L'OFFICIEL Vietnam

[Ô Photography Contest] Những bài dự thi lọt vào vòng bình chọn (P1)

Cuộc thi ảnh Ô Photography đã chính thức đóng cổng nhận bài vào tối ngày 26/6/2022. Trong bài viết bên dưới, L'OFFICIEL Vietnam sẽ tổng hợp những bài thi hợp lệ và đúng với chủ đề nhất để độc giả cùng bước vào bình chọn. 

person human poster advertisement

Dành riêng cho cột mốc 100 năm thành lập L'OFFICIEL toàn cầu vào năm 2021, "Ô" được L'OFFICIEL Vietnam tự hào giới thiệu như một chuỗi các sự kiện kỷ niệm (bao gồm xuất bản tạp chí, bài xã luận, cuộc thi và triển lãm thời trang) nhằm tôn vinh phạm vi thời trang đầy màu sắc mà tạp chí L’OFFICIEL đã mang đến cho ngành công nghiệp trong suốt nhiều năm.

Trở lại vào năm 2022 với chủ đề “Vẻ đẹp phương Đông”, cuộc thi Ô Photography - một sân chơi nổi bật kể từ “Ô by L’OFFICIEL Vietnam” 2021 - hứa hẹn sẽ tiếp tục mang tới những đề tài gợi mở, thú vị, khuyến khích cộng đồng sáng tạo trẻ thể hiện bản thân và thực hành với thời trang.

Sau hơn một tuần mở cổng, L'OFFICIEL đã nhận được hàng trăm bài dự thi đến từ các thí sinh đam mê nhiếp ảnh, thời trang và nghệ thuật. Với cách khai thác đề tài: "Nghệ thuật sân khấu các nước Phương Đông" theo nhiều khía cạnh khác nhau, những bài dự thi đẹp và đúng chủ đề nhất đã lộ diện.

Theo đó, để ủng hộ cho bài thi yêu thích, bạn đọc có thể truy cập vào LINK sau đây, đăng kí bằng email và tiến hành bình chọn.

Chúc độc giả có những trải nghiệm đáng nhớ cùng Ô! 

Nguyễn Thùy Nhung - Dạ liên vọng nguyệt

1 / 3

Bộ ảnh tôn vinh nghệ thuật Múa Rối Nước dân gian Việt Nam.

Trong bộ ảnh này, có 1 vở múa rối giả định không có thật được sáng tạo nên. Vở kịch có tên "Dạ Liên Vọng Nguyệt" nói về 1 cô thiếu nữ đang độ tuổi trăng tròn 16. Cô sinh ra trong 1 gia đình nghèo làm nghề mò tôm bắt cá. Mỗi tối tối, cô mang chiếc nơm đi chụp cá. Trên đường đi có ngang qua 1 hồ sen thơm ngát đang đến kỳ nở rộ. Bên hồ, những thiếu nữ xinh đẹp trong làng vui đùa dưới trăng. Thấy vậy, cô thiếu nữ cảm thấy tủi lắm, cô thầm ao ước mình cũng được xinh đẹp và quần là áo lượt chơi đùa giữa đầm sen như những người kia. Đêm đó trăng rằm, bên hồ sen thơm ngát, làn gió nhẹ thoảng qua đưa cô vào giấc ngủ mơ màng và trong giấc mơ đó, cô đã hóa thành người thiếu nữ xinh đẹp đầm mình dưới hồ sen tha hồ múa ca trong ánh trăng vằng vặc.

Lớp nghĩa thứ 2 của tác phẩm "Sự sáng tạo đẹp đẽ ẩn dưới làn nước". Khi đi xem múa rối, đa phần khán giả tận hưởng những nhân vật nhỏ sinh được tạo ra bằng gỗ và sơn mà chợt quên đi rằng, linh hồn thực sự của mỗi tác phẩm múa rối chính là những người nghệ sỹ phía sau đang ngâm mình trong làn nước, mải miết điều khiển rối và chìm đắm trong thế giới nghệ thuật của riêng mình. Theo tiến trình của bộ ảnh, ban đầu, mọi chi tiết tập trung vào con rối, bối cảnh phía sau chỉ làm nền. Khi này, người điều khiển rối đâu đó hiện lên sự "vô hồn" và hơi bình thản vì công việc này đã quen làm quá nhiều lần. Khi vở diễn bắt đầu đi vào màn chính, người điều khiển phía sau vén tấm màn che ngó xuống phía dưới và bắt đầu trở nên phấn khích hơn vì nhìn thấy sự hào hứng, thích thú của khán giả. Người điều khiển hân hoan hơn và dần tập trung trình diễn hơn. Khi vở kịch đến đoạn cao trào, dường như trong thế giới riêng của người nghệ sỹ, họ mới là nhân vật chính đang đằm mình trong ánh trăng tha hồ múa ca, con rối dần trở nên mờ nhạt hơn. Rồi khán giả, sân khấu và con rối như tan biến, chỉ thế giới nghệ thuật vô cùng đẹp đẽ trong người nghệ sỹ còn tồn tại, con rối chính là nghệ sỹ - nghệ sỹ chính là con rối, tất cả như tan cùng làn nước mát lành, thơm ngát hoa sen dưới ánh trăng bạc. Hình ảnh cuối cùng, người nghệ sỹ nâng niu con rối trong lòng bày tỏ tình yêu của mình với công việc nghệ thuật mà mình đang theo đuổi.

Toàn bộ concept được ekip của Nguyễn Thuỳ Nhung thực hiện. Background hồ sen tự vẽ tay trên nền phông key, bộ yếm tự may, phối cảnh và các effect cho concept đều tự setup.

Credit:

Creative Director: Jane Nguyễn

Art Director: Linh Bạch

Art Support: Hà Trang, Norra Hồ, Nguyễn Thùy, Phạm Hương, Kiera, Linh Thu Bùi, Tidiboo, Nguyễn Giang, Thu Hiền

Concept Set-up: Jane Nguyễn, Hà Trang, Norra Hồ, Nguyễn Thùy, Phạm Hương

Photo and Retouch: Lekky

Photo Assistant: Quang Lio

Make-up: Jane Nguyễn

Hair & Support: Hà Trang, Norra Hồ

Costume: Hằng Lê

Stylist: Jane Nguyễn

Styling Assistant: Phạm Hương

Muse: Nguyễn Hòa Tú Quyên

Hà Chần - Lăn Tăn

1 / 3

“Tôi ra đây có phải xưng danh không nhỉ”

Suốt ngàn năm qua, ‘’chú Tễu” luôn là nhân vật mở màn cho mọi sân khấu kịch rối với câu thoại quen thuộc. Bộ ảnh lấy cảm hứng theo chiều dọc lịch sử của múa rối nước - môn nghệ thuật sân khấu độc nhất ở Việt Nam, theo các giai đoạn với nhân vật chính - chú Tễu:

- Sơ khai: “Tễu” ra đời bởi bàn tay người nông dân vùng đồng bằng sông Hồng - cuộc sống gắn liền với nghề trồng lúa nước.

- Hưng thịnh: Những tháng ngày thăng hoa dưới ánh đèn sân khấu.

- Lụi tàn: Giai đoạn đình đồn khi đất nước trải qua các cuộc chiến tranh, sau cùng thể hiện niềm hi vọng không bị lãng quên trong thời hiện đại.

