Sự "mờ đục" của hóa chất trong thời trang đang gây hại thế nào?
Trang phục vốn có chứa BPA, PFAS và các chất nguy hiểm khác, nhưng chúng ta vẫn biết rất ít về tác động xấu đã tích lũy qua thời gian của chúng.
Câu chuyện xảy ra khi Mary (đã được giấu tên), tiếp viên hàng không của Alaska Airlines, nhận được một bộ đồng phục mới vào năm 2011. Sau đó, cô bắt đầu cơn ho khan và phát ban ở vùng ngực. Tiếp theo là chứng đau nửa đầu, sương mù não (một bệnh lý về rối loạn chức năng nhận thức), tim đập nhanh và mắt mờ.
Mary là một trong số hàng trăm tiếp viên của Alaska Airlines năm đó báo cáo rằng đồng phục đã gây ra các nốt phát ban phồng rộp, mí mắt sưng tấy có mủ. Trường hợp nghiêm trọng nhất là có một một tiếp viên đã xảy ra các vấn đề về hô hấp phải được đưa ra khỏi máy bay ngay lập tức khi làm việc và đến phòng cấp cứu.
Các thử nghiệm do hãng hàng không Alaska Airlines và Hiệp hội Tếp viên hàng đã phát hiện tributyl phosphate, chì, asen, coban, antimon, thuốc nhuộm phân tán bị hạn chế do gây ra phản ứng dị ứng, toluene, crom hóa trị 6 và dimethyl fumarate, một loại thuốc chống nấm gần đây đã bị cấm ở Liên minh Châu Âu.
Tuy nhiên, nhà sản xuất đồng phục tên Twin Hill đã né tránh trách nhiệm trước tòa án bằng cách bác bỏ và cho rằng không có hóa chất nào trong số hóa chất hỗn hợp ở mức độ đủ cao để gây ra các phản ứng như được đề cập. Hãng hàng không Alaska Airlines đã thông báo vào năm 2013 rằng họ sẽ mua đồng phục mới, trong khi không thừa nhận bộ đồng phục cũ đã gây ra các vấn đề về sức khỏe. Trong lúc đó, một vụ kiện từ những người phục vụ chống lại Twin Hill đã bị hủy bỏ vào năm 2016 vì thiếu bằng chứng.
Nhưng một nghiên cứu của Harvard năm 2018 cho thấy sau khi bộ đồng phúc được ra mắt, số lượng tiếp viên bị nhạy cảm với nhiều loại hóa chất, viêm họng, ho, khó thở, ngứa da, phát ban và nổi mề đay, ngứa mắt, mất giọng và mờ mắt đã tăng lên, và kết luận rằng đã tìm thấy mối quan hệ giữa các khiếu nại về sức khỏe và việc giới thiệu đồng phục mới.
Vào năm 2021, tiếp viên John, người có một nền tảng sức khỏe hoàn hảo trước khi bộ đồng phục này ra mắt đã qua đời ở tuổi 66 sau nhiều năm bất lực vì không tìm được cách điều trị các triệu chứng của mình. Nguyên nhân chính thức dẫn đến cái chết của anh là ngừng tim phổi, hen suyễn thứ phát.
Mary, người vẫn gặp một số khó khăn để làm việc cho Alaska Airlines cũng đã được chẩn đoán mắc ba bệnh tự miễn dịch: bệnh mô liên kết hỗn hợp, bệnh lupus và bệnh tự miễn Sjögren vào năm 2022. Các đồng nghiệp của Mary và John đều cho rằng bộ đồng phục chính là "thủ phạm".
Câu chuyện về những tiếp viên đã diễn ra và lặp đi lặp lại khi các hãng hàng không American Airlines, Delta và Southwest đồng loạt giới thiệu đồng phục mới sở hữu loại polyester có màu sắc rực rỡ, thay cho loại dự phòng cũ là len và được phủ nhiều lớp chống nhăn, chống ố, và công nghệ dệt chống cháy.
