[Ô Photography Contest] Những bài dự thi lọt vào vòng bình chọn (P2)
Cuộc thi Ô Photography Contest đã ngưng nhận bài thi và chính thức bước qua giai đoạn tiếp theo - mở cổng bình chọn, và sau đây là những bộ ảnh đẹp, bám sát chủ đề nhất để bước vào vòng bình chọn.
Là sân chơi nổi bật nằm trong một phần của triễn lãm "Ô" sắp tới, Ô Photography Contest với chủ đề "Nghệ thuật biểu diễn dân gian đến từ các quốc gia phương Đông" lần này hy vọng sẽ được tiếp tục đồng hành cùng độc giả, thế hệ người trẻ làm thời trang tìm hiểu về những loại hình biểu diễn dân gian gần gũi nhất, đến từ bất kì quốc gia Phương Đông nào.
Sau hơn 1 tuần mở cổng nhận bài thi, BTC đã nhận được nhiều bài thi vô cùng ấn tượng từ các thí sinh trên khắp cả nước. Bao gồm 51 bài thi đúng chủ đề và tinh thần mà L'Officiel muốn hướng đến, các thí sinh đã thể hiện niềm đam mê cũng như tư duy cùng khả năng khai thác đa chiều đối với thời trang và nghệ thuật.
Duynk - Múa rối nước
Múa rối nước ra đời từ nền văn hoá lúa nước hơn 10 thế kỉ trước diễn tả lại những hoạt động thường ngày của người dân thời kỳ bấy giờ. Bộ ảnh được lấy cảm hứng từ những nhân vật tiêu biều trong múa rối nước là Chú Tễu, Long, Chăn Trâu, Cô Tiên.
Chú Tễu, thanh niên khoẻ mạnh, hiền lành, chất phát luôn là người khai mạc lễ hội. Chú Tễu như một nhân vật trung gian giữa vở diễn và khán giả vì vậy chú ta có thể khen cũng như nói kháy tất các các sự việc cũng như hiện tượng ở trong làng. Long (thuộc 1 trong 4 loài linh thú lớn trong thần thoại Long Lân Quy Phượng) đứng đầu Tứ Linh, tượng trưng cho quyền uy tuyệt đối của các đấng Thiên Tử, là hình tượng nghệ thuật thêu dệt từ trí tưởng tượng của người xưa nhưng đồng thời ẩn chứa một sức mạnh tâm linh to lớn. Cũng là biểu tượng gắn liền với mây, mưa trong công việc trồng lúa nước. Hình ảnh con trâu cũng là một biểu tượng không thể thiếu trong rối nước. Hình ảnh cậu bé rất đỗi thanh bình thổi sáo trúc trên lưng con trâu như là một biểu tượng của nền văn hoá lúa nước. Cô Tiên trong rối nước được tái hiện qua vở Múa Tiên (Một trong những vở diễn nổi bật của sân khấu Múa rối nước). Những cô tiên yêu kiều với điệu múa uyển chuyển đưa người xem đắm chìm vào không gian lung linh huyền ảo. Dưới mái thuỷ đình những nghệ nhân đã thể hiện sinh động nền văn minh nông nghiệp lúa nước. Thời gian luôn trôi nhưng văn hoá người Việt vẫn luôn ở đó. Tác giả đã mượn lăng kính của rối nước để tham chiếu vào xã hội đương đại, một xã hội Việt Nam rất mới.
Credit
Art/Photo: Duynk
Stylist: Diệp Ngọc
Make up: Giang Thu
Model: Thiên Phong, Quỳnh Ngô, Dũng Hạ
Producer: Trần Bảo Ngọc
Set Design: Đình Đình
Hair: Ngọc Bé
Lighting: Việt Anh
Make-up assistant: Duyn Phạm
Stylist assistant: Phuong Anh, Dean vs Hongyen
Location: 281 Studio
Guest: Hảo Thỏ, Eck, Lina, Thu Hương, Tuấn Thành, Khánh Linh
Phạm Anh Tú – Nương Tựa
Bộ hình được lấy ý tưởng từ vở kịch “Trường Sinh Điện”
Khi gặp khó khăn trong cuộc sống, dù có nổi giận, đau khổ hay tổn thương, thay vì đi tìm và xoa dịu bằng “sự dựa dẫm” hay đổ thừa cho yếu tố bên ngoài thì hãy tìm về chính mình và tự xoa dịu để lắng nghe bản thân mình đang cần gì, muốn gì và đang vấp ngã ở chỗ nào để đứng lên. Không có khổ đau nào là mãi mãi, khổ đau không tìm đến ta, mà chính chúng ta đang tự ôm giữ lấy khổ đau. Nỗi đau của quá khứ, về tương lai mà quên đi hiện tại đang có nắm giữ những hạnh phúc.