Trong chiều hướng đó, “Tễu” góp mặt và thể hiện tiếng nói, gửi gắm những ước mơ bình dị của người dân qua lăng kính lạc quan, đồng thời châm biếm thói hư của xã hội đương thời qua những câu thoại gây cười, đúng như tên gọi. Múa rối tồn tại qua nhiều thế kỷ, đồng nghĩa ta xem “Tễu” như chứng nhân của những biến thiên lịch sử, cùng trải qua những khổ đau, trầy xước của dân tộc; không chỉ đơn thuần là một nhân vật thuần tính giải trí.

Tên dự án- “Lăn tăn” gợi liên tưởng đến nước - họa tiết chính trên trang phục người mẫu - là thành phần cốt yếu trong kịch rối, đồng thời gửi gắm nỗi trăn trở trước sự mai một của môn nghệ thuật dân gian ra đời từ nếp sinh hoạt, sản xuất của ông cha ta. Qua đó, tác giả muốn bày tỏ sự trân trọng và thông điệp gìn giữ - lan tỏa, phê phán chiến tranh - tác nhân gây đình trệ trong hành trình vươn tầm của nghệ thuật múa rối nói riêng và các bộ môn khác nói chung, hơn nữa đề cao tính nam trong nghệ thuật qua hình tượng nhân vật chủ đạo - “Tễu”.

Credit:

Direction & Concept: Hà Chần & Nguyễn Quang Huy

Photography: Đào Thế Vũ

Model: Nguyễn Mạnh Hoàng Giang

MUA & Hair Styling: Huyền Thu

Styling: Hà Chần

Retouch & Content : Nguyễn Quang Huy

Support: Nguyễn Anh Tuấn

Clothing: Face – The Fashion Design Academy Hà Nội

*Nội dung được dựa trên tóm tắt luận án tiến sĩ văn hóa học - “Cơ sở hình thành và giá trị văn hóa của Múa rối nước Việt Nam” thuộc sở hữu của tác giả Lê Thị Thu Hiền (Hà Nội, 2014)

Vũ Tuấn Long - Nhân Sinh

1 / 3

“Mưa từ trên trời

Rơi xuống là sinh

Chạm đất là tử

Quãng đường rơi xuống là nhân sinh”

Trong suốt chiều dài lịch sử, nghệ thuật là thứ thăng hoa cảm xúc của người nghê nhân. Tuy nhiên trước khi thăng hoa – hóa thần, thì người nghệ nhân đầu tiên phải hóa phàm. Từ nhân gian đi vào, cảm ngộ để rồi từ nhân gian đi ra là những tác phẩm để đời.

Trải nghiệm, cảm ngộ những ý cảnh của nhân gian hay đôi khi là chính từ cuộc sống của mình, có thể lằn ranh mong manh giữa đời thực và thăng hoa đôi khi thật mong manh. Họ - những người nghệ nhân sống cả 1 đời vì nghệ thuật, liệu những tâm tư của họ có còn là chính họ hay hòa cùng vào nhịp thở của dân gian, của vô vàn kiếp sống nhân sinh vô thường như cơn mưa chiều.

Múa rối nước là một loại hình nghệ thuật tổng hợp vừa tinh vi, vừa là thứ bí truyền, cha truyền con nối. Những câu chuyện trong những vở múa rối là nơi chứa đựng những câu chuyện của của từng sinh mạng trên đời. Nghệ thuật này đang được bảo vệ và phát triển để xứng đáng với tầm vóc của nó trong di sản văn hóa dân tộc. Vì vậy, concept “Nhân sinh” ra đời nhằm tôn vinh nét văn hoá nghệ thuật đẹp đẽ luôn song hành cùng bể đời, cũng như những cơn mộng dài ngắn hiện hữu trong một kiếp bình phàm.

Credit:

Creative Director: Vũ Tuấn Long

Art Director: Vũ Việt Hoàng, Trần Thị Hà Thu

Producer: Phạm Duy Đức

Production Assistant: Đỗ Phan Nhật Duy, Vũ Việt Hoàng

Designer: Nguyễn Lương Bằng

Photography: Vũ Việt Hoàng

Stylist: Nguyễn Phương Anh

Styling Assistant: Trần Thị Hà Thu

Makeup Artist: Nguyễn Anh Thư, Trần Kiều Linh

Hair Stylist: Nguyễn Anh Thư, Trần Kiều Linh

Supporter: Vũ Ngọc Khánh

Starring: Mai Diệu Huyền

Đỗ Nguyễn Tự Quan - Quyến Luyến

1 / 3

Mặc dù tồn tại ở nhiều dạng khác nhau nhưng tất cả các loại hình múa rối đều có điểm chung là chuỗi hành động điều khiển các vật thể vô tri vô giác, cho chúng một sự sống dựa trên cốt truyện có sẵn. Như vậy, bộ hình “Quyến Luyến” mang tới cho người xem cái nhìn trực quan về mối liên kết giữa Người Chơi Rối - người mang lại sự sống và Con Rối - kẻ tiếp nhận sự sống.

Trong nghệ thuật biểu diễn dân gian Việt Nam, rối nước là loại hình múa rối đặc sắc nhất, gắn liền với nền văn minh lúa nước và rất gần gũi với nếp sinh hoạt của người nông dân đồng bằng Bắc Bộ. Người Chơi Rối và Con Rối đều phải ngâm mình dưới hồ nước lạnh trong một quãng thời gian dài. Sự khắc nghiệt của hoàn cảnh khiến Người Chơi Rối bắt đầu có những phương pháp giữ ấm mà một trong số đó chính là thói quen uống nước mắm. Qua đó, nhân vật nam là Người Chơi Rối, trực tiếp cảm nhận cái lạnh thấu xương. Bên cạnh đó, “Quyến Luyến” cũng mang tới nhân vật Con Rối cô Cám (“Tấm Cám” là một trong những vở rối nước phổ biến) với khuôn mặt đỏ rực vì bỏng nước sôi.

Múa rối bóng là loại hình quen thuộc nhất đối với văn hoá Trung Hoa. Người Chơi Rối điều khiển Con Rối trong không gian rạp hát tối đèn và để những chiếc bóng kể chuyện. Vở rối bóng được chọn trong bộ hình là “Bá Vương biệt Cơ”, câu chuyện rất quen thuộc với người dân Trung Quốc, đã từng xuất hiện trong bộ phim cùng tên của đạo diễn Vương Gia Vệ và được thể hiện nhiều qua Hí Kịch.

Qua tới Nhật Bản, rối Bunraku - loại hình được tầng lớp thị dân phát triển trong thời kì Edo. Sự kết nối giữa Người Chơi Rối và Con Rối khiến loại hình này trở nên đặc biệt khi cả 2 nhân vật đều xuất hiện trên sân khấu. Sự kết nối trở nên chặt chẽ khi hầu hết những chuyển động của Con Rối đều phụ thuộc vào chuyển động của Người Chơi.

Hàn Quốc là đất nước tiếp theo mang tới những vở múa rối đặc sắc. Theo đó, rối dây là môn nghệ thuật rất quen thuộc. Tại đây, Con Rối sẽ được điều khiển bằng cách buộc cao. Qua đó, những chuyển động và câu chuyện của bộ môn này nhấn mạnh vào sự trói buộc và trạng thái Con Rối luôn bị treo.

