Documentary

Trong tương lai, thời trang có thể được phát minh từ phòng thí nghiệm

Các công ty trên khắp thế giới đang phát triển các sản phẩm thay thế được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm cho da, lụa và thậm chí cả kim cương, nhưng xung quanh bước tiến này vẫn còn nhiều câu hỏi gây tranh cãi về tính bền vững và khả thi. 

clothing coat jacket person long sleeve sleeve face head

Phát triển các nguồn nguyên liệu thô sạch là điều cần thiết để làm giảm sự ảnh hưởng đáng báo động của ngành thời trang vào hiện tượng nóng lên toàn cầu. Với suy nghĩ này, các công ty khởi nghiệp và các nhà khoa học đang chạy đua để tái tạo kim cương, lụa từ đường và da từ đĩa petri trong phòng thí nghiệm.

Nếu điều này thành công ở quy mô lớn, lĩnh vực thời trang có thể sẽ đón nhận sự khác biệt ngoạn mục. Các vật liệu được phát triển trong phòng thí nghiệm có thể giúp loại bỏ các rủi ro trong chuỗi cung ứng liên quan đến quyền con người, phúc lợi động vật và mất đa dạng sinh học.

Da từ phòng thí nghiệm 

Các nhà khoa học đang nghiên cứu da được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm bằng cách sử dụng tế bào có nguồn gốc động vật, điều này không giống với các chất thay thế da thuần chay đã có trên thị trường mà chúng ta từng biết đến.

Sản phẩm da thu được cuối cùng phải có chung các đặc tính của da thật: sự kết hợp giữa chất béo, protein, khả năng thoáng khí và tính linh hoạt mà cho đến nay về cơ bản là không thể tái tạo bằng thực vật hoặc nhựa.

Vì vậy, bằng cách “tái tạo cấu trúc của da và sử dụng cùng một loại collagen”, da được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm có thể sẽ mang đến một hình thái "gần nhất với da tự nhiên". Một số công ty đang phát triển ý tưởng này bao gồm công ty khởi nghiệp Modern Meadow có trụ sở tại New Jersey và VitroLabs có trụ sở tại California, nơi đã nhận được số vốn từ vòng gọi vốn Series A trị giá 46 triệu USD vào năm 2022 từ các nhà đầu tư bao gồm cả tập đoàn xa xỉ Kering.

Các nhà khoa học đang làm việc để phát triển loại da được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm có chung các đặc tính của da thật: sự kết hợp giữa chất béo, protein, khả năng thoát khí và tính linh hoạt. Ảnh: WireImage

Để nuôi dưỡng da, VitroLabs đã lấy một mẫu sinh thiết nhỏ từ một con bò thật và kết hợp các tế bào được thu hoạch với chất dinh dưỡng để phát triển các tấm da, sau đó trải qua quy trình thuộc da đơn giản hóa. VitroLabs cho biết, các chất dinh dưỡng bao gồm axit amin, protein, carbohydrate và vitamin có nguồn gốc từ các nhà cung cấp thương mại.

Trong khi cơ sở sản xuất thử nghiệm của VitroLabs đang tích cực tìm kiếm quan hệ đối tác với các doanh nghiệp, họ vẫn chưa có mặt hàng nào trên thị trường. Mặc dù có thể sẽ gặp ít rào cản pháp lý hơn vì sản phẩm làm ra được dùng để mặc, nhưng hành trình lấy thịt bò nuôi trong phòng thí nghiệm cũng gây tranh cãi về tính khả thi của sản phẩm về mặt thương mại.

Việc sử dụng ít sản phẩm động vật hơn sẽ làm giảm các vấn đề xung quanh vấn đề khai thác tài nguyên, rủi ro suy thoái đa dạng sinh học, ngược đãi động vật đi kèm nạn phá rừng trong chuỗi cung ứng. Nhưng thật khó để đưa ra bất kỳ tuyên bố chuyên sâu hơn về tính bền vững của những sản phẩm tương lai này, dù nó vẫn là một đề tài nên được phát triển trong phòng thí nghiệm nhằm mục đích thu thập và phân tích dữ liệu. 

Kim cương không mỏ

Kim cương nhân tạo trong phòng thí nghiệm đã được bán rộng rãi trên thị trường. Không giống như kim cương tự nhiên được rèn từ hàng tỷ năm trước dưới áp suất và nhiệt độ cao từ trái đất, các phiên bản trong phòng thí nghiệm được phát triển nhanh hơn nhiều thông qua các quy trình tái tạo và kết quả của một viên kim cương không mỏ giống hệt về mặt hóa học với đá khai thác tự nhiên và thậm chí rất khó để tìm ra sự khác biệt.

Tuy nhiên, Hội đồng Kim cương Tự nhiên (The Natural Diamond Council) đã phản đối điều này và tuyên bố rằng tất cả các viên kim cương trong phòng thí nghiệm đều có thể được phát hiện bằng thiết bị xác minh chuyên nghiệp.