Với chủ đề về cuộc thi “Nét Đẹp Phương Đông”, bộ ảnh khai thác một tác phẩm của Hí Kịch - một trong những biểu tượng văn hóa Phương Đông, cùng với giáo lý Phật Pháp. Qua đó, mang đến thông điệp rằng các bạn sẽ tìm được “Hạnh Phúc” của chính mình.
Credit:
Photo: PhamTu
Makeup: Duong Phuong Thuy
Model: Kim Nhung
Hairstylist: Ruby Nguyen
Chris Vu - Lan và Điệp
“Tôi kể người nghe, đời Lan và Điệp, một chuyện tình cay đắng.
Lúc tuổi còn thơ tôi vẫn thường mộng mơ đem viết thành bài ca…”.
Đó là câu hát mà khi còn bé tôi được nghe và hay ngân nga, kể cả khi không thật sự hiểu và biết về câu chuyện đằng sau nó. Cho tới khi lớn lên, tiếp xúc nhiều hơn với nghệ thuật cải lương nói chung và trích đoạn Lan và Điệp nói riêng, tôi dần hiểu ra ý nghĩa đằng sau câu hát, làm tôi muốn kể lại câu chuyện tình buồn bằng những bức ảnh thời trang. Nhiếp ảnh quả thực là một phương thức thú vị để kể chuyện, thậm chí truyền tải những giá trị đẹp trong văn hoá nghệ thuật. Với “Lan và Điệp”, tôi muốn lan toả một phần nào đó nét đẹp trong cải lương, hay rộng hơn là nghệ thuật sân khấu Việt Nam tới những người trẻ yêu thích và đam mê tìm tòi về những di sản văn hoá mà nhiều thế hệ trước để lại. Chúng ta đã từng được thưởng thức “Lan và Điệp” qua nhiều hình thức khác nhau: Cải lương, kịch nói, ca nhạc. Với dự án này, tôi muốn đem đến một phiên bản khác của tác phẩm bằng sự kết hợp giữa thời trang, nhiếp ảnh và kĩ thuật số để tăng thêm phần thú vị. Hiệu ứng âm bản trong bộ hình tượng trưng cho hai mặt sáng-tối của mọi câu chuyện, nơi mà điểm sáng của nhân vật này cũng có thể là bóng tối của nhân vật kia.
Credit
Art Director: Chris Vu
Photographer: Ngô Việt Phúc
Starring: Trà My, Ashley Hoagn
Stylist: Nguyễn Nhựt Hào
Make up: Mi (Trà My), Trang Bun/ Bảo Linh (Ashley Hoagn)
Hair: Huỳnh Nguyễn
Retouch: Đàm Thoại My, Hàn Du Định
Editor: Hoàng Lê
Lighting Support: Peter Lin Nhốp, Sam Nguyễn, Huy Phạm, Bảo Nguyễn, Nam Nguyễn
Nails Artist: Nguyễn Thị Nguyễn
Costume: Huỳnh Thức, Trần Chí Tâm, Hồng Thanh
Kỳ Quan - Lân Quyền
Múa Lân - loại hình biểu diễn nghệ thuật dân gian quá quen thuộc với người dân phương Đông nói chung và người dân Việt Nam nói riêng. Bởi tính náo nhiệt, sôi động và năng lượng của những màn trình diễn mang lại, người dân phương Đông đủ mọi tầng lớp, giai cấp đều xem múa lân là phần không thể thiếu trong những dịp lễ hội, tết nhất cổ truyền. Ngưỡng mộ giá trị tinh thần, giá trị tâm linh và lịch sử của bộ môn nghệ thuật múa lân và tài hoa của những người nghệ sĩ trình diễn, bộ hình “Lân Quyền” được ra đời. Kết hợp với yếu tố thời trang và hơi hướng thời đại, Lân Quyền mong muốn truyền tải được một ánh nhìn vừa thân quen vừa mới mẻ đến khán giả về bộ môn nghệ thuật đã quá đỗi gần gũi như mây như nước này.