Credit:

Art Director: Edward Le

Photographer: Đỗ Nguyễn Tự Quan

Stylists: Minh Nhật, Hasley Nguyen

Lighting: Cẩm Tài

Make-Up Artists: Olesya Lun, Khánh Huyền

Nails Art: Your Beauty

Models: Bảo Trâm, Jinji #madeinvietnammodels

Assistant: Phát Nguyễn

Clothing: DADA, MT Nguyễn, Nhi Trần, Jun Nguyễn, FENG SYSTEM, Aeie Studios, Nguyễn Tùng Chinh

Aqua Nguyen - Xúy Vân

1 / 3

Chèo từ lâu đã là một loại hình nghệ thuật dân gian đại diện cho tiếng nói của những người dân bình thường trong xã hội xưa, là tấm gương phản chiếu cuộc sống con người dưới chế độ phong kiến. Trong đó, tính nữ quyền được hiện bày rõ nét qua từng vở chèo, một trong số đó có thể kể đến nhân vật “Xúy Vân” trong tích trò “Xúy Vân giả dại”.

Xúy Vân thuộc tuyến nhân vật đào pha có khi phải chịu bất công, khổ đau mà vẫn chín chắn, nhẫn nhịn và giữ gìn phẩm hạnh. Tuy nhiên, cũng có khi lại phá cách, táo bạo và mãnh liệt, phá bỏ những khuôn mẫu của xã hội hà khắc. Dựa trên nguồn cảm hứng đương thời để thể hiện những góc nhìn đương đại, trong hành trình đi tìm tình yêu - yêu mình và yêu người. Trên hành trình ấy luôn tồn tại những trở ngại, đó là mối quan hệ độc hại hay những cái “bẫy” (trap) phủ màu sắc tươi sáng. Mối quan hệ độc hại là khi ta tỉnh táo giãi bày nhưng bị ngó lơ, song lại cho là “dại”. Khi ta lại vươn lên để tìm ánh sáng cho bản thân từ bên ngoài, vô tình lại lọt vào tầm ngắm của hàng loạt cái bẫy chờ sẵn. Để rồi một lần nữa nhận ra ta cần hạnh phúc nơi nội tại. Điều này được thể hiện qua 3 giai đoạn của bộ ảnh: Khởi đầu với sự cam chịu, thủy chung chờ chồng, sau giả điên chỉ vì theo đuổi thứ mình xem là tình yêu. Chuyển biến mạnh mẽ là khi đã đánh mất tất cả, tiếc nuối về những gì mình đã có từ chốn giả điên nàng trở nên điên thật. Câu chuyện tuy cũ, nhưng hình bóng “Xúy Vân” trong thời hiện đại, chắc chắn vẫn luôn còn tồn tại.

Credit:

Photography/ Idea: Aquan.nguyen

Art Direction/ Stylist: Pieter Le

Starring: Vương Thiên An

Makeup: Trần Thái Thảo Uyên

Lighting: Ngô Việt Phúc

Retoucher: Đàm Thoại My

Fashion: Lê Minh Đức, Tài Nuu

Support: Nam Nguyễn, Chris Vu, Dabrioche, Thảo Vy, Công Tính, Gia Lạc, Lý Hán Lương.

Phạm Tuyên - Nàng Cơ

1 / 3

Nếu thơ văn đem đến sự lãng mạn và trữ tình thì kinh kịch Trung Quốc lại đưa con người ta vào vòng xoáy của thời đại. Mỗi vở kịch đều mang trong mình hơi thở của từng thời kì phát triển cùng những câu chuyện xã hội riêng. Theo thời gian, kinh kịch đã phải đối mặt với sự đổi mới của thời đại, loại hình nghệ thuật này may mắn vẫn còn được duy trì và lưu trữ như một kho tàng văn hóa vô giá. "Bá vương biệt Cơ", một trong những vở kịch kinh điển, một khúc tình trường thuần khiết nhưng cũng không kém phần bi ai giữa nàng Ngu Cơ và Bá Vương Hạng Vũ đã trở thành nguồn cảm hứng mãnh liệt cho chúng tôi thực hiện bộ ảnh này. Mượn chất liệu kinh kịch để khơi gợi hình ảnh của Ngu Cơ trong bộ phim cùng tên, đồng thời lột tả tâm lý đan xen phức tạp giữa Trình Điệp Y và vai diễn Ngu Cơ trong hồi kết của bộ phim.

Credit: 

Art Director: Phạm Hoàng Long

Photographer: Phạm Tuyên

Model: Lê Ngọc Anh Tài

Makeup Artist: Mệnh Thiên Hoa

Assistant: Tankao Hoàng

Supporter: Tiến Phan

Công Thụ - Chú Tễu Phất Cờ

1 / 3

Lấy cảm hứng từ nghệ thuật múa rối nước và hình ảnh chú Tễu, "Chú Tễu Phất Cờ" khắc họa một góc nhìn trẻ và năng động. Bên cạnh đó, "Chú Tễu Phất Cờ" mong muốn thể hiện sự tiên phong, dẫn bước của thế hệ trẻ Việt Nam - luôn tự tin, phá cách, không khuôn mẫu, mà vẫn giữ được giá trị văn hóa con người của đất nước.

Credit:

Photographer: Công Thụ

Model: Khôi Nguyên

MUA: Hồng Phúc

Phục trang: Minh Tuấn, Công Thụ

Đạo cụ và bối cảnh: Công Thụ

Phùng Hoàng Nguyễn - Legong

1 / 3

Dựa trên cảm hứng từ Legong (có nghĩa là hạnh phúc) - một điệu múa truyền thống của người dân theo đạo Hindu ở Bali. Thông qua những điệu múa uyển chuyển, họ bày tỏ niềm tin và sự tôn kính các vị thần, với mong ước vươn tới một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Bên cạnh đó, bộ ảnh được xây dựng kết hợp với hai trang phục lấy ý tưởng từ chiến tranh và người phụ nữ. Trên nền điệu múa Legong cùng hai bộ trang phục custom, thông điệp xuyên suốt những bức ảnh là khát vọng mưu cầu hạnh phúc và khẳng định vị trí của người phụ nữ phương Đông trong xã hội từ ngày xưa cho đến hiện tại.

Credit:

Creative Director: Cọ

Photographer: Phùng Hoàng Nguyễn

Fashion: Giang Điên

Starring: Linh Khiếu

Make-up: Vi Tôn

Venue & Lighting: Lynk Production

Supporter: Nguyễn Nhựt Hào - Bảo Nguyễn - Camellia - Vy Phan

Khoai Pham - Ca Vũ Kỳ

1 / 3

Qua lăng kính mới mẻ của lớp trẻ, dự án mong muốn khai thác chất liệu kịch Kabuki của Nhật Bản theo khuynh hướng mềm mại và tinh tế hơn dưới điểm nhìn trần thuật là Okuni - người phụ nữ khơi nguồn di sản văn hoá thế giới để làm sáng tỏ giá trị nhân văn và chủ nghĩa vị tha thuần tuý ẩn náu.

