Những cuộc cách tân của thời trang - Kỳ 1: Yohji Yamamoto
Yohji Yamamoto là một người hiểu rõ sức mạnh của sự bền vững. Lớn lên trong nền văn hóa Nhật Bản bị tàn phá bởi chiến tranh, nhà thiết kế đã xây dựng sự nghiệp hơn 50 năm của mình bằng sự kiên trì và không chịu khuất phục trước ý chí truyền thống.
Từ những khó khăn ban đầu với tư cách là một nhà thiết kế mới nổi cho đến màn ra mắt gây ấn tượng trên sân khấu thế giới. Hay khi công ty của ông gần như sụp đổ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, Yamamoto đã vượt qua mọi trở ngại trên con đường của mình - và luôn nỗ lực triển ngành công nghiệp thời trang Nhật Bản.
Tôi chưa bao giờ đi theo sự thịnh hành, tôi đi theo sự khác biệt, tôi không quan tâm về xu hướng". Ngày nay, thương hiệu Yohji Yamamoto của ông là liên doanh thành công nhất về mặt thương mại. Cùng với nhãn phụ nổi tiếng Y’s và dòng cho tuổi trẻ Ground Y, cho đến các dòng chính Pour Homme và Costume D’Homme.
Vào năm 2018, thương hiệu đã phát triển một lần nữa mở rộng sang một dòng nước hoa. Sự đổi mới của anh ấy đã dẫn đến những sự hợp tác đột phá và những khoảnh khắc văn hóa đại chúng, làm việc cùng với những tên tuổi thời trang đình đám, sáng tạo lại các biểu tượng như Dr. Martens. Đặc biệt nhất là dòng sản phẩm Y-3 tiên phong của ông với gã khổng lồ thể thao đường phố Adidas, đã thúc đẩy một làn sóng hợp tác đa thể loại mới. Mở đường cho ngành công nghiệp thể thao trị giá hàng tỷ đô la hiện nay.
Yohji Yamamoto được nhiều người coi là nhà thiết kế thời trang vĩ đại nhất cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI. Ông ấy là một trong số ít những người trong nghề đã thành công trong việc phá vỡ ranh giới giữa quần áo và nghệ thuật. Bằng cách tạo ra quần áo thời trang thượng lưu từ những thứ cơ bản như giày thể thao, quần jean denim cho đến những chiếc áo choàng lấy cảm hứng từ thời trang cao cấp, chẳng khác gì những tác phẩm điêu khắc di động. Được đánh giá là sự pha trộn giữa nghệ nhân và người mơ mộng triết học, Yamamoto đã cân bằng những thái cực dường như không tương thích trong các quy mô cạnh tranh của thời trang.
Tuy nhiên, bất chấp tầm quan trọng của tài năng và sự cống hiến, Yamamoto vẫn chưa trở thành chủ đề của các cuộc thảo luận nghiêm túc giữa các nhà báo thời trang và các nhà sử học. Có lẽ thật mỉa mai rằng điều duy nhất họ nói về Yamamoto - từ những tác phẩm đến thành tụ - đến từ một người có ít kiến thức và ít quan tâm đến thời trang.
Những sự ái mộ của ông là không thiếu, điển hình như Wim Wenders, nhà làm phim nổi tiếng người Đức. Đã sản xuất một bộ phim tài liệu vào năm 1989 mang tên Sổ tay về các thành phố và quần áo ( notebook on cities and clothes). Trong suốt bộ phim, Wenders đã xây dựng kịch tính khả năng thiên tài sáng tạo của Yamamoto bằng cách kết hợp những lời của nhà triết học người Đức quá cố Walter Benjamin với bối cảnh đô thị của cả Tokyo và Paris. Tuy nhiên, suốt quá trình bộ phim những yếu tố đặc biệt của nghệ thuật may váy cũng như những đóng góp về thẩm mỹ cụ thể của Yamamoto đều không được thảo luận. Không kể hết được những yếu tố làm cho Yohji Yamamoto trở nên vĩ đại.