Credit
Art Director/Photographer: Kỳ Quan
Model: Trương Thanh
Stylist: Yên Linh
Make-up Artist: Hai Ngoc Ng
Fashion: Nguyên Văn, Hà Phương, Phạm Thanh Tâm
Nguyễn Minh Wuan - Nữ Tướng Đào Tam Xuân
Bộ hình được lấy ý tưởng từ nhân vật Đào Tam Xuân trong sân khấu tuồng cổ.
Hoá trang nhân vật Ðào Tam Xuân trong hình tượng đào võ, nhưng là kiểu hoá trang cách điệu một nhân vật đào chiến đặc biệt, nền mặt một nửa màu hồng, một nửa màu xanh. Giải thích về cách hoá trang này như nửa mặt màu xanh biểu hiện nhân vật xuất thân từ miền núi, nửa mặt màu hồng nói lên tính chất thục nữ anh hùng.
Những nét thanh thoát nhưng khoẻ khoắn biểu hiện đào võ (hay đào chiến) mang tính chẩt văn võ song toà nhân vật nữ tướng đặc biệt trong tuồng truyền thống Việt Nam.
Credit:
Art/Concept: Minh Wuan Nguyen
Photographer: Minh Wuan Nguyen
Producer: Phan Nguyễn Duy
Model: Diệu Linh
Make-Up & Hair: Quynh Nhat
Lighting: Tạ Đức
Assistants: Haley Dam, Đức Mạnh, Hân
Đinh Trung Tín - Water Puppet
Bắt nguồn từ nền văn minh lúa nước, múa rối từ xưa đã là hình ảnh phản chiếu văn hoá, phong tục và lễ hội truyền thống của dân tộc Việt. Từ đó, khai thác nguồn cảm hứng người nghệ sĩ phía sau cánh gà, truyền lên “cái hồn” cho con rối trong vở diễn. Những đường nét uyển chuyển và khéo léo của người điều khiển đã làm cho con rối được sống lại và rất sinh động như thể chính họ mới là người biểu diễn thực thụ. Để mang đến một sân khấu đầy cảm xúc và thăng hoa như vậy, họ đã phải đối diện với căn bệnh xương khớp và những cơn sốt hành hạ. Bất kể nắng nóng hay mưa lạnh thấu xương, nghệ sĩ múa rối vẫn thầm lặng cống hiến sau tấm màn và khán giả thậm chí còn không thể nhớ tên. Đó chính là đặc thù của nghề múa rối.
Credit:
Art Director: Bảo Bảo
Photo: Trung Tín
Stylist: Di - Vũ Ngọc Bích
Model: Mai Hồ
Costume: Thanh Kiều
Vũ Ngọc Tùng - Hội
Lấy cảm hứng từ Hội Làng Bắc Bộ - một nét văn hóa truyền thống và chứa đựng vô vàn sắc màu nghệ thuật khác nhau. “Sân khấu” chính trong Hội Làng thường là những sân đình, sân miếu, ao làng – là nơi gắn liền với cuộc sống thường ngày, nơi tụ họp của tất cả mọi người, cũng là nơi những “nghệ sĩ” phô diễn khả năng của mình bằng những hình thức khác nhau như: đấu vật, thổi cơm thi, hát lim, đánh đu. Khán giả của những “sân khấu không ghế ngồi” này chính là quần chúng, là đám đông, và họ cũng như những vị giám khảo, những nhà phê bình nghệ thuật dân gian nhất.
Credit
Creative & Photographer: Bobbyvux
Stylist: Chin Nguyen
Starring: Tr Du Han
Make-Up Artist: Tam Huynh
Hair Stylist: Tee Lai
Stylist Assistant: Lan Anh Huynh
Phạm Khánh Linh – Kỳ Ngộ
Lấy cảm hứng từ những câu chuyện trong Truyền Kì Mạn Lục (chữ Hán: 傳奇漫錄 ) của Nguyễn Dữ, "Kỳ Ngộ" là cuộc gặp gỡ kì lạ giữa nam nhân và ma nữ ở ngay chính nơi phàm trần thế tục. Từ những khoảnh khắc đó, những mối tình vượt qua khỏi những ranh giới của cõi âm-dương, sự sống-cái chết, cái hư-thực đã được hình thành và nảy nở. Hình ảnh ma nữ và mối tình của họ vừa là tiếng nói cho những người phụ nữ nhưng cũng đồng thời thể hiện khát vọng tình yêu của đôi lứa tự do, phóng khoáng, vượt ngoài những lễ giáo hà khắc đương thời.