Từng tấm ảnh trong bộ sưu tập là từng chuyển biến trong cung bậc cảm xúc của Okuni, từ chớm nở hy vọng thuở đầu được công nhận, nhục nhã chua chát vì bị bôi bác cho đến khi cảm thấy được an ủi và chữa lành khi nhận ra mình có thể cống hiến cho lợi ích chung của đất nước. Cả Okuni, cũng như các Onnagata đã không đặt cái tôi lên trên phúc lợi của quốc gia, vun đắp lên nét độc đáo duy chỉ Kabuki của vùng đất Mặt trời mọc có được. Kabuki, cũng chính là hình ảnh phản chiếu của người sáng lập ra nó: một người làm nghệ thuật chân chính đã trải qua một quá trình hình thành không ít trở ngại với xuất phát điểm là một hình thức giải trí đường phố tầm thường, bị dị nghị và cấm diễn một cách đầy vô lý. Song, xuyên suốt quá trình Kabuki hình thành và tồn tại, những vấp ngã đó dường như là tất yếu để hình thành nên một Kabuki mạnh mẽ vững vàng của bây giờ.

Credit:

Creative: Liu Chen & Khoai Phạm

Art & Photographer: Khoai Phạm

Model: Linh Chi

Make-up: Trang Emj

Hair stylist: Vu Duong Vy Khanh

Stylist: Nị, Chiêm Trúc Anh

Costume: Huỳnh Ân

Lighting: Cuastudio, Trần Ngọc Đăng Khoa

Assistant: Trần Ngọc Đăng Khoa, Thiện Vương, Tùng Phạm

Bảo Khang - Kiêu Huyền

1 / 3

"𝘛𝘳𝘢̆𝘮 𝘯𝘢̆𝘮 𝘵𝘳𝘰𝘯𝘨 𝘤𝘰̃𝘪 𝘯𝘨𝘶̛𝘰̛̀𝘪 𝘵𝘢,

𝘊𝘩𝘶̛̃ 𝘵𝘢̀𝘪 𝘤𝘩𝘶̛̃ 𝘮𝘦̣̂𝘯𝘩 𝘬𝘩𝘦́𝘰 𝘭𝘢̀ 𝘨𝘩𝘦́𝘵 𝘯𝘩𝘢𝘶.".

Bộ hình được lấy cảm hứng từ vẻ đẹp sắc sảo của nàng Thúy Kiều trong tác phẩm “Truyền Kiều” của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du đã được xem là một tác phẩm có giá trị độc đáo, đánh dấu một bước phát triển vượt bậc về cả nội dung và nghệ thuật truyện thơ Nôm ở thế kỉ XVIII kết hợp loại hình nghệ thuật sân khấu cải lương cùng mong muốn “lương truyền tuồng tích”, cảm hứng này đã thúc đẩy cảm xúc để mang đến Ô Photography Contest với bộ hình có tên “KIÊU HUYỀN”.

Đơn giản chỉ là sự tách rời vần chữ từ “Kiều” thế nhưng lại ngẫu nhiên hợp tình hợp lí đến bất ngờ khi bộ ảnh này hướng đến hình tượng nàng Kiểu mang nét đẹp “Kiêu hãnh” với đôi mắt sáng trong và sâu thẳm như làn nước mùa thu, đôi lông mày thanh thoát như nét núi mùa xuân cho đến vẻ “Huyền bí” bởi những sắc thái người con gái này mang lại. Lúc vu vơ trầm lặng, lúc thì điểm thêm chút hồ hơi trên gương mặt, gói mình trong những suy tư của một người đang yêu, chịu hy sinh và đánh đổi tất cả để có được hạnh phúc. Bộ hình mang đến hai cung bậc cảm xúc của Kiều khi bắt đầu vở tuồng cho đến khi xuống màn nhưng đến cuối vẫn cô đơn vì tình yêu.

Credit: 

Photographer : Khang Nguyễn

Videographer: Danh Phùng

Model : Chieu Chieu

Makeup & Hair : Vân Miu

Assistant Makeup : Khương Lý

Concept : Hải Nguyễn

Producer : Hải Nguyễn, Khang Nguyễn

Lighting : Hoàng Đình Quyết

Assistant : Duyên Phạm

Studio : 298 studio

Trần Khoa - Ô Lô Tô

1 / 3

Lô Tô là một bộ môn mà gần như tất cả người Việt Nam đều biết đến, và gần đây đã được công nhận rõ ràng hơn và phổ biến rộng rãi ở nhiều nơi trên Thế Giới.

Bộ ảnh được mượn từ hình ảnh Ngọc Nữ Lộ Lộ (Trưởng Đoàn Lô Tô Sài Gòn Tân Thời), người đã đem lại những giây phút giải trí, vui vẻ cho khán giả, người chơi ở những khu sự kiện hay lễ hội, cũng như đã hồi sinh Lô Tô những năm gần đây ở Việt Nam.

Tuy nhiên, trước họ lại ít được coi là một người nghệ sỹ thực thụ dù ở Lô Tô, họ có thể biểu diễn đủ mọi loại hình nghệ thuật để tìm ra một từ đồng âm với con số được gọi. Vì thế, họ cần nhận được sự công nhận đáng ra cộng đồng nghệ sỹ Lô Tô nói chung phải được có từ lâu. Bối cảnh được lấy ở một tương lai mà công nghệ phát triển, bộ môn này còn được duy trì và đã được đầu tư hơn, nhưng vẫn còn nỗi niềm của một người nghệ sỹ...

Credit: 

Creative and Photography: Trần Khoa

Starring: Tường Danh

MUA & Hair: Ruan Dang, Kim Trang

3D Artist: Daniel Truong

Support and Handtalent: Khoai Phạm, Terry, Nhật Nam, Daniel Truong

Tư Liệu: Nguyễn T. Nhân và các cộng sự. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành Phố Hồ Chí Minh.

Vũ Hồng Hà - Tứ Phủ

1 / 3

Mình là một người con Nam Định - cái nôi của văn hoá thờ mẫu tam phủ/ tứ phủ đã vinh dự đc UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể, qua hàng thế kỉ hình thành và phát triển, văn hoá thờ mẫu đã trở thành nét đẹp văn hoá đặc sắc của người Việt. Dựa theo đề bài của Ô photography về nghệ thuật sân khấu dân gian, mình đã lồng ghép những nét đặc trưng của văn hoá thờ mẫu( phục trang, phụ kiện, nghi lễ...) đan xen cùng yếu tố thời trang và nhiếp ảnh hiện đại để thể hiện chút góc nhìn bản thân về thế giới tâm linh đầy kì ảo này thông qua đó muốn mang những nét đẹp văn hoá truyền thống tới gần hơn với khán giả đại chúng nói chung đặc biết các bạn trẻ nói riêng.

Credit:

Creative & photographer: Vũ Hồng Hà ( Haguz )

Stylist: Chin Nguyễn

Model: Nhung Nguyễn

M.U.A: Phan Khánh Linh

Hair stylist: Thái Thuỳ Trang

Nail Artist: Linh Phạm

Assistant: Miah Bui, Hoàng Nguyễn

Costume: Trinh Fashion

Accessories: Trang sức Hi' De Maison

Diệu Linh - Phái Sinh

1 / 3

Phái Sinh tái hiện lại hình ảnh nghệ thuật sân khấu dân gian Múa rối nước tại Việt Nam một cách dung dị dưới góc độ giữ gìn và phát triển những nét văn hoá nguyên bản của đất nước. Trong đó, nhân vật chính là 2 người rối bằng gốm được nhân hoá và thổi hồn để trở nên có cảm cảm xúc, truyền đạt được những suy nghĩ, câu chuyện đến với khán giả.