Mary và John được xem là một phần của nhóm người tin rằng họ chịu ảnh hưởng sức khỏe bởi những hóa chất độc hại trong thời trang. Tuy nhiên, các tiếp xúc lâu dài và nhất quán của họ không có nghĩa là những người khác sẽ không bị ảnh hưởng theo một cách nào đó nếu mặc đi mặc lại nhiều lần một bộ quần áo có các thành phần giống với bộ đồng phục tiếp viên.
Karly Hiser, một y tá nhi khoa ở Michigan cho biết, con trai lớn của cô chỉ mới chập chững biết đi nhưng bệnh chàm ngày một diễn tiến nặng hơn. Cô chuyển cả gia đình sang dùng xà phòng không có mùi thơm và các sản phẩm tẩy rửa không độc hại, đồng thời bôi cho con kem dưỡng da, Vaseline và kem steroid theo toa sau khi tắm. Cô và chồng cố gắng đều không giúp được gì ngoài việc nhìn những vết thương hở phát triển tay và sau đầu đầu gối đến mức nhiễm trùng của con trai.
Giống như bất kỳ bậc cha mẹ tiết kiệm nào, Hiser đã mua quần áo rẻ tiền từ các thương hiệu đại chúng, bao gồm cả quần áo thể thao polyester, nhưng con trai cô không chịu mặc quần áo của mình. Dù là một cậu bé ấm áp, ngọt ngào nhưng cậu bé luôn phản ứng dữ dội bằng những cơn gào thét vào mỗi buổi sáng khi mặc quần áo. Hiser cho biết, điều cuối cùng khiến bệnh chàm của con cô có thể kiểm soát được là sử dụng máy may của bà ngoại khi tự may tất cả quần áo cho con bằng loại vải từ một cửa hàng trực tuyến.
Mặc dù công việc của cô là một y tá, nhưng Hiser đã phải mất hơn một năm để tìm ra điều mà giờ đây cô ấy tin tưởng chắc chắn, đó là quần áo chính là vấn đề.
Jaclyn, một cựu giám đốc sản xuất thời trang ở New York cũng chia sẻ về trải nghiệm khi mở các hộp mẫu thử từ Châu Á và Nam Mỹ hàng ngày khi cô bị phả vào mặt là mùi hăng của hóa chất tổng hợp. Sau nhiều năm làm việc và chạm tay vào quần áo mới mỗi ngày, cô bắt đầu phát ban trên tay và cánh tay. Khi bác sĩ da liễu kiểm tra dị ứng của cô thì phát hiện ra cô dị ứng với một số hóa chất thường được sử dụng trong sản xuất thời trang, bao gồm cả thuốc nhuộm phân tán màu xanh dùng để nhuộm polyester. Thật không may, cô không thể làm gì để tự bảo vệ mình khi tất cả những chất gây dị ứng đó đều hoàn toàn hợp pháp để sử dụng trong thành phấn quần áo. Sau khi nghỉ việc, sức khỏe của cô tăng vợt, và cô tin rằng những gì trải qua là hậu quả của việc stress quá nhiều kết hợp với việc tiếp xúc hóa chất thời trang ngày qua ngày.
Hóa chất trong quần áo là một lĩnh vực phức tạp, "mờ đục" và chưa được nghiên cứu. Không nhất thiết phải có nhiều bằng chứng để quyết định đâu là giới hạn an toàn của một hóa chất. Ngay cả khi mỗi hóa chất đều ở dưới ngưỡng được coi vấn đề, thì điều cần quan tâm là khi hàng trăm hóa chất này tương tác với nhau, chúng sẽ gây ra tác hại gì. Vì vậy, không thể nói là những hóa chất này không an toàn, nhưng cũng không thể nói là chúng an toàn thực sự.