Credit
Director: Linh Khanh - Khanh Linh Pham
Concept by Bach Luong
Creative & P.A: Nguyễn Quang Huy
Main Photographer: Nam Nguyen
BTS Photographer: Vân Anh
Stylist: Thao Do
Makeup Artist: Minh Phạm
Hair Stylist: Khanh Tony
Model: Vu Ngoc Minh, Đăng Bảo
Traditional musical instrument: Thuc Anh
Support: Vi Huyền Linh
Đào Thế Vũ – Vũ Sư
"Lân" là linh vật tượng trưng cho sự may mắn, hạnh phúc và thịnh vượng. Có nguồn gốc từ Trung Quốc, múa Lân từ lâu đã trở thành loại hình nghệ thuật truyền thống của người dân Việt Nam và thường được biểu diễn trong các dịp lễ tết quan trọng. Tùy theo quan niệm của từng vùng miền, tục múa Lân còn thể hiện sự mong cầu những điều tốt lành nhất của gia chủ cho cả gia đình và san sẻ tới những người xung quanh.
Credit
Producer/Photographer: Đào Thế Vũ
Model: Phương Phương
M.U.A: Huyen Thu
Stylist: Vi Bình
Fashion designer: An ST
Supporter: Tô Quốc Anh
Phạm Minh Sơn – Mỹ Nhân Đương Đại
“Mỹ nhân đương đại” khắc hoạ chân dung của những nhân vật nữ chính nổi tiếng trong các vở tuồng cổ, chèo cổ, tích cổ, các vở múa rối nước, cải lương, trầu văn… của Việt Nam. Với tâm niệm mang chất liệu sơn mài truyền thống Việt kết hợp cùng với kỹ thuật nhiếp ảnh tối tân cùng chất liệu thời trang đương đại, bộ ảnh mang đến một cái nhìn gần gũi cho khán giả về hình tượng cũng như số phận người phụ nũ phong kiến, vốn dĩ đã quá quen thuộc trên các sân khấu kịch dân gian nước nhà .
Mỗi tác phẩm gồm 2 phiên bản: ảnh kĩ thuật số và tranh sơn mài.
- Tác phẩm 01: Nguyên Phi Ỷ Lan
- Tác phẩm 02: Song Ngọc công chúa (Công chúa Ngọc Hân và con gái Công chúa Ngọc Bảo)
- Tác phẩm 03: Lưỡng triều Hoàng Hậu Dương Vân Nga
- Tác phẩm 04: Công chúa Tiên Dung
- Tác phẩm 05: Hoàng Thái Hậu Nguyễn Thị Anh
- Tác Phẩm 06: Lý Chiêu Hoàng
- Tác Phẩm 07: Thánh Mẫu Liễu Hạnh
Credit
Photo: Phạm Minh Sơn
Costume: Thiều Ngọc
Trần Mạnh Hiệp – In Memory Of China House
Lấy cảm hứng từ Kinh Kịch (Hý Kịch) của truyền thống Trung Hoa trong bối cảnh tại triển lãm "Rồng rắn lên mây", Hội Quán Quảng Đông, concept không sắp đặt trong studio mà đem người diễn viên ra khỏi sân khấu và đặt vào không gian thực, sử dụng ánh sáng biến thực tế trở thành sân khấu của chính họ - Vì cuộc đời chính là một sân khấu lớn của tất cả mọi người. Phố Hàng Buồm khi xưa từng là nơi ở và là nơi buôn bán trao đổi nhộn nhịp của người Hoa, nay chỉ còn Hội Quán Quảng Đông là nơi duy nhất còn sót lại những tín ngưỡng của họ. Nhân vật trong bộ ảnh chính là kiến trúc sư đã thiết kế, trùng tu lại nơi này với mong muốn tưởng nhớ và bảo tồn các tín ngưỡng tôn giáo và văn hóa của người Hoa còn sót lại.
Credit:
Photo: Hiep Happy
MUA: Nguyen Nhat Linh
Hair Stylist: Ha Mie
Assistant: Thành Tuấn
Stylist: Lotus Flower
Model: Duy Nam - Hong Hanh
Nguyễn Hoàng Anh – Múa Lân
Bộ ảnh Múa lân được thực hiện dựa theo môn nghệ thuật múa dân gian đường phố có nguồn gốc từ Trung Quốc. Truyền thuyết kể về kỳ lân là một linh vật có bản tính hung hăn, dữ tợn được thể hiện qua thiết kế của người Việt thể hiện sự mạnh mẽ và ngông cuồng. Sau đó Kỳ Lân được Ông Địa thuần hóa trở thành một loài thú hiền lành. Trong tín ngưỡng dân gian phương Đông, Kỳ Lân cũng là con vật báo hiệu điềm lành sắp đến, là biểu tượng cho sự nguy nga đường bệ và sự trường thọ và niềm hạnh phúc lớn lao. Qua câu chuyện đó, bộ ảnh muốn truyền tải đến mọi người thông điệp hướng đến điều thiện cũng như cái đẹp sẽ giúp chúng ta vui vẻ và thoải mái hơn trong cuộc sống.