Credit: 

Producer: Diệu Linh

Art Director: Phôn Nguyễn

Creative Director: Collen Đoàn

Editor & Lighting: Thịnh Cao

Photographer: Diệu Linh

Photographer’s Assistants: Thịnh Cao

Manipulation: Nguyễn Hùng Thi

Hair & Make-Up Artist: Thuỳ Kim

Starring: Red Hà Phương, Thảo Trang

Costume: Anh Huy

Supporters: Simona Nguyễn, Joseph Le, Nguyễn Võ, Phương Khanh, Nina Studio

Kent Trần - Hoài

1 / 3

Vẫn vang vọng đâu đó những cung bậc âm vang của nghệ thuật Đờn ca Tài tử vọng về từ phương Nam, gieo vào lòng người con xa xứ nỗi buồn miên man chẳng dứt. Tiếng tơ đàn vang lên có lúc như lời du dương hoan hỷ, có lúc như lời ai oán mà vò xé tâm can, đôi khi lại làm cho người ta nghĩ đến chuyện tình của một cặp đôi không hoài vọng, tựa như một giấc mộng xuân của người con gái, chớp nhoáng lại biến thành bọt nước mây bay.

Cứ thế, ngày ngày bao người quả phụ vẫn nương theo từng dấu sắc, dấu huyền, và cả cái không dấu tuyệt trần trong từng câu của bài ca dạ cổ. Nó trải rộng miên man, nó dư ba trong suốt, như sợi tơ vàng se kết từ tâm hồn của người quả phụ gửi đến đức lang quân. Thật tự tình khoáng đạt, thật bao dung thanh thoát, tựa như tâm hồn của người phụ nữ miền Tây Nam Bộ bao đời nay. Đôi khi không rào rạt tuôn trào mạnh mẽ như đại khê thủy mà nhẹ bâng, dung dị, sáng trong như dòng suối nhỏ. Đôi khi lại mực thước, dịu dàng mà cũng thật bản lĩnh từ tận sâu trong cốt tủy.

Sau cùng, những người phụ nữ rồi cũng sẽ trở về với người mình yêu, trong tiếng đàn kìm vẫn bao đêm vang vọng, như khép lại giai điệu trần ai bao đêm trường mong ngóng. Thiếp sẽ về với chàng, như đoạn kết của bản “Dạ cổ hoài lang”, cho én nhạn hiệp đôi muôn đời, miên viễn. 

Credit:

Art Direction: Kent

Photography: Minh Ngân

Model: Huỳnh Tiên, Vance Tường

Stylist: Simba

Culture advisor: Phi Nông

Makeup & hair: An Hoàng

Assistance: Đăng Quang, Bủ Lôi, Nguyễn Đỗ Khải

5017 team - Súy Vân

1 / 3

“Bởi em như hưu đã mắc chà,

Vào thì dễ ra thời thậm khó”

“Chẳng giấu gì Suý Vân dại là tôi”

“Em về giả dại làm ngây thì mới thoát được buộc dây tơ nhện”

“Trời xanh hỡi, ta là con chim lạc lối biết đi đâu biết đi đâu mà tôi biết hỏi ai…”

“Ta đành lỡ một lầm hai, tiếc chi nữa cuộc đời…”

Bộ hình được lấy ý tưởng từ nhân vật Súy Vân trong vở chèo cổ kinh điển “Kim Nham” của nghệ thuật sân khấu chèo Việt Nam. Hóa thân nhân vật Súy Vân với thân phận đàn bà phu xướng phụ tùy nhưng rồi lại chăn đơn gối chiếc lạnh lùng một thân, tự đưa ra những quyết định sai lầm trong cuộc đời và khiến mình trở nên điên dại. Cuối cùng nàng ai oán phận mình đàn bà cô độc, dằn xé, tủi nhục, xấu hổ dẫn đến kết cục lỡ một lầm hai, gieo mình tự vẫn.

Credit: 

Photographer : Vĩ Khang

Art Department: Vĩ Khang, TiO , KIA Kỹ Xảo

Fashion Director : Kitty Mymy

Graphic Designer : KIA Kỹ Xảo

Model: Linh Chi

Producer : Trang Võ

Content Copywriter: Trang Võ, Vân Anh

Set Design: Vũ Hoàng Lam Khang

Assistant: Xuân Nguyên, Hoàng Ngọc Như Quỳnh

Costumes: Duc Studio, QEM by QUI TRAN, LUU VIETANH, Ana Lu, Nguyễn Hưng, Duy Nguyen, Nguyễn Nhật Hy

Assessories: Nguyễn Tấn Thành, Thành Phan, Nguyễn Hồng Thanh, Pu90s

Make-Up Artist: Trang Emj

Hair Stylist: Vu Duong Vy Khanh

Nail Art: thebeauty.madela

Music: ANNAM

Hải Yến - Rối

1 / 3

Lấy cảm hứng từ nghệ thuật múa rối nước dân gian Việt Nam, nhóm đã thực hiện bộ ảnh thể hiện hai trạng thái đối lập của bộ môn này tại lúc còn hưng thịnh giữa đời sống thôn quê, cho đến lúc suy tàn ở thời hiện đại hào nhoáng. Rối nước vốn được sinh ra từ nền văn minh lúa nước Bắc bộ với các yếu tố gợi nhắc đến đời sống nhà nông Việt Nam. Mang tinh thần của nền văn hóa này, nghệ thuật rối nước, thông qua các vở kịch tái hiện lại những câu chuyện lịch sử và khung cảnh thôn quê thường nhật, đã chắt đọng và thể hiện được những gì tinh túy nhất của đời sống dân gian bình dị, đồng thời lưu giữ lại những nét đẹp văn hóa không thể viết thành lời. Với khởi nguyên là thế, những tưởng bộ môn rối nước sẽ mãi có một chỗ đứng trong lòng khán giả, tiếp tục gìn giữ tinh thần đời sống nhân dân cho muôn đời. Nhưng ở bối cảnh hiện đại, với sự phát triển bậc nhất của xã hội đi kèm biết bao sự hào nhoáng, xa hoa, nghệ thuật rối nước đang dần bị thay thế và lãng quên trong lòng công chúng, cái hồn rối nước đang dần bị mai một dưới sức tàn phá của thời gian. Liệu tương lai của những con rối sẽ đi về đâu, khi mà những thế hệ mới lớn lên càng ngày càng xa cách thôn quê. Liệu linh hồn của làng quê Việt Nam sẽ biến mất dần theo sự phát triển của xã hội, hay chính nó sẽ chuyển mình để thích hợp với thời đại mới?

Credit: 

Photography: Hải Yến

Creative Director, Set design & Stylist: Phụng Như

Model: Vũ Ban Mai

Costume: Hoàng Thảo Phương

Hair & Makeup: Vũ Nhiễu

Assistant: Quốc Anh, Minh Hiền

Special thanks to NSUT Chu Lượng for the great support

Nguyễn Thanh Vy - Tống Biệt

1 / 3

Nói đến bộ môn Chầu Văn, đây là giai điệu tín ngưỡng của người Việt được tích hợp các hình thức văn hoá dân gian như: âm nhạc, ngôn ngữ, tri thức dân gian, nhảy múa, trang phục,... thành một thể hoàn chỉnh. Trong đó yếu tố “sân khấu” được kết hợp chặt chẽ với yếu tố tâm linh đã đem một nét hấp dẫn lôi cuốn cho bộ môn nghệ thuật dân gian này, một tinh hoa không thể không nhắc đến của nền văn hoá Việt Nam.