Chủ đạo trong các tác phẩm của Yamamoto lấy cảm hứng từ những hình ảnh phi vật thể, chủ yếu là trang phục lịch sử từ các nguồn như ảnh chụp. Cổ áo nhàu nát trong bức chân dung của August Sander, những chiếc váy mỏng manh được Jacques-Henri Lartigue chụp khi đi nghỉ ở Riviera, và chủ nghĩa hiện thực tàn khốc trong chuyến du lịch của Françoise Huguier giữa những người Inuit ở Vòng Bắc Cực chỉ là một vài ví dụ.
Sự Khởi Đầu
Yamamoto sinh ra ở Tokyo vào ngày 3 tháng 10 năm 1943. Yohji không hề biết cha mình là ai, vì ông ấy đã hy sinh tại Mãn Châu trong Thế chiến thứ hai; Ông được nuôi dưỡng bởi người mẹ Yumi của mình. Là một người thợ may quần áo, Yumi có những khả năng vượt trội làm ra những tác phẩm tuyệt đẹp. Nhưng vì giới tính và địa vị trong xã hội đã khiến cô có ít cơ hội kiếm sống và được công nhận tài năng của mình. Yamamoto kể rằng: “ Trong trí nhớ của tôi, mẹ đã phải chịu đựng những sự phẫn nộ của một cô công nhân có tay nghề nhưng không được xã hội Nhật Bản thời ấy công nhận.”
Yumi khuyến khích con trai mình trở thành một luật sư - Yohji Yamamoto tốt nghiệp với bằng luật tại Đại học Keio nhưng chưa bao giờ hành nghề. Tuy nhiên, sự hấp dẫn của việc trở thành một nhà thiết kế đã kéo Yamamoto đến với thời trang. Ông thấy rằng, mình cần phải làm nhiều hơn những gì mẹ mình đã mong ước cho cuộc đời của bà. Lòng trắc ẩn của ông dành cho những người phụ nữ được thể hiện qua việc chế tạo cách tân phom dáng của nữ giới.
Các bộ sưu tập của ông được xây dựng chủ yếu xoay quanh sự thoải mái và tự tin mà quần áo có thể mang lại cho phụ nữ, không quan tâm đến việc thể hiện họ như vật phẩm sự ham muốn của nam giới.
Yamamoto theo học ngành thiết kế thời trang tại Bunkafukuso Gakuin, một học viện thời trang nổi tiếng ở Tokyo. Mặc dù có kỹ năng như một nghệ nhân bậc thầy, ông bắt đầu sự nghiệp của mình với tư cách là một nhà sáng tạo ẩn danh vào khoảng năm 1970. Hai năm sau, ông bán các thiết kế của riêng mình dưới nhãn hiệu Y's
Vào năm 1977, lần đầu tiên ông giới thiệu bộ sưu tập Y's của mình tại Tokyo. Với vô số ý kiến cho rằng ông không hợp khẩu vị của giới mộ thời trang Nhật Bản, nhưng Yamamoto chả nói gì và quyết định chiến đấu bất kể dư luận. Cùng với người đồng hương Rei Kawakubo, ông đã thiết kế bộ sưu tập Ready-to-Wear dành cho phụ nữ cao cấp đầu tiên của mình vào năm 1981 và giới thiệu nó tại Paris.
Trong hai năm tiếp theo, Kawakubo và Yamamoto đi tiên phong trong ý tưởng về thời trang tái cấu trúc (deconstructed). Cách mạng thẩm mỹ của họ đã gây chấn động thế giới với những bộ quần áo có vẻ như chưa hoàn thiện, rách nát và được ghép lại với nhau một cách lộn xộn. Hình bóng thướt tha, uyển chuyển của Yamamoto và việc sử dụng màu đen trong vũ trụ bùng nổ sắc màu của thập niên 80 đã làm tăng thêm tác phẩm đột phá của ông. Trở thành cái nhìn được ưa chuộng của thẩm mỹ đô thị ( urban aesthetic) những năm 1980. Năm 1984, Yamamoto giới thiệu một dòng quần áo nam sang trọng kết hợp nhiều yếu tố tương tự.