Credit
Photographer: Nguyễn Hoàng Anh
Model: MInh Trọng
Make-Up Artist: Hồng Nguyễn
Lighting: Phan Triệu Vĩ
Supporter: Thanh Thanh
Costume: Từ Quốc Thắng
Nguyễn Tiến Dũng – LAC[o]
Bộ ảnh được lấy cảm hứng từ chất liệu quả cọ từ vùng đất Phú Thọ! Nghệ thuật thì tới từ mọi nơi, mọi thứ xung quanh ta. Người "ỏm" cọ là nghệ nhân.
Credit
Những người bạn của Phỏm
Micae Vũ – Hừng Đông
Bộ hình được lấy ý tưởng từ nhân vật Đào Tam Xuân trong sân khấu tuồng cổ. Hoá trang nhân vật Ðào Tam Xuân trong hình tượng đào võ, nhưng được cách điệu từ nhân vật đào chiến đặc biệt với một nửa màu hồng, một nửa màu xanh. Nửa mặt xanh biểu hiện cho xuất thân từ miền núi, nửa mặt hồng gợi lên tính chất thục nữ anh hùng. Đường nét thanh thoát và khoẻ khoắn biểu hiện đào võ (hay đào chiến) mang tính chẩt văn võ song toàn, nhân vật nữ tướng đặc biệt trong tuồng truyền thống Việt Nam.
Credit
Art/Concept: Minh Wuan Nguyen
Photographer: Minh Wuan Nguyen
Producer: Phan Nguyễn Duy
Model: Diệu Linh
Make-Up & Hair: Quynh Nhat
Lighting: Tạ Đức
Assistants: Haley Dam, Đức Mạnh, Hân
Lâm Nguyễn - Cô Đào
Bộ ảnh lấy cảm hứng từ cuộc đời người Nghệ Sỹ Cải Lương, điển hình là hình ảnh thăng hoa trên sân khấu và cuộc sống sau bức màn nhung của một Cô Đào.
Dựa trên tuyệt phẩm kinh điển “Chung Vô Diệm” - một vở cải lương hồ quảng nổi tiếng của Việt Nam, hoá thân từ các nghệ sỹ gạo cội như NSND TS Bạch Tuyết, NSND Lệ Thuỷ, NS Tài Linh… Tác phẩm kể về một người phụ nữ xấu xí có một cuộc đời bão bùng nhưng tài phép vô biên cứu vua Tề thoát nhiều cơn binh lửa. Cuộc đời Cô Đào cũng đối lập như chính vai diễn trên sân khấu: Hào Quang/ Bình Dị, Xấu Xí/ Xinh Đẹp, Hiền Hậu/ Giang Ác, Kinh Diễm/ Tàn Tạ, Tung Hô/ Dè Bỉu, Thăng Hoa/ Tĩnh Mịch… Một vai diễn như thể diễn lại chính cuộc đời của mình, bước lên ánh đèn sân khấu làm ông hoàng bà chúa rồi cuối cùng quay về sau bức màn nhung khóc thẹn cho cuộc đời bão tố, rày đây mai đó. Nhưng dù có bao nhiêu khó khăn, cuộc đời vùi dập thì Cô Đào thế dù gánh hát lộng lẫy hay đoàn chợ đoàn rong, các Cô vẫn đem lời ca tiếng hát giúp vui cho đời để Cải Lương được trường tồn. Cô mang cái Bác Học của cải lương lưu truyền đến nay đã hơn trăm năm, nhờ đó Việt Nam mới tự hào có một bộ môn nghệ thuật sân khấu là quốc hồn quốc tuý của dân tộc.
Credit
Idea & Concept / Lam Nguyen. Model / Kim Nhung. Photo / Di Duong. Costume / Ngo Manh Dong Dong - Nguyen Tan Thanh. Lighting / Dang Ha Phuong. Support / Hong Huy - Jing Phan.