Lấy ý tưởng từ bài thơ Tống Biệt của Tản Đà dưới sự tái hiện lại phân cảnh trình diễn bài Chầu Văn cùng tên trong bộ phim “Mê thảo, thời vang bóng”, bộ ảnh nói về cảnh ngộ chia ly một đi không thể trở lại của đôi tiên nữ-hạ phàm trên chốn Thiên Thai. Kết hợp với hình ảnh ngón tay nhỏ máu trên từng phím tơ như thể nói lên rằng: khi màn chầu văn này kết thúc, đó cũng là dấu chấm hết cho cuộc tình này. Câu chuyện trên được kể bằng tiếng ca nức nở cùng tiếng đàn nguyệt dồn dập đã làm biết bao con tim khán giả Việt thổn thức.

"Lá đào rơi rắc lối Thiên Thai,

Suối tiễn, oanh đưa, những ngậm ngùi."

Credit: 

Photography: Nguyen Thanh Vy

Models: Nolan, Quyen Hai

Art Director: Bùi Phạm Nhật Duy

3D Designer: Kaizzoe

Makeu & Hair: May Lys

Support: Mai Xuân Mai, Đàm Thùy Chi, Cindy Lu, Quân Đỗ

Lương Thu Lan - Thị Màu và Súy Vân

1 / 3

Bộ ảnh được lấy cảm hứng từ nghệ thuật văn hoá dân gian Việt Nam: Chèo. Chèo là loại hình nghệ thuật sân khấu cổ truyền Việt Nam phát triển mạnh ở phía Bắc. Loại hình sân khấu này phát triển cao, giàu tính dân tộc. Chèo mang tính quần chúng và được coi là loại hình sân khấu của hội hè với đặc điểm sử dụng ngôn ngữ đa thanh, đa nghĩa kết hợp với cách nói ví von giàu tính tự sự, trữ tình. Bộ ảnh tái hiện hai nhân vật có điểm nổi bật trong hai vở chèo nổi tiếng: Thị Mầu trong vở Quan Âm Thị Kính và Suý vân trong vở Suý Vân Giả Dại.

Thị Mầu: nhân vật là con phú ông sẵn tính lẳng lơ, dễ dàng yêu say đắm, quyến rũ, ham mê cả nhà sư trong chùa.

Suý Vân: là nhân vật phụ nữ giả dại để theo đuổi nhiều người tình, khiến bản thân điên dại để chạy theo đàn ông, cuối cùng phải kết thúc đời mình trong đau khổ. Hình tượng các nhân vật được làm mới theo 2 tông màu chủ đạo là Đen và Trắng với nét phá cách trong styling khi không sử dụng các màu nổi bật mà văn hoá Chèo hay dùng.

Credit: 

Art Director & Stylist: Lương Thu Lan

Photographer: Hà Vy Vũ

Model: Thanh Bình

Lighting: Hoàng Anh, Hồ Thái

MUA & Hair: Chi Hoàng

Nail Artist: Nguyễn Thu Nhàn

Fashion Designer: Chi Đặng, Nguyễn Nhật Nghi, Đức On

Support: Mạnh Đức, Lapy

3D Artist: Matei

Lê Nguyễn Tuấn Minh - Truyện Nô Tích

1 / 3

Kịch Noh là một trong những loại hình nghệ thuật tiêu biểu, lâu đời và đặc sắc nhất của văn hoá Nhật Bản. Ngoài những yếu tố truyền tải thông điệp qua trình diễn và âm nhạc, kịch Noh còn mang nhiều giá trị về lịch sử và thẩm mỹ. Các trích đoạn luôn gắn liền với những hình ảnh trang phục lộng lẫy và phụ kiện bắt mắt. Trái lại với màu sắc nổi bật và sân khấu hoành tráng, các vở kịch Noh lại luôn kể về một câu truyện dân gian, mộc mạc, gần gũi với đời sống con người. Tuy vậy, chúng luôn mang theo những yếu tố thần thoại, diễn giải qua một nhân vật thánh linh, đưa người xem tới những giây phút thăng hoa. Những bối cảnh này khiến chúng tôi nhớ tới những câu truyện cổ tích của Việt Nam, được kể nhuần nhuyễn qua từng thế hệ, thân thương chẳng kém gì những lời ru của bà, của mẹ. Qua dự án lần này, chúng tôi muốn mượn văn hoá kịch Noh để kể về một câu truyện cổ tích của Việt Nam, tuy rất quen thuộc, nhưng phần nào cũng đang dần bị lãng quên trong giới trẻ ngày nay - Sự Tích Táo Quân.

Đất nước Nhật bản vô cùng bay bổng và sáng tạo nhưng mặt khác, cũng có những yếu tố rất thủ cựu và kịch Noh là một trong những minh chứng điển hình. Đa số các tác phẩm đều được giữ nguyên trong phong cách cổ điển. Tuy vậy trong chiều dài lịch sử vẫn có những vở kịch nổi tiếng được tái hiện trong phong thái hoàn toàn hiện đại, như tuyển tập 5 tác phẩm của nhà soạn kịch Yukio Mishima vào thập niên 1950. Là những người thuộc thế hệ trẻ trong ngành sáng tạo, chúng tôi bị cuốn hút với lối suy nghĩ phóng khoáng và thẩm mỹ tân thời trong những vở kịch của ông. “Truyện Nō Tích” được hình thành với mong muốn kết nối văn hoá và lịch sử, là cầu nối giữa câu truyện cũ và xã hội mới. Mời quý vị thưởng kịch qua ý tưởng sáng tạo của Nicky Vũ, lăng kính của Minh Nhon và styling của Dương Vy.

Credit: 

Creative Director: Nicky Vũ

Photographer: Minh Nhon

Stylist: Dương Vy

Fashion: Nicky Vũ

Talens: Điền Đức Nam, Hà Phương, Cáp Văn Nam, Dylan Nguyễn

Make-up Artist: My Nguyễn

Hair Stylist: Milo Mai Loan

Huỳnh Duy Khang - Nạ Rối

1 / 3

Nạ Rối là sản phẩm dựa trên truyền thuyết Trọng Thủy Mỵ Châu, là sự kết hợp giữa nghệ thuật sân khấu kịch và múa rối nước Việt Nam, là loại hình nghệ thuật dân gian đặc sắc của vùng đồng bằng sông Hồng Việt Nam gắn với nền văn minh lúa nước. Người xem sẽ cảm nhận được sắc thái, gửi gắm vào đó những mơ ước bình dị cho cuộc sống.

"Trái tim lầm chỗ để trên đầu". Năm An Dương Vương chiến tranh luân lạc. Mị Châu hết mình tin tưởng vào người yêu, làm sụp đổ cả một vương triều. Mỗi lần nhắc, người đời trặc lưỡi trách cứ Mị Châu khờ dại, nhưng chưa một ai trách sao Trọng Thủy mưu đồ phản bội. Một thân ôm hết mắng nhiếc suốt mấy trăm năm cho phu quân.

