Nhìn lại hành trình một thập kỷ của John Galliano tại Maison Margiela
Cùng điểm lại những khoảnh khắc đáng giá với chặng hành trình 1 thập kỷ của John Galliano trong vai trò giám đốc sáng tạo của Maison Margiela. Dù là từ sàn diễn, chiến dịch thời trang, hay thời khắc thảm đỏ, chúng đều có giá trị tư liệu quý báu cho lịch sử thời trang, nhất là đối với thế hệ kế thừa di sản của nhà mốt Pháp.
Galliano rời Maison Margiela khi đang ở đỉnh cao sáng tạo, tự hào, hy vọng vào tương lai của thương hiệu, và ông cũng không giấu sự hài lòng về hành trình trải qua của mình. “Thách thức mà chúng tôi đặt ra cho mình — kết quả của nó là xây dựng trên DNA mà Martin [Margiela] để lại. Đó thực sự là dòng máu chảy trong huyết quản sáng tạo của chúng tôi và là một điều khả thi,” Galliano từng chia sẻ.
Trong hơn một thập kỷ làm việc tại Maison Margiela, Galliano đã tạo ra một loạt những thuật ngữ mới để mô tả cụ thể về các kỹ thuật của mình — các kỹ thuật như decortiqué (để loại bỏ lớp ngoài của một thứ gì đó) hoặc replica (mở rộng khái niệm về bản sao, trước đây được nhà mốt sử dụng để chỉ định các bản sao của những thiết kế cổ điển), hay khái niệm được nhắc tới nhiều nhất là "artisanalogy" (thủ công mỹ nghệ). Đây là những ý tưởng được triển khai dựa trên công trình nền tảng của Margiela, nhưng chúng chỉ có thể được tạo ra từ đôi bàn tay thiên tài của Galliano. Chúng ở đó, tồn tại vĩnh cửu — như nguồn cảm hứng. Dưới đây là những sáng tạo, dấu ấn khó quên của Galliano tại Maison Margiela, dù là trên sàn diễn, cho những người nổi tiếng hay trên các ấn phẩm tạp chí thời trang.
Bộ sưu tập Maison Margiela Artisanal đầu tiên
Đây là một cột mốc đánh dấu sự tiếp quản của Galliano tại Margiela, John từng chia sẻ rằng ông từng ngồi đối thoại cùng Martin, và nhận được sự đồng thuận hoàn toàn của nhà sáng lập khi phát triển thương hiệu theo định hướng sáng tạo riêng - "Hãy lấy những gì anh muốn từ DNA của thương hiệu, tin vào bản thân và biến nó thành của riêng mình".
John Galliano chia sẻ rằng ông đã rất tâm huyết với những nghiên cứu mà bản thân sẽ phải thực hiện, nhưng để có nguồn, người sáng lập Maison Margiela, ngồi đối diện với ông, người đã rất hào phóng với thời gian và những hồi ức của mình và triết lý đằng sau thương hiệu — đã tiếp thêm động lực rất lớn cho Galliano, giúp ông vượt qua những lắng lo và hoài nghi về sự tương thích giữa ông và Margiela. Điều đó đã được chứng thực với sự ra đời của bộ sưu tập Artisanal đầu tiên của nhà mốt.
Maison Margiela, AW15: Dressing in haste
Cùng với việc thiết lập lại định hướng sáng tạo cho thương hiệu, John Galliano cũng đã nỗ lực để tạo nên một hình tượng mới cho Margiela. Đó là lý do mà bộ sưu tập Thu-Đông 2015 lại được mang tên "Dressing in Haste". Đây là lúc chúng ta lần đầu tiên mường tượng được một hình tượng mới trong tâm trí khi nhắc tới Margiela - một cô gái bị cuống vào nhịp sống hối hả và muốn mặc sành điệu nhưng phải dễ mang mặc. Đó là sự quyến rũ vô thức khi cô ấy mặc một chiếc áo phông, mặc một chiếc áo khoác hoặc đi ra ngoài với găng tay cao su nhà bếp. Styling trở thành một điểm sáng trong cách giới thiệu, trình diện các mẫu thiết kế trên sàn diễn. Các đường cắt trang phục sành điệu, sang trọng nhưng lại chẳng rườm rà để khoác lên người.
Artisanal, AW16
John Galliano đã có màn hợp tác lần đầu tiên tại Margiela với một nghệ sĩ đương đại — Benjamin Shine. Thông qua quá trình chỉnh sửa, xếp nếp và gấp vải, Benjamin đã tạo ra khuôn mặt khói rất đỗi ấn tượng nhưng ám ảnh đó — nó gần giống như là khói thuốc lá. Benjamin ấy thực sự không khâu bất cứ thứ gì; tất cả đều được tạo nếp và cố định bằng bàn là. Sau đó, đội ngũ của Maison Margiela phải chuyển vận những tác phẩm ấn tượng đó xuống các mẫu thiết kế áo khoác. Để làm được điều đó, cả đội ngũ đã phải tốn rất nhiều công nghiên cứu, thử nghiệm, chẳng khác nào những nhà ảo thuật. Tất cả đều là sự hòa hợp, theo đúng nghĩa của thời trang cao cấp. Màn tác hợp này thành công ngoài sức tưởng tượng, tạo nên khoảnh khắc được chia sẻ rộng rãi trên internet - góp công khiến cho Maison Margiela trở thành một thương hiệu nổi bật nhất trong năm 2016.
