Bạn có biết kiểu động lực nào thúc đẩy bản thân?
Động lực ngoại sinh là những động lực đến từ xung quanh bạn. Ví dụ như những đoạn video Youtube, diễn giả truyền cảm hứng, quảng cáo hoặc bài báo truyền cảm hứng cho bạn. Bất cứ điều gì từ bên ngoài tác động đến động lực của bạn.
Ngược lại, động lực bên trong được cho là động lực vượt trội vì tất cả đều đến từ bên trong. Một trong những ví dụ điển hình về động lực bên trong là có lý do, ý nghĩa hoặc thái độ cụ thể đối với mục tiêu của bạn. Kiểu động lực số 1,2,3 và 4 bên dưới thuộc về động lực nội tại.
Cả hai động lực này đều rất quan trọng – không cái nào tốt hơn cái còn lại. Có những tình huống cụ thể mà những loại động lực này có thể tỏa sáng và không phải là không có những thiếu sót của riêng chúng.
Hãy tìm hiểu xem bạn thuộc kiểu động lực nào dưới dây:
1. Động lực thuộc về sinh lý học
Kiểu động lực này đến ngoài sự giải thích của chúng ta. Đây là loại động lực cơ bản và là thứ mà chúng ta không thể bỏ qua dù chúng ta có cố gắng thế nào đi chăng nữa. Loại động lực này có tính tình huống cao và bạn có thể sẽ tìm thấy nó trong việc đáp ứng các nhu cầu cơ bản của bạn.
Thang nhu cầu Maslow giải thích điều đó và là một ví dụ điển hình về động lực này trong công việc. Lý thuyết nói rằng tất cả chúng ta đều có động cơ để trang trải các nhu cầu cơ bản của mình như thức ăn và chỗ ở, cũng như các nhu cầu tâm lý cấp cao hơn và sự tự hoàn thành. Tất cả chúng ta đều có loại động lực này ngay từ đầu.
2. Thành tích
Loại động lực này bắt nguồn từ việc đạt được một nhiệm vụ hoặc một mục tiêu bản thân. Không nhất thiết là bạn chỉ được thúc đẩy bởi phần thưởng đi kèm với nó. Thay vào đó, bạn tìm thấy động lực thông qua thành tích, bạn lấy niềm vui bằng cách thực hiện từng bước và đạt được tiến bộ dù ít hay nhiều.
Một ví dụ của phong cách này là giảm cân. Một người có động lực thúc đẩy thành tích là người có niềm vui khi bước lên bàn cân và thấy mình giảm được vài cân. Họ có thể chưa đạt được cân nặng mục tiêu, nhưng việc giảm được cân ban đầu là nguồn cảm hứng.
3. Thái độ
Một dạng khác của động lực nội tại là thái độ. Đó là loại động lực được nuôi dưỡng bởi mong muốn để thay đổi cách bạn hoặc người khác suy nghĩ và cảm nhận. Những người có động cơ theo phong cách này xuất sắc trong việc tham gia vào các hành động và tương tác để làm nổi bật những người xung quanh họ, đưa ra những lời nói và hành động khiến người khác cảm thấy tốt hơn hoặc nâng cao tinh thần.
Một ví dụ về điều này là những diễn giả truyền cảm hứng. Với những người xung quanh, tất cả đều là động lực bên ngoài. Nhưng cảm giác tích cực và phấn chấn đó mới là điều khiến họ bắt đầu lên sân khấu, quay video và cung cấp nội dung truyền cảm hứng.
4. Năng lực & Học tập
Còn được gọi là động lực học tập, động lực này nghiêng sâu vào quá trình hơn là phần thưởng. Cũng có thể coi đây là một kiểu khác của động lực thành tích nhưng tất cả những gì họ quan tâm là quá trình và khía cạnh học tập.
Những người có loại động lực này có mục tiêu để trở nên tốt hơn và tìm thấy động lực bằng cách di chuyển kim chỉ nam để hoàn thành mục tiêu hoặc nhiệm vụ. Đích đến rất tốt, nhưng đó không phải là lý do chính cho những gì họ đang làm.
Trong số các phong cách động lực nội tại, đây là phong cách có giá trị nhất. Đó là loại động lực bạn sẽ trải qua khi làm việc hướng tới bất kỳ mục tiêu hoặc nhiệm vụ nào. Mỗi một chút tiến bộ đạt được sẽ tiếp thêm sức mạnh cho bạn. Một lần nữa, nó tương tự như giảm vài cân trên bàn cân vậy.
5. Phần thưởng
Đây là kiểu động lực bên ngoài, một trong những động lực phổ biến nhất mà bạn có thể đã nghe nói đến là phần thưởng. Điều này có nghĩa là bạn tìm thấy động lực từ kết quả hoặc phần thưởng hơn là trong quá trình hoặc hoàn thành mục tiêu.
Một ví dụ điển hình của việc này là đăng ký tham gia cuộc thi chạy marathon vì bạn muốn chiến thắng. Bạn sẽ luyện tập chăm chỉ mỗi ngày để có tỷ lệ chiến thắng cao hơn. Hoặc bạn đang có động lực ôn thi vì bạn muốn đạt điểm cao nhất trong lớp.
6. Sợ hãi
Sợ hãi là tìm động lực bằng cách đẩy bản thân vào tình huống sợ hãi hoặc ở một vị trí không thoải mái. Bởi vì bản chất này, ảnh hưởng bên ngoài sẽ là một cái gì đó tiêu cực, nhưng hiệu quả.
Một ví dụ như bạn có động lực để cày job ngoài vì nỗi sợ không thể trả các hóa đơn hang tháng sẽ khiến bạn cảm thấy khó chịu. Nỗi sợ hãi về số tiền bạn không có khả năng chi trả có thể tạo ra đủ động lực để thúc đẩy bạn về phía trước.
Bạn cũng có thể biến nó thành một ánh sáng tích cực. Ví dụ, gia đình bạn có tiền sử bệnh tim. Thực tế điều đó có thể khiến bạn tập thể dục thường xuyên hơn và duy trì một cơ thể khỏe mạnh.
7. Quyền lực
Những người được thúc đẩy bởi quyền lực là những người được tạo động lực bằng cách kiểm soát cuộc sống của chính họ và có thể được mở rộng cho cả người khác. Mọi người đều muốn có thể đưa ra lựa chọn và nếu bạn được cung cấp nhiều lựa chọn hơn, bạn sẽ thấy động lực này trong cuộc sống của mình.
Một ví dụ về động lực này là bạn có quyền để chọn loại trường học hoặc nghề nghiệp bạn muốn theo đuổi. Điều này cung cấp động lực vì nó đòi hỏi bạn phải có chủ đích với những suy nghĩ và hành động của mình và cho phép bạn thể hiện cuộc sống mà bạn muốn hướng tới.
8. Kết nối & Xã hội
Phong cách động lực từ bên ngoài cuối cùng là kết nối và xã hội. Loại động lực này là thứ có sẵn trong chúng ta vì nó là động lực bắt nguồn từ mong muốn kết nối và đóng góp của cho một nhóm xã hội. Bạn sẽ tìm thấy động lực xuất phát từ điều này để xoay quanh mong muốn được chấp nhận và thuộc về các nhóm cụ thể.
Theo Lifehack