Những viên kim cương được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm sẽ loại bỏ những lo ngại liên quan đến xung đột khoáng sản và những tác động tiêu cực tiềm ẩn rất lớn đến môi trường của việc khai thác. Tuy nhiên, những lo ngại về lượng năng lượng cần thiết để sản xuất chúng cũng rất được quan tâm. 

Một viên kim cương 2 cara được nuôi trong phòng thí nghiệm được trưng bày ở Missouri, Mỹ. Ảnh: UPI/Alamy

Kim cương nhân tạo và kim cương tự nhiên là hai thứ hoàn toàn khác nhau. Nhưng đều có quyền tồn tại, tuy nhiên liệu kim cương được phát triển trong phòng thí nghiệ có bền vững hơn không vẫn được nhiều chức trách đặt ra câu hỏi. Nhiều chuyên gia cho rằng các các tấm pin mặt trời không thể cung cấp năng lượng cho toàn bộ nhà máy, và tin rằng tin rằng việc sản xuất hàng loạt kim cương nuôi cấy trong phòng thí nghiệm không giải quyết được vấn đề cốt lõi của lượng khí thải carbon của thời trang đó là, lượng tiêu thụ quá mức.

Lụa kéo từ đường

Lụa truyền thống được sản xuất dựa trên một quy trình được gọi là nuôi tằm, trong đó tằm được nuôi cho đến khi chúng đóng kén, sau đó chúng sẽ được đun sôi để giết chết con sâu bướm bên trong. Từ đó, có thể hiểu đơn giản tơ tằm được chiết xuất từ ​​​​kén.

Một giải pháp thay thế đã được phát triển trong phòng thí nghiệm từ góc độ phản đối ngược đại động vật đang gây xôn xao khi có thể sử dụng ít năng lượng hơn so với sản xuất tơ công nghiệp.

Tơ truyền thống được chiết xuất từ ​​​​kén do tằm kéo ra. Ảnh: Getty Images

Vài năm trước, một loại vải có tên Microsilk bắt đầu được chú ý trong ngành. Được phát triển bởi Bolt Threads (cũng là người từng sản xuất Mylo, một loại da thuần chay), loại vải này được ủ trong phòng thí nghiệm bằng kỹ thuật gọi là lên men chính xác. Các tế bào nấm men biến đổi gen được trộn với đường và nước,hỗn hợp này được để lên men trong các bể lớn cho đến khi nó trở thành một loại protein lỏng có thể được chiết xuất, kéo thành sợi rồi dệt thành vải.

Giống như lụa, vải này là một loại protein và nó có chung một số tính chất vật lý với lụa thật: nhẹ, mịn và có thể phân hủy sinh học. Từ năm 2016 đến 2019, công ty sản xuất Microsilk đã nhận được khoản đánh giá trị giá 700 triệu USD;  thực hiện hai bộ váy với sự cộng tác của  Stella McCartney; phát hành cà vạt và mũ len dưới tên nhãn hiệu riêng của mình.

Nhưng thực tế, trên thị trường hiện nay chưa có sản phẩm Microsilk. Điều này là do những thay đổi nhỏ về nhiệt độ và độ pH có thể làm đảo lộn quá trình lên men, gây khó khăn cho việc sản xuất quy mô lớn. Ngay cả khi những vấn đề này có thể được giải quyết, vẫn có những lo ngại về các thành phần được sử dụng để ủ lụa khi đầu vào chính là đường, thường được lấy từ ngô và trồng dưới dạng độc canh biến đổi gen.

'Tơ nhện' được sản xuất nhân tạo của Spiber Inc và một chiếc váy làm từ tơ tổng hợp. Ảnh: Alamy, Newscom

Protein ủ là một nguyên liệu khác cũng đang nổi lên trong không gian phòng thí nghiệm khi được tạo ra thông qua quá trình lên men chính xác. Nó được sản xuất bởi công ty Spiber Inc của Nhật Bản và có thể được làm thành nhiều chất liệu khác nhau bao gồm lông cừu, denim và lông thú.  Công ty này đã kết hợp DNA được tổng hợp với nguyên liệu là đường và ngô. Trên trang web chính thức, công ty đã thể hiện mong muốn chuyển đổi đầu vào tuần hoàn và cải thiện cách thức canh tác ngô và đường. Năm 2022, Spiber Inc bắt đầu xây dựng nhà máy quy mô lớn đầu tiên tại Thái Lan và phát hành một số lượng sản phẩm giới hạn cùng The North Face và Junya Watanabe, và có thể kể đến như chiếc áo hoodie được làm từ 12% protein ủ, 88% cottton được bán với giá hơn 400 USD. 

Các sợi 'tơ nhện' tổng hợp của Spiber Inc - một công ty Nhật Bản đã phát triển các loại sợi và sợi 'protein ủ' có thể được sản xuất thành lông cừu, denim và lông thú. Ảnh: Bloomberg

Recommended posts for you