Người có thật sự yêu nàng, hay từ đầu đến cuối nàng chỉ là con rối của người. Nạ Rối không chỉ xoay quanh về câu chuyện tình yêu cố chấp, mà là có sự lòng ghép tính văn hóa nghệ thuật sân khấu Phương Đông, để truyền tải hết ý nghĩa của nhân vật và tác phẩm muốn nói lên về thời đại bây giời đã khác, ủng hộ chính bản thân người phụ nữ, tự do, bình đẳng, và quyền phụ nữ. Cho dù bạn bạn là ai, bạn ở bất kì đâu, dù có lỗi lầm, thì bạn vẫn được yêu thương, và có một tình yêu đúng nghĩa. Hãy yêu thương tất cả theo cách riêng của bạn.

Credit: 

Creative Director: Huỳnh Duy Khang

Art Director: Huỳnh Hải Đăng, Phuong B. Bui

Photographer: Phuong B. Bui

Digital Image: Khang Ghẻ

Stylist: Akiyama Yeiko, Oanheart

Make-Up Artist: Huỳnh Khang, Lưu Yến Nhi

Starring: Ruyi Huỳnh, Nguyễn Minh Đăng

Costume: Das La Vie, Anh Huy, Hải Vân

Accessories: Anh Huy, Minh Phạm

Nail Art: Nguyễn Hữu Phước, Nguyễn Thiên

Assistant: Nguyễn Tấn Phát

Klee - Ôn Đình chém Tá

1 / 3

Bộ ảnh dựa theo trính đoạn tuồng cổ nhân vật Khương Linh Tá.

Khương Linh Tá là tướng phe phục Tề. Vì cản đường Tạ Ôn Đình không cho truy nã Thứ phi Phượng Cơ và Hoàng tử, Khương Linh Tá bị chém chết. Hồn của Linh Tá biến thành ngọn đuốc soi đường cho Kim Lân vượt đèo về Sơn Hậu thành mưu việc phục quốc.

Credit: 

LUA

Trần Thánh Mỹ - Cải Lương

1 / 3

Là một người con của Trà Vinh miền tây Nam bộ, mình yêu Cải Lương và chọn đây là đề tài để chụp lần này.

Mỗi tấm hình được lấy ý tưởng từ nội dung của những vỡ cải lương kinh điển. Ý tưởng của bộ ảnh còn là cách xây dựng đa dạng hình thể về nhân vật. Người mẫu trong ảnh là những người có ngoại hình đặc biệt, trong đó có mình (Mỹ Điên)... Đây là đề tài khá khó nhằn nhưng đây là toàn bộ thành quả của team Mỹ Điên.

Credit: 

Photographer: Mỹ Điên

MUA: Nguyễn Tuấn Anh

Model: Phát Paris, Mỹ Duyên, Như Dũ, Mỹ Điên

Fashion: Nguyễn Nhật Hy, Lý Liên Kiệt, Lê Thị Thu Phương, Nhật Quang

Stylist: Trang Phạm

Lighting: Đặng Hải Phương, Cẩm Tài

Nail: Trương Ngọc Trinh

Support: Kim Cương Trần, Trang Dương

Nguyễn Đăng Quang - Giăng Gió

1 / 3

“Đau thiết thiệt oan

Than cùng bà Nguyệt

Đánh cho lê lết

Chết mệt con đồng”

Có những nỗi đau khóc không thành tiếng, có những giằng xé đau thấu ruột gan. Bi ai làm sao khi tất cả những gì ta nghe được chỉ là tiếng khóc than oán hận lẻ bóng chỉ vì mưu cầu nhân bản về hạnh phúc nhưng chỉ có hồi âm đến từ sự vô vọng dần lớn hơn khi thời gian mải thấm thoát trôi. Người đời họ nhìn vào cười chê, gọi là ma là quỷ cho cái cô phúc hậu, chung thuỷ kia ngay khi một bước chân ngang ra cửa sân nhà. Lại trao trái tim mỏng manh đang giăng đầy tơ nhện cho một kẻ gian manh dạ sói. Để rồi cuối cùng, một phút điên tình, trả giá bằng cả đời điên dại.

“Gió giăng chi chít trên trời

Lòng tôi không giăng gió, là lòng người gió giăng”

“Giăng gió” lấy cảm hứng từ nội dung khái quát của vở chèo “Suý Vân giả dại” nhưng hình tượng Suý Vân được chuyển hoá theo hướng unisex. Bộ ảnh chia ra làm 5 lớp trò đại diện cho 5 chuyển biến chính trong vở chèo. Từ cảm xúc hỷ nộ ái ố của Suý Vân khi Kim Nham rời bỏ cô để theo học quan cho đến khi cô thật sự méo mó, hoá điên và kết màn tự vẫn.

Credit: 

Director: Nguyễn Đăng Quang

Feature: Bủ Lôi

Stylist: Nguyễn Đăng Quang

Photographer: Tô Mì, Ngân

Editor: Ngân, Nguyễn Đăng Quang

Writer: Nguyễn Đăng Quang

Lê Cao Tiến - Ả Đào

1 / 3

"Ả Đào" người nắm giữ hồn cốt của bộ môn nghệ thuật tưởng như đã mang nặng tiếng oan.

Nhắc đến Ca trù người ta sẽ nhớ ngay Ả Đào, bởi nếu Ả Đào không hát, tay không gõ phách, đàn đáy không vang, người ta sẽ chẳng bao giờ nghe ra được cái hồn thơ của một nền văn hoá lâu đời. Ả Đào và Ca trù, hai khái niệm nhưng cùng chung một giá trị cốt lõi, nắm giữ linh hồn lẫn nhau. Tuy nhiên, phận xướng ca của những ả Đào Nương tuy công - dung - ngôn - hạnh, tài đức hơn người vẫn không tránh khỏi những điều tiếng về đạo đức. Sau năm 1945, vốn dĩ là loại hình nghệ thuật để thưởng thức nay bị đánh đồng với các sinh hoạt không lành mạnh, Ca trù và những Ả Đào bị loại trừ khỏi đời sống văn hoá. Từ đó, hình ảnh những Cô Đầu Rượu lên ngôi. Không còn mang nét đẹp thuần tuý, chính xã hội lúc bấy giờ và những Cô Đầu Rượu đã biến hình ảnh Ả Đào trở nên xấu xí bằng những ham mê trần tục, Cô Đầu Rượu thậm chí không cần biết hát, chỉ cần biết rót rượu, chiều đàn ông để đổi lấy túi tiền và cả một nền văn hoá phải chịu cảnh mai một. Thương xót thay thân phận của những Ả Đào liêm khiết, Ca trù bị biến tướng thì Ả Đào khác gì chỉ còn là một khái niệm vô nghĩa mà thôi?

Trải qua bao thăng trầm, ngày nay, Ca trù như câu tục ngũ “Vàng thật không sợ lửa” mạnh mẽ trở mình xoá bỏ tiếng oan, trở thành di sản văn hoá phi vật thể được UNESCO công nhận và bảo vệ khẩn cấp, đánh dấu sự trở lại của loại hình nghệ thuật truyền thống. Nhưng hành trình trở lại với công chúng của Ca trù vẫn không phải là một con đường bằng phẳng. Trong thời đại công nghệ phát triển, Ca trù vẫn còn là một loại hình nghệ thuật “kén” người nghe đặc biệt là giới trẻ. Chính vì thế, như một cách gián tiếp, bộ ảnh "Ả Đào" ra đời và sẽ thật tự hào nếu có thể góp phần rút ngắn khoảng cách giữa Ca trù và giới trẻ Việt ngày nay.

