm chi phí để giữ giá bán ổn định, hoặc tăng giá thành và chuyển gánh nặng tài chính sang người tiêu dùng – trong bối cảnh phần lớn khách hàng đã kiệt sức vì lạm phát và ngày càng thắt chặt chi tiêu. Ngay trước khi chính sách thuế mới được công bố, sự mập mờ về định hướng đã khiến chỉ số niềm tin tiêu dùng tại Mỹ sụt giảm mạnh trong tháng 3, chạm mức thấp nhất kể từ thời kỳ đại dịch.

bar chart chart
Ảnh: Theo phân tích của BoF

David French, phó chủ tịch điều hành phụ trách quan hệ chính phủ của Liên đoàn Bán lẻ Quốc gia, phát biểu sau thông báo: “Thêm thuế đồng nghĩa với thêm lo lắng và bất an cho doanh nghiệp và người tiêu dùng Mỹ”.

Tác động của chính sách thuế mới được dự báo sẽ lan rộng trên toàn ngành thời trang, tuy nhiên một số phân khúc sẽ bị ảnh hưởng nặng nề hơn, đặc biệt là hàng xa xỉ. Trong khi thị trường toàn cầu đang chững lại, Mỹ vẫn là điểm tựa vững chắc nhất cho ngành hàng cao cấp. Trớ trêu thay, phần lớn các thương hiệu xa xỉ lại không sản xuất tại Mỹ, đồng nghĩa với việc họ sẽ phải chịu thêm chi phí nhập khẩu – sau nhiều năm đã liên tục tăng giá sản phẩm. LVMH là một trong số ít ngoại lệ, với ba nhà máy hoạt động tại Mỹ, chiếm khoảng 50% sản lượng cung ứng tại thị trường này – theo phân tích mới đây từ RBC Capital Markets.

Trước khi các mức thuế mới được công bố, nhà phân tích Piral Dadhania đã ước tính mức ảnh hưởng đến lợi nhuận ròng của các thương hiệu xa xỉ, trong trường hợp bị áp mức thuế đồng loạt 20%. Dự báo này thậm chí chưa tính đến những mức thuế cao hơn, như 31% đối với hàng hóa từ Thụy Sĩ. Dù nhóm khách hàng siêu giàu có thể ít bị tác động, nhưng phân khúc khách hàng “khát vọng” – những người từng đóng vai trò là động lực tăng trưởng chính, lại đang giảm dần nhu cầu tiêu dùng do giá cả leo thang liên tục trong những năm gần đây.

baby person

Các thương hiệu thể thao cũng đang nằm trong “tầm ngắm”. Dù đã chủ động chuyển dịch nguồn cung ra khỏi Trung Quốc từ nhiệm kỳ đầu tiên của Trump, nhiều thương hiệu lại chọn Việt Nam hay Campuchia – những quốc gia giờ đây cũng phải đối mặt với mức thuế tăng cao. Chẳng hạn, vào năm 2024, Nike sản xuất 50% lượng giày của mình tại Việt Nam, trong khi thương hiệu On của Thụy Sĩ còn phụ thuộc tới 90% vào nhà máy tại đây.

Dẫu vậy, gần như toàn bộ ngành thời trang, từ bình dân cho đến cao cấp, đều sẽ phải gánh chịu những hệ quả ở mức độ nào đó. Ngay cả những doanh nghiệp sản xuất thành phẩm trong nước vẫn phụ thuộc vào nguồn nguyên vật liệu nhập khẩu. Toàn ngành thời trang sẽ phải chuẩn bị tinh thần đối mặt với một giai đoạn đầy sóng gió phía trước.

Recommended posts for you