Gu Thẩm Mỹ của Yamamoto
Khi Kawakubo và Yamamoto giới thiệu bộ sưu tập thời trang đầu tiên của họ cho khán giả quốc tế vào những năm 1980, họ đã được xác định là những nhà thiết kế "Nhật Bản”. Hầu như mọi bài báo về chúng, cũng như những lời đánh giá phê bình về bộ sưu tập của đều bắt đầu bằng việc mô tả chúng như không thể tách rời và gói gọn trong di sản châu Á. Họ không nhìn vào tài năng cũng như sản phẩm, cái mà ngành thời trang tại châu Âu bấy giờ quan tâm là chủng tộc của 2 nhà thiết kế trẻ gốc Á.
Nhiều nhà báo còn chế diễu rằng họ sản xuất quần áo mặc cho tất cả người Nhật. Và người Á Đông thích sự rách nát. Thực tế là những bộ quần áo rộng rãi, tối màu và có vẻ như rách nát đã từng khiến những người Nhật phải giật mình cũng như khán giả phương Tây.
Mặc dù sự nghiệp của Yamamoto đã thay đổi và phát triển trong hai thập kỷ tiếp theo, nhưng ông vẫn giữ được chất riêng và không để văn hoá Tây phương ảnh hưởng - sự mơ hồ về giới tính, tầm quan trọng của màu đen và tính thẩm mỹ của việc giải cấu trúc.
Phá bỏ mọi luật lệ về “giới tính"
Giới thời trang và giới truyền thông đã từng có quãng thời gian bác đỏ đi tình yêu và sự tôn trọng dành cho phụ nữ của Yamamoto. Vì trang phục của ông thường không có dấu hiệu giới tính theo phong cách phương Tây. Họ cho rằng ông bày tỏ ác cảm với sự nữ tính, vì thường đưa ra những mặt hàng quần áo phụ nữ trong những thiết kế lấy cảm hứng từ trang phục của nam giới.
Nhưng điều mà dư luận không hiểu rằng, việc nhập vai giữa các giới tính như vậy từ lâu đã trở thành một phần của văn hóa Nhật Bản. Thay đổi giới tính cho các vai diễn là một phong tục của các nghệ sĩ Nhật Bản từ thời xa xưa. Yamamoto nhiều lần chọn mẫu nữ cho các buổi trình diễn thời trang nam giới của mình là một mảnh ghép nhỏ khác trong sự phá luật về giới tính của ông.
Ngay cả khi tác phẩm sau này của ông dần theo chủ nghĩa lãng mạn (romanticism) của thời trang cao cấp hậu chiến Paris, Yamamoto vẫn tái hiện lại tác phẩm của ông một cách trái ngược lại so với những nhà mốt thời bấy giờ. Cố tình vắng mặt trong các buổi diễn của ông ấy là những vật dụng cần thiết trong tủ quần áo của nữ giới thời bấy giờ: Giày cao gót, viền cổ sâu, gấu váy ngắn và những chiếc áo làm từ chất liệu mỏng (sheer).
Những đặc điểm này có thể là lý do mà những bộ vest tối màu và áo sơ mi trắng dành cho cả nam và nữ của Yamamoto trở thành một trong những sản phẩm kinh điển và hấp dẫn nhất của ông
Phong Cách Giải Cấu Trúc ( Deconstructed Style)
Phong cách giải cấu trúc, ban đầu là một phong trào triết học của Pháp. Không có bằng chứng nào cho thấy những ý tưởng của phong trào đó là động lực thúc đẩy các thiết kế ban đầu của Yohji Yamamoto. Nhiều khả năng là ông đã kết hợp một loạt các ảnh hưởng: sự tàn phá và tái thiết nhanh chóng của Nhật Bản trong thời kỳ hậu chiến, cuộc khởi nghĩa chống lại thị hiếu tư sản, và liên kết với phong cách đường phố châu Âu.