Đinh Thu Hà - Đắm
"ĐẮM" đưa con người chìm vào không gian tràn ngập âm điệu dân gian của những màn múa rối nước - loại hình biểu diễn nghệ thuật chỉ có ở Việt Nam. Bộ môn này được coi là nét văn hóa phi vật thể đặc sắc của dân tộc ta. Đắm chìm trong những làn điệu chèo hay dân ca đồng bằng Bắc Bộ, những con rối nước khéo léo biểu đạt tâm tư qua cách giữ nhịp, tiết tấu nhanh chậm của tiếng nhạc. Lấy cảm hứng từ những gam màu trong rối nước, hình ảnh con rối trong bộ váy yếm được "ĐẮM" thể hiện với sắc đỏ chủ đạo, mong muốn khơi gợi sự say mê nơi những tâm hồn đồng điệu một tình yêu dành cho nghệ thuật biểu diễn mang đậm bản sắc quê hương.
Credit
Photography: Đinh Thu Hà
Art director: Chu Ngân Hà
MUA: Trần An Khánh
Model: Nguyễn Thị Nguyên Hà
Assistant: Nguyễn Thùy Trang
Đỗ Thành Tài – Trang Tuồng Trẻ
Nếu như trang phục là yếu tố quan trọng mang nét đặc trưng và nguồn cảm hứng cho những tâm hồn yêu Tuồng, thì lớp Trang điểm nổi bật trên sân khấu lại góp phần không nhỏ tạo nên di sản văn hóa của bộ môn nghệ thuật này. Từ đó, khai thác ý tưởng trong cách trang điểm qua góc nhìn Trẻ về Tuồng, được thể hiện qua bộ ảnh Trang Tuồng Trẻ.
Credit:
Photo: Đỗ Thành Tài
Make-up artist: Tô Huyền Thoại
Model: Tô Huyền Thoại, La Bình Nguyễn
Nguyễn Trần Tấn Đạt – Hát Bội
Hát Bội (còn gọi hát Bộ, hay Tuồng cổ) là một trong những di sản văn hóa đặc trưng và độc đáo của Nam Bộ. Hát Bội có nguồn gốc từ hát Bộ cung đình và gắn với những lễ cúng đình, miễu như một món ăn tinh thần không thể thiếu. Hát Bội thường diễn lại những sự tích trong truyện cổ, có mục đích giáo dục, đề cao những tấm gương sáng của các vị anh hùng, đề cao nhân, nghĩa, lễ, trí, tín và đạo lí làm người.
Bài dự thi lần này lấy ý tưởng từ loại hình “Hát Bội” mang lại hình ảnh màu sắc và giá trị của những nghệ sĩ gắn bó với nghệ thuật “Hát Bội”, từ ánh hào quang trên sân khấu đến cuộc sống đời thường của họ. Hát Bội là “viên ngọc quý” trong văn hóa nghệ thuật Tuồng cổ Việt Nam cần được phát huy và bảo tồn, bộ ảnh này cũng là lời cảm ơn đến người nghệ sĩ đã cống hiến và góp phần duy trì một phần tinh hoa của nghệ thuật sân khấu cổ đến với giá trị tinh thần của con người Nam Bộ nói riêng và văn hoá Việt Nam nói chung.
Credit
Nhà Trong Hẻm Concept
Chill Của Đọt
Ngô Thành Vy – Hồ Nguyệt Cô Hóa Cáo
Bộ ảnh được thực hiện dựa trên tham khảo về Tuồng cổ “Hồ Nguyệt Cô hóa cáo” còn có các tên gọi khác như “Tiết Giao đoạt ngọc”, “Võ Tam Tư chém cáo”, “Võ Tam Tư trảm Nguyệt Cô”… Nội dung xoay quanh tấn bi kịch tình yêu của nàng Nguyệt Cô - một con cáo nhờ tu luyện hàng ngàn năm mà thành người. Trong một lần ra trận, Hồ Nguyệt Cô đã giao tranh với Tiết Giao - một viên tướng trẻ. Bằng sức mạnh và phép thần của viên ngọc, Hồ Nguyệt Cô đã bắt sống được Tiết Giao. Tuy nhiên, Hồ Nguyệt Cô đã không giết Tiết Giao mà đã dùng sức mạnh của người đàn bà có ma thuật để khuất phục một chàng trai non tơ vào lưới tình rồi buông cả viên ngọc quý do tu luyện nghìn năm cho Tiết Giao chiếm đoạt, để rồi phải chịu thảm kịch quay về kiếp cáo và bị chính người chồng của mình là Võ Tam Tư chém chết.