Artisanal, SS18: sự chiếm lĩnh của hoạ tiết in
Một bộ sưu tập ấn tượng khác đến từ John Galliano cho Maison Margiela. Ý niệm ban đầu của ông là tái tạo qua bản in có độ bóng cao của một chiếc áo mưa bằng nhựa mặc ngoài áo khoác - một món trang phục thường nhật của một người đàn ông. Nó trở thành ý tưởng phát triển ban đầu cho SS18. Những thiết kế khác được tạo dựng nên bằng vải phản quang, khi đi dưới một cường độ ánh sáng nhất định, chúng trở nên nhiều màu sắc và đem đến hiệu ứng thị giác vô cùng mãn nhãn. Những đôi giày thể thao mang mặc trong BST lần này là sự kết hợp với thương hiệu Reebok.
Artisanal, AW18: Nomadic cutting
Bộ sưu tập Artisanal của Margiela AW18 đã một lần nữa gây choáng ngợp cho giới mộ điệu, bởi những chi tiết thủ công được tạo dựng tinh xảo, thể hiện rõ kỹ thuật đỉnh cao của các nghệ nhân của nhà mốt. Nomadic cutting là một kỹ thuật cắt trang phục cho phép quần áo di chuyển xung quanh cơ thể. Nó có thể thấy là một thiết kế chân váy có cạp quần, nhưng bên trong nó, đội ngũ đã ứng dúng kỹ thuật nomadic cutting để cắt và tạo dựng nên hình ảnh của một chiếc áo khoác. Hoặc một chiếc caban được cắt thành áo khoác, hoặc một chiếc váy bustier nhỏ được cắt thành áo choàng. Rất sáng tạo và mãn nhãn về thị giác.
Maison Margiela, AW20: Reclica
Recicla là một cách tiếp cận tái chế và tái sử dụng và đó là một thuật ngữ mà John Galliano đã tạo ra. Replica là từ ban đầu mà Martin đã sử dụng. Recicla có nghĩa là sử dụng một số đồ vật tìm thấy trong cửa hàng từ thiện và đội ngũ sẽ cắt chúng ra và trộn chúng lại với nhau. Mỗi một sản phẩm làm ra đều là độc nhất vô nhỉ. Nhưng điều khiến cho nó trở nên có ý nghĩa là vì reclica thực sự đã truyền cảm hứng cho khía cạnh kinh doanh của mọi thứ; đội ngũ sáng tạo đã thực sự đã tìm ra giải pháp để sản xuất ra các mẫu thiết kế mang ý nghĩa, câu chuyện riêng. Tất cả các sản phẩm được làm ra đều được dán nhãn, sẽ rõ ghi nguồn gốc, năm mà sản phẩm cấu thành nên thiết kế được tìm thấy...
Đám cưới của Ivy Getty
Ivy Getty là cháu gái của tỷ phú dầu mỏ Jean Paul Getty và là con gái duy nhất của John Gilbert Getty. Để chuẩn bị cho hôn lễ này, Ivy Getty đã mời Chủ tịch Hạ viện Mỹ, Nancy Pelosi trở thành người chủ hôn. Và cùng bởi vì đó là Ivy Getty nên nhà thiết kế đại tài, John Galliano đã phá lệ thực hiện một loạt thiết kế Maison Margiela custom-made cho cô cùng dàn phù dâu lên đến 14 người. Riêng bộ váy cô dâu là thiết kế Haute Couture của Maison Margiela được đặt làm riêng vô cùng kiêu sa và tinh tế, cùng chiếc vương miện trứ danh được làm lại với chất liệu metallic đồng bộ vói chiếc váy, và khăn che mặt trang nhã.
Đây là một khoảnh khắc trọng đại không chỉ đối với cô dâu Ivy Getty mà còn cả với Maison Margiela và John Galliano. Chiếc váy được tạo thành từ tất cả các tấm gương vỡ được lắp ráp lại giống như kính màu. Đó là một quá trình chắp ghép các mảnh gương khá tốn công sức, nhưng khi cô dâu Ivy mặc nó vào, chiếc đầm rực sáng, bởi vì tất cả ánh sáng chỉ khúc xạ ra khỏi cô ấy. John cũng đã làm cho cô ấy một chiếc vương miện nhỏ trông giống như những chai Coca Cola vỡ, nhưng tất cả chúng đều được in 3D; chúng trông giống như những viên đá phun cát từ bãi biển. Chiếc đầm cưới thoạt nhìn có vẻ rất sắc bén, nhưng lại không hề gây thương tổn gì cho bất kỳ ai. Quả là một thủ pháp xử lý chất liệu tuyệt diệu.
Artisanal, AW21: Anonymity of a lining
Lớp lót luôn ẩn giấu, nhưng có những thứ đẹp đẽ luôn ẩn dấu sau đó. Tất cả đều là một phần của thứ thúc đẩy chúng ta đến với quá trình giải cấu trúc. Đó cũng là một trong những lý do tại sao cả Martin và Galliano hay bất kỳ ai trong những năm 80 đều giải cấu trúc là để học cách tạo dựng, cách may quần áo, bởi vì đó là động lực thúc đẩy của thế hệ sáng tạo lúc bấy giờ. Galliano