Về mặt thẩm mỹ, các kỹ thuật may trang phục đã mang lại cho tác phẩm của Yamamoto vẻ ngoài hoàn mỹ, sử dụng phương pháp may trang phục truyền thống không đến từ phương Tây, cùng với quan niệm rằng các vật thể tự nhiên, hữu cơ và không hoàn hảo cũng có thể đẹp. Quần áo của Yamamoto che đi cơ thể bằng những nếp gấp đồ sộ và nhiều lớp vải sẫm màu. Ngoài ra, chúng còn làm giảm bớt các yếu tố hiển nhiên của quần áo như mặt trước và ranh giới rõ ràng giữa bên trong và bên ngoài của một bộ quần áo.
Thời trang giải cấu trúc của Yamamoto bắt đầu bằng hỏi về bản chất của sự tồn tại sau chiến tranh của ông. Những nỗ lực ban đầu của Nhật Bản nhằm xây dựng lại cơ sở hạ tầng vật chất và chính trị, và sự phát triển kinh tế sau này. Đã cung cấp môi trường thích hợp để nuôi dưỡng tài năng của một thế hệ sáng tạo đáng kinh ngạc, bao gồm các kiến trúc sư Tadao Ando, Arata Isozaki và Kenzo Tange , cũng như nhà thiết kế nội thất Shiro Kuramata, và các nhà thiết kế thời trang Yohji Yamamoto và Rei Kawakubo.
Yamamoto được thúc đẩy bởi sự tức giận của thế hệ dẫn đầu những thay đổi xã hội của những năm 1960 tại Nhật Bản. Vì vậy, ông đã đạt được một tầm nhìn mới cho thời trang chống lại sự tuân thủ tư sản vốn xuất phát từ cái mà Yamamoto đã quen gọi là chủ nghĩa thực dân Mỹ.
Mặc dù các yếu tố chính xác dẫn ông đến việc tạo ra phong cách cụ thể của mình có thể không được biết, nhưng nhiều nhà báo đã kết luận rằng trang phục của Yamamoto phản ánh một kiểu giận dữ của những người sống sót sau vụ thảm sát hạt nhân và được gắn mác "người phụ nữ đeo túi ở Hiroshima".
Bất chấp những hiểu lầm như vậy, các thiết kế của Yamamoto cùng với những nhà thiết kế có trụ sở tại London như Malcolm McLaren và Vivienne Westwood, đã biến quần áo thành một phương tiện biểu đạt chính trị và đi đầu trong phong trào punk.
Yamamoto và Paris lần nữa
Năm 2019, Yamamoto trở lại Paris với bộ sưu tập Xuân Hè được giới phê bình đánh giá cao được tổ chức tại Grand Palais. Mặc dù ông ấy vẫn là Giáo chủ của màu đen, trong những năm gần đây ông đã giới thiệu một bảng màu rộng hơn. Xuất hiện trong các tiết mục của ông là màu đậm và các bản in hoạ tiết lớn.
Không gian tối tăm được kết bởi âm nhạc đi kèm, do chính Yamamoto sáng tác, nó thể hiện sự thách thức của ông với các thế lực hủy diệt. "Chống phân biệt chủng tộc, chống sự nóng lên toàn cầu đi, ủng hộ thời trang phi giới tính", thể hiện một khái niệm được xác định rõ tầm nhìn của ông về những vấn đề xã hội.
Ở tuổi 75, Yamamoto luôn bỏ qua ý định nghỉ hưu và vẫn muốn cống hiến quyết liệt cho công việc và đội ngũ của mình. Chắc chắn, sự nổi loạn của thời trang này sẽ chiến đấu đến hơi thở cuối cùng
Yohji Yamamoto - Một Huyền Thoại
Tổng Hợp: Brian Pham