Gần đây, các nhà nghiên cứu và những người ủng hộ đã đẩy mạnh việc mua và thử các sản phẩm may mặc thông thường và tạo nên kết quả rất rõ ràng. Trung tâm Sức khỏe Môi trường ở California đã tìm thấy hàm lượng cao hóa chất BPA gây rối loạn nội tiết tố trong tất polyester-spandex và áo ngực thể thao của hàng chục thương hiệu lớn, bao gồm Nike, Athleta, Hanes, Champion, New Balance và Fruit of the Loom, gấp 19 lần giới hạn an toàn của California.
Khi Tập đoàn Phát thanh Canada kiểm tra 38 mẫu quần áo trẻ em từ các thương hiệu thời trang ultra-fast-fashion (thời trang siêu nhanh) như Zaful, AliExpress và Shein, họ phát hiện ra rằng cứ 5 mẫu thì có 1 mẫu có hàm lượng hóa chất độc hại như chì, PFAS và phthalates cao. Năm nay, thương hiệu quần lót Thinx đã giải quyết một vụ kiện bắt nguồn từ một thử nghiệm của một giáo sư Notre Dame cho thấy hàm lượng flo cao với sự hiện diện của PFAS, một loại “hóa chất vĩnh viễn” có độc tính cao cung cấp khả năng chống thấm nước và vết bẩn trong thành phần sản phẩm.
Một số hóa chất mà các nhà khoa học đã tìm thấy trong quần áo, chẳng hạn như tributyl phosphate, dimethyl fumarate và thuốc nhuộm phân tán có thể gây độc cấp tính hoặc gây phản ứng da, hay hen suyễn.
Trong khi đó, một nghiên cứu năm 2022 của Giáo sư Miriam Diamond tại Đại học Toronto và Giáo sư Graham Peaslee tại Notre Dame đã ước tính rằng, trung bình trẻ em mặc đồng phục học sinh chống ố sẽ tiếp xúc với 1,03 phần tỷ PFAS trên mỗi kg cơ thể mỗi ngày qua da của họ. PFAS có liên quan đến một số bệnh ung thư, dị tật thai nhi, rối loạn sinh sản, béo phì và giảm chức năng hệ thống miễn dịch. Khi nó tích tụ trong máu, PFAS được coi là độc hại ở mức phần tỷ. Cần có nhiều nghiên cứu hơn về mức độ PFAS rơi ra khỏi quần áo có thể được hấp thụ vào da và máu dễ dàng như thế nào, nhưng kết quả này cũng đã đáng báo động.
Một số hóa chất được tìm thấy trong quần áo, chẳng hạn như BPA, PFAS và phthalates khi được nghiên cứu cũng đã gây ra một loạt các tác động sức khỏe, từ biến động cân nặng quá mức, mệt mỏi đến vô sinh và các bệnh mãn tính.
Nếu sau khi ngừng tiếp xúc, một số hóa chất chẳng hạn như BPA có thể được cơ thể chuyển hóa và đào thải ra ngoài, cuối cùng bị phân hủy và biến mất. Thì những thứ khác chẳng hạn như kim loại nặng sẽ tích tụ trong cơ thể và trong môi trường, tồn tại trong nhiều thập kỷ hoặc hay mãi mãi tương tự như trường hợp PFAS. Khi được thử nghiệm trong các bối cảnh khác ngoài thời trang, nhiều chất trong số này, chẳng hạn như thuốc trừ sâu và dung môi đã được phát hiện là gây hại cho cơ thể sau nhiều năm tiếp xúc mãn tính, mặc dù ở mức cực nhỏ. Sự hiện diện của chúng trong thời trang đang khiến một số chuyên gia lo lắng. Hóa chất liên tục bị mất khỏi bất kỳ vật liệu nào theo thời gian. Có một thực tế vật lý là các hóa chất di chuyển đến da của bạn từ quần áo của bạn, ngay cả khi có mồ hôi hay không có mồ hôi.
