Love & Life

Bạn đang ở đâu trong 5 giai đoạn của căng thẳng?

Khi đối diện với căng thẳng, chúng ta sẽ chọn cách kìm nén, hoặc là cố gắng đối phó và vượt qua. Tuy nhiên, căng thẳng cũng là một phần không thể thiếu trong công việc. Điều chúng ta cần ở đây là học cách để hiểu và vượt qua những đợt căng thẳng một cách hiệu quả.
person human hat clothing apparel

Theo Hans Selye, người được mệnh danh là "cha đẻ của những nghiên cứu về căng thẳng", từ “căng thẳng” thậm chí không phải một từ cho đến những năm 1930. Ông định nghĩa, "Căng thẳng đề cập đến phản ứng và sự thích nghi của bất kỳ sinh vật nào đối với một mối đe dọa. Ở cấp độ tế bào, căng thẳng là điều tất yếu của cuộc sống vì nó thúc đẩy các hành động và hành vi."

Ở một khía cạnh khác, căng thẳng có thể là một con dao hai lưỡi. Nó có thể thúc đẩy chúng ta hành động và phát triển, đồng thời cũng có thể là tảng đá cản đường khiến mọi chuyển động dừng lại đột ngột.

Vì vậy, khi bạn cảm nhận được căng thẳng, điều quan trọng là phải biết bạn đang ở giai đoạn nào, nguyên nhân gây ra căng thẳng và bạn có thể làm gì để có thể tiếp tục tiến về phía trước một cách hiệu quả.

Minh hoạ: Sam Kalda

Giai đoạn 1: Chiến đấu hoặc chạy trốn

Ngay tại thời điểm bạn cảm thấy căng thẳng, cơ thể sẽ báo động cho bạn biết. Đó là do sự hoạt động trong tuyến giáp và tuyến thượng thận được tăng lên. Ví dụ rõ thấy nhất là khi bạn cảm thấy tình trạng burn out (kiệt sức) trong công việc.

Khi bạn không chú ý đến những cảnh báo của cơ thể này, cơ thể bạn sẽ bắt đầu phản ứng. Hormone căng thẳng, nhịp tim và huyết áp tăng cao, thậm chí là bắt đầu giảm trí nhớ ngắn hạn và xuất hiện sự sợ hãi, lo lắng và trầm cảm. Đồng thời sự tập trung tinh thần của bạn cũng có xu hướng tăng lên.

Những phản ứng của cơ thể này sẽ tạo điều kiện để giải quyết một vấn đề ngay lập tức và sau đó nhanh chóng trở lại mức bình thường. Vì vậy, hãy tận dụng giai đoạn này để giải quyết nỗi căng thẳng sớm nhất.

Giai đoạn 2: Kiểm soát thiệt hại

Cơ thể bạn sẽ biết khi căng thẳng xuất hiện.

Vậy thì điều gì sẽ xảy ra? Hormone cortisol được tiết ra để kiểm soát tình trạng “đốt cháy nhiên liệu” đang xảy ra. Hãy giữ mọi việc bình thường nhất có thể khi cơ thể bạn đang hoạt động quá sức. Nhưng đây không phải là giải pháp lâu dài. Đó là một cách chữa cháy nhanh chóng để giữ cho mọi thứ tiếp tục trong khi các vấn đề được giải quyết.

Ở giai đoạn này bạn cần biết rằng mình đang chơi với lửa. Nếu như bất chấp vẫn các dấu hiệu cảnh báo của cơ thể, có thể bộ máy làm việc của bạn sẽ gặp sự cố.

Giai đoạn 3: Phục hồi

Tại một thời điểm, hy vọng rằng bạn đã thừa nhận rằng bạn đang chạy marathon với tốc độ nước rút và quyết định đã đến lúc cần lùi lại một bước.

Khi bạn bắt đầu hồi phục, cơ thể của bạn sẽ cố gắng hết sức để đưa các hệ thống bên trong của bạn trở lại mức ban đầu và khỏe mạnh.

Tuy nhiên, để phục hồi, bạn phải nghỉ ngơi, ngủ đủ và giảm tổng thời gian làm việc - một điều vô cùng khó khăn đối với nhiều người bận rộn.

Đây là lý do tại sao dù bận rộn đến mấy, bạn cũng phải sắp xếp "thời gian để nghỉ ngơi" vào lịch trình hàng ngày và/hoặc hàng tuần của mình. Dành thời gian để không làm gì cả.

Minh hoạ: Sam Kalda

Giai đoạn 4: Thích ứng

Bạn đang ở giai đoạn 4 nếu bạn nói rằng bạn đã không lắng nghe cơ thể của mình và bạn quyết định không có thời gian để phục hồi.Thay vào đó, bạn đã chọn cách "thích ứng" với căng thẳng.

Về cơ bản, căng thẳng sẽ không sớm biến mất. Nó bắt đầu chuyển sang trạng thái căng thẳng liên tục và cơ thể dần thích nghi với điều đó. Điều đáng lo ở đây là đây là một sự thích nghi không hề có lợi cho bạn.

Những gì bạn sẽ bắt đầu cảm thấy sau đó là - năng lượng đi xuống, lòng tự trọng bị ảnh hưởng. Thậm chí mất ngủ, tăng giảm cân thất thường hoặc rõ ràng nhất khi bạn mất kiểm soát cảm xúc.

Hãy tiến thêm một bước nữa, nếu bạn lựa chọn "tham công tiếc việc". Bạn có thể tin rằng mọi trụ cột trong cuộc sống của bạn bắt đầu lung lay - cho đến khi sụp đổ hoàn toàn.

Thích ứng không phải là một "giải pháp". Đây là một kết quả đáng tiếc, và bạn nên cố gắng hết sức để tránh bằng mọi giá.

Giai đoạn 5: Kiệt sức

Và cuối cùng, nếu bạn bỏ qua bốn giai đoạn cảnh báo đầu tiên, cuối cùng bạn sẽ rơi vào giai đoạn "kiệt sức" (burnout).

Đây là giai đoạn bạn sẽ phải gặp phải trầm cảm hay thậm chí phải đi bệnh viện để chữa trị.

Thật ngạc nhiên khi những điều như thiếu ngủ và không ngừng mài giũa được tôn vinh như những lời khen ngợi chứng tỏ sự tận tâm của bạn cho cuộc hành trình. Nhưng nếu nó không được giữ cân bằng, thì lợi ích ngắn hạn sẽ trở thành tai hại trong dài hạn.

Bạn là tài sản quan trọng nhất của bạn. Nếu bạn không giữ cho mình cân bằng về tinh thần, thể chất và cảm xúc, bạn sẽ gặp nhiều đau khổ.

Đừng để đến khi kiệt sức. Phòng ngữa hơn là “chữa cháy”. Cuối cùng, bạn sẽ dành nhiều thời gian hơn để trở lại trạng thái khỏe mạnh hơn là chỉ tập một chút mỗi ngày để ngăn điều đó xảy ra ngay từ đầu.

Theo Inc

Recommended posts for you