Credit: 

Creative Director: Billx

Art Director: Billx

Lighting: Đặng Duy

Editor: Nguyễn Võ Anh Thy, Billx

Graphic: Trần Lê Minh Đăng

Photographer: Billx

Model: Muun #madeinvietnammodels

Stylist: Tida Trần

Styling Assistant: Nguyễn Phan Hồng Thi

Costume: Trần Lê Tiến Đạt, Jinji, Hồng Thi

Fashion: Tien Cong Luong, Minh Mì, Gia Hân, Trần Lê Tiến Đạt, Tuấn Khang, Đại

Nails Art: Winky Phương Trần, Nguyễn Hùng Bảo, Minh Mì

Accessories: Trần Xía, Nguyễn Hùng Bảo, Phạm Thanh Tâm

Make-Up: Huỳnh Phi

Hair Stylist: Vân Nguyễn, Kính Vũ

Supporter: Trần Lê Tiến Đạt, Đinh Khánh Duy, Hồng Thi, Nguyễn Võ Anh Thy, Khoa Nguyễn, Trúc Linh, Phạm Thị Trang, Minh Nghĩa, Thánh Tường

Trần Thanh Nguyên - Lakhôn Bassắc

1 / 3

Với chủ đề: “NGHÊ THUẬT SÂN KHẤU DÂN GIAN ĐẾN TỪ CÁC NƯỚC PHƯƠNG ĐÔNG” Bộ hình được thực hiện dựa trên những tham khảo nghệ thuật sân khấu ca kịch Dù Kê (còn có tên khác gọi là “Lakhôn Bassắc”), là một sản phẩm được sáng tạo ra từ những năm 1920 và cũng là món ăn tinh thần của người Khmer Nam Bộ trong suốt mấy chục năm qua.

Cốt truyện của các vở diễn thường được rút ra từ thần thoại, cổ tích, mang tinh thần hướng thiện và lên án cái ác. Chọn câu chuyện ca kịch về thần 4 mặt. Lấy hình ảnh hình ảnh 7 người con gái trong phân đoạn Thần Maha Brum thua cuộc và dặn dò 7 cô con gái, sau thần tự cầm gươm cắt phăng đầu của mình và giao ngay cho người con gái cả là Tung sắc Tê-vi. Theo lời thần Maha Brum dặn nên hàng năm vào cái ngày đó, bảy cô gái đến núi Preah Sôme, luân phiên nhau làm lễ rước đầu Maha Brum đi quanh núi theo hướng mặt trời ba vòng.

Trong vở kịch, những cô gái uyển chuyển trong các tư thế múa rô băm và thờ khấn truyền thống. Đôi tay thiếu nữ cong vuốt như chồi non mọc lên, khi tay vuốt xuống thì như chiếc lá rụng, phải kết hợp giữ tay và chân, nhịp nhàng và uyển chuyển. Song đó, để hữu hình hóa những hình ảnh ấy là phong cách chụp có phần ảo diệu, phi hiện thực giúp truyền tải tính thần thoại của các câu chuyện ca kịch của người Khmer nói chung và hình ảnh người con gái Khmer trong phân đoạn nhận đầu thần 4 mặt và làm nghi lễ nói riêng.

Concept 1: lấy cảm hứng từ hình ảnh người con gái cả Tung sắc Tê-vi giữ đầu thần 4 mặt (tượng đầu gỗ chỉ mang tính chất minh họa).

Concept 2: hình ảnh người con gái Khmer múa Rô băm trong các vở ca kịch của người Khmer.

Concept 3: hình ảnh 7 người con gái của thần Maha Brum múa Rô băm trong nghi lễ rước đầu thần 4 mặt.

Credit: 

Creative/stylist: Trần Thanh Nguyên

Photo: Quân Nguyên

Model: Ngọc Giao

Makeup: Nguyệt Minh

Hair: Sơn Trương

Mai Linh - A folk harmony

1 / 3

Làm thế nào để kết hợp những loại hình nghệ thuật sân khấu phương Đông khác nhau? Mặc dù vô cùng khác biệt về chất liệu, về văn hoá và hình thức, nhưng vẫn mang những nét tương đồng đặc sắc và truyền thống?

Bộ ảnh "A FOLK HARMONY" là một sự giao thoa giữa các loại hình nghệ thuật sân khấu, và cũng đồng thời thể hiện một tiếng nói chung của hình ảnh những người phụ nữ phương Đông e ấp, kín đáo, lặng lẽ, vẫn luôn tìm kiếm cơ hội để bày tỏ bản thân mà không cần dùng lời nói nào, qua những chuyển động trong điệu múa, âm nhạc và những chiếc mặt nạ dân gian.

Credit: 

Art Direction: Mai Linh, Jinjiibadam

Photo: Mai Linh, Công Nguyễn

Model: Tergel G.

Stylist: Jinjiibadam, Gerelt-Od

Retouchẻr: Công Nguyễn

Nguyễn Hưng - Biến

1 / 3

CẢI LƯƠNG (改良)

“Cải cách hát ca theo tiến bộ

Lương truyền tuồng tích sánh văn minh”

Trải qua hơn 100 năm cồn dâu hóa bể, cải lương đã vượt lên định nghĩa đơn thuần của một lối kịch bình dân. Cải lương cùng chất trữ tình đặc trưng của mình mang theo hơi thở thời đại mà gom góp hỉ nộ ái ố của cuộc đời, hòa quyện mà dàn trải qua từng vở diễn dù cho bi kịch, khôi hài hay hùng ca bi tráng, phản ánh đời sống xã hội bằng lăng kính ước lệ đầy màu sắc và độc đáo của riêng mình. Khi là thời chiến, cải lương ướm lên mình hào khí dưới dáng dấp của một thiên trường hùng ca khí phách, vào thời bình cải lương nép mình vào những lời ru, câu hò đúc kết tinh hoa ngàn đời hướng con người đến chân-thiện-mỹ.

Cải lương như một tấm gương phản chiếu tinh thần phóng khoáng và ham học hỏi của con người Việt Nam, luôn có cái nhìn rộng mở và thiện chí với những cái mới, cái hay và cái thiện. Với hàng loạt thách thức và cơ hội được đặt ra trong thời hiện đại, tinh thần “cải biên để tốt hơn” của cải lương được phát huy mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Dưới mặt sông Cửu Long lặng lẽ là cuộn sóng trường giang chuyển mình biến cải để vươn xa sống mãi của cải lương.

Credit: 

Creative Director: Nguyễn Hưng

Photographer: Hồ Kim

Lighting: Nhân Trương & Quang Biết Bay

Retoucher: Huỳnh Quang Thái

Makeup: Quỳnh Đặng & Anh Nguyen

Hair: Yukie Nhy

Models: Nguyễn Nhật Hy & Hoàng Xuân Diễm

Stylist: Nguyễn Hưng

Assistants: Hữu Huy, Thành Công & Huỳnh Quang Thái

Fashion: Trần Xía, Đông Nghi & PDMH Official

Tags

Recommended posts for you