“Uống ngàn năm thâu góp báu càn khôn
Sẩy một chút tan tành trường phong nguyệt.”
Credit
Photographer: Đoàn Hữu Lộc
Stylist: Quỳnh Đoàn
Designer: Hao Truong
Styling Assistant: Phương Mai
Make-Up Artist: Phạm Tâm
Hair Stylist: Phạm Tâm
Starring: Ngô Thanh Vy
Huyền Thoại - Glamour
Tuồng là cách gọi của nhạc kịch tại Việt Nam từ những thế kỉ trước. Khác với các loại hình sân khấu khác như chèo, cải lương, tuồng tôn vinh tinh thần hùng tráng với những tấm gương nhân vật tận trung báo quốc, xả thân vì đại nghĩa, những bài học về lẽ ứng xử của con người giữa gia đình và Tổ quốc. Chất bi hùng là một đặc trưng thẩm mỹ của nghệ thuật Tuồng. Bằng cái nhìn hiện đại và cách sử dụng trang phục, phụ kiện thủ công cùng lối trang điểm cổ điển, bộ ảnh thể hiện vẻ đẹp đặc trưng của những vở tuồng trong quá khứ, gợi nhớ về một bộ môn nghệ thuật đang bị lãng quên. Bên cạnh đó, thể hiện sự giao thoa giữa văn hóa nghệ thuật truyền thống và sự tiếp thu, phát triển của thế hệ trẻ năng động và sáng tạo. Cái tên “Glamour” kể lại câu chuyện của con người từ thời xa xưa hay thời nay đều giống nhau, đều dễ bị cám vỗ bởi những thứ xa hoa, lộng lẫy và hào nhoáng mà quên đi cái thực tại trước mắt, để rồi bị những thứ xa hoa ấy che mắt và dẫn dụ. Khi đó, chợt nhận ra thì đã quá muộn màng.
Credit
Huyền Thoại
La Nguyễn Bình
Tài Đỗ
Nguyễn Mậu Thanh Hải - Thị Mơ
Văn hoá múa rối nước là một loại hình nghệ thuật quen thuộc với các người dân Việt Nam nói chung và du khách nước ngoài nói riêng. Trò múa rối nước mang tính truyền thống, nghệ thuật vẻ đẹp đặc trưng tại Việt Nam. Trong các vở diễn rối nước luôn ẩn chứa sự khát khao, ước muốn ấm no, cuộc sống đủ đầy của những người con Đại Việt. Lấy bối cảnh khoảng thế kỷ XI - XII khi “trò rối nước” được ưa chuộng và phổ biến rộng rãi tại đất Việt. Cùng thời điểm đó, hình ảnh người phụ nữ được khắc hoạ luôn chịu gò bó, áp đặt của gia đình và các định kiến của chế độ Phong Kiến. Họ cảm nhận rằng mình đang phải sống một cuộc sống an nhàn nhưng tù túng. Từ đó họ khát khao và muốn được sống tự do. Trỗi dậy, /em Thị/ bắt đầu chập chững đứng lên theo đuổi con người thật sự bên trong em.
“Thân em như tấm lụa đào.
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.”
Credit
Art director: Hai Nguyen
Fashion design: Nguyễn Phước Điền & Trần Thanh Thảo
Stylist: Trần Thanh Thảo
Costumes: "Ả Phù Dung"
Photo: Hai Nguyen
Model: Lan Phương & Huynh Tu Anh
Make-up artist: Bich Trâm
Location: Sân Khấu Kịch múa rối nước Rồng Vàng, 55b Nguyễn Thị Minh Khai, Q1, Tp.HCM
Lighting: Tình Trương
Nguyễn Hoàng Anh - Tuồng
Tuồng hay còn gọi là hát bội là loại hình nghệ thuật dân gian phổ biến ở miền Trung Việt Nam. Các vở tuồng thường xoay quanh câu chuyện những tấm gương tận trung báo quốc, xả thân vì đại nghĩa, những bài học về ứng xử của con người với cái chung và cái tiêng, giữa gia đình và tổ quốc. Vì vậy, Tuồng mang âm hưởng hùng tráng, có thể nói đây là một đặc trưng của nghệ thuật Tuồng. Ngoài ra, diễn xuất, phục trang và hóa trang đầy tính ước lệ cũng là một điểm nhấn độc đáo khác của Tuồng. Thông qua nhiếp ảnh chúng tôi muốn giới thiệu nghệ thuật "Tuồng" bằng hình tượng "Bà Trưng" trong vở Tuồng "Trưng Nữ Vương" (Nguồn: REDSVN).