Ở Bắc Mỹ và Châu Âu đã gióng lên hồi chuông cảnh báo khi các báo cáo về bỏng da do giày, quần bó và áo ngực trên trang web của Ủy ban An toàn Sản phẩm Tiêu dùng. Nhưng đến nay, đây là một chủ đề cực kỳ khó đưa ra những tuyên bố mang tính kết luận và là một lĩnh vực nghiên cứu khoa học không phổ biến. Không có nghiên cứu nào liên kết trải nghiệm của nhân viên hãng thời trang và hãng hàng không như câu chuyện trên với trải nghiệm của người dân nói chung, cũng như không có nghiên cứu nào kiểm tra tác động của việc tiếp xúc hàng ngày thông qua việc mặc đồ dệt có các chất gây ô nhiễm nguy hiểm tiếp xúc với da. Trong khi đó, sự phức tạp của thời trang lại thường dễ dẫn đến sự khó hiểu và nhầm lẫn.
Ở Mỹ, không có tiêu chuẩn liên bang về những gì có thể hoặc không thể mặc khi bán quần áo cho người lớn. Trong khi EU đã cấm hơn 30 chất sử dụng trong thời trang và sẽ từ chối một số lô hàng tại biên giới, tuy nhiên thử nghiệm của họ vẫn chưa lan tỏa và dễ bị bỏ qua.
Ngoài thời trang, rõ ràng là nhiều người Mỹ lo ngại rằng chính phủ đang thất bại trong việc bảo vệ người dân khỏi các chất độc hại. Thực phẩm hữu cơ hứa hẹn không có dư lượng thuốc trừ sâu là lĩnh vực phát triển nhanh nhất trên thị trường thực phẩm, với doanh thu đạt 57,5 tỷ đô la vào năm 2021. Sắc đẹp theo sát phía sau, với hàng triệu phụ nữ đại tu toàn bộ tủ phòng tắm của họ trong thập kỷ qua, vứt bỏ những nhãn hiệu có thành phần độc hại như phthalates và paraben. Những người có ảnh hưởng, blogger và các thương hiệu làm đẹp đã khơi dậy nỗi sợ hãi và sự ngờ vực này để thu hút sự quan tâm và bán sản phẩm, thậm chí đi quá xa khi bôi nhọ các chất hoàn toàn an toàn.
Tuy nhiên, thời trang là một ngành công nghiệp toàn cầu trị giá 2,5 nghìn tỷ USD bằng cách nào đó đã hoàn toàn trốn tránh sự giám sát tương tự. Một lý do là cả người tiêu dùng hoặc chuyên gia đều không biết hóa chất nào, hoặc thậm chí dung lượng bao nhiêu đã được sử dụng để sản xuất, xử lý, dệt, nhuộm, hoàn thiện và lắp ráp quần áo và phụ kiện.
Chúng ta ngày càng khó tránh những hóa chất này. Có nhiều hóa chất được đưa vào mọi thứ, và quần áo bao gồm trong đó. Nhưng trong khi các sản phẩm làm đẹp, tẩy rửa và thực phẩm đóng gói đi kèm với danh sách thành phần, thời trang thì không. Mặc dù thử nghiệm cho thấy các sản phẩm thời trang thường có một số thành phần hóa học phức tạp và nhiều lớp nhất so với bất kỳ sản phẩm nào khi có tới 50 loại hóa chất trở lên.
Việc yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền có lệnh cấm hoặc danh sách quy định cụ thể có vẻ còn xa vời. Tuy nhiên, chúng ta có thể bắt đầu bằng những cách đơn giản nhất. Đó là mạnh mẽ đồng lòng yêu cầu thời trang bắt buộc đi kèm với danh sách thành phần đầy đủ khi kinh doanh. Khi ấy, nếu người tiêu dùng thực sự biết những gì có trong quần áo của họ là gì, họ có thể sẽ có những lựa chọn hơn cho sức khỏe của chính mình.