Credit
Creative Director: Bạn Nháy Tập Sự
Photographer: Nguyễn Hoàng Anh
Stylist: Thu Hiền
Assistant: Thanh Bình
Make-up Artist: Nguyễn Nam Phương
Starring: Nguyễn Thị Trang
Costume: Duyên Duyên
Location: 281 studio
Nguyễn Trùng Khánh Khôi/ Lê Thục Oanh - "Nước dâng, Hoa nở"
“Có một phường Rối nước, nằm giữa cánh đồng làng… ”
Bộ ảnh "Nước dâng, Hoa nở" lấy ý tưởng từ loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian - Múa rối nước. Những mảnh ghép của từng tấm hình dẫn dắt ta gợi nhớ đến câu chuyện không gian được viết và truyền tụng liên tục, lan tỏa và vang vọng khắp không gian, thời gian vô tận. Gợi nhắc đến câu chuyện cổ tích hay truyền thuyết yêu ma, quỷ quái phá hoại mùa màng, đều khiến những người nông dân luôn chìm trong sự sợ hãi, ám ảnh. Những tấm ảnh đầu tiên sẽ dẫn dắt con người qua hiện thân của những con rối, như là bù nhìn mà người làm nông để ngoài những cánh đồng, với mong muốn xua đuổi tà ma, những bất lợi, cái rủi trong canh tác. Những loài ma, loài quỷ đã và đang lưu truyền miệng từ rất lâu trong dân gian, khi nước nổi, vô số các vật thể xanh, tím xuất hiện, lơ lửng trên cánh đồng và bay hỗn loạn xung quanh, cộng hưởng âm thanh xào xạc của gió lay động cánh đồng. Điển hình ở các làng, xã đều có những ngôi đền, am, miếu để thờ thần "Cá" - Cá chép hóa rồng bảo vệ người dân an cư lạc nghiệp.
Tác phẩm "Nước dâng, hoa nở" với mong muốn tái tạo bản sắc linh thiêng, mộng mị, sức mạnh của người Việt xưa trong không gian ba chiều, người, thần và yêu. Khi mặt nước động đậy, chúng ta sẽ cảm nhận được luồng sinh khí mạnh mẽ, như thể cuộc sống đang nở hoa. Nhìn sự vật thông qua lăng kính của máy ảnh, các thủ pháp chụp "Low shutter speed", chất liệu cảm nhận bằng cách nhìn, quan sát và ngẫm nghĩ. Với mong muốn truyền đạt cho người xem được cách người Việt xưa đã từng yêu thiên nhiên, yêu đất nước, đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp "chống thiên tai địch họa", cái đẹp "tình làng nghĩa xóm", vươn tới quyền làm chủ cuộc sống, làm chủ thiên nhiên.
Credit
Nguyễn Trùng Khánh Khôi - Lê Thục Oanh
Model: Mai Hồ
Lighting: Bội Bội
M.U.A: Lê Thị Trúc Ly
Phạm Liên – Chú Tễu
Hình ảnh chú Tễu gần gũi bởi vẻ ngoài mộc mạc và có tính hài hước trong thân hình tròn, cặp lông mày đậm, đôi môi đỏ cùng làn da trắng hồng. Bộ ảnh mang đến các sắc thái vui vẻ của Tễu theo một cách dí dỏm và có chút biếm họa, nhưng vẫn giữ nét truyền thống và đặc trưng của nhân vật này. Hơn thế nữa, đây cũng thể hiện một góc nhìn mới, hiện đại và phá cách hơn của giới trẻ về một nét văn hóa nghệ thuật truyền thống. Chú Tễu vẫn là chú Tễu với hai chỏm tóc của một chú bé 7, 8 tuổi nhưng thú vị, hóm hỉnh hơn và mới mẻ hơn qua góc nhìn của thế hệ trẻ.
Nếu Chú Tễu là linh hồn của nghệ thuật múa rối nước và là cầu nối giữa nghệ sĩ và khán giả, thì qua bộ hình này tác giả hy vọng có thể thể hiện sự kết nối giữa nét văn hóa truyền thống của dân tộc trong một góc nhìn mới, hiện đại và cởi mở hơn.
Credit
Model: Dương Thư
Photo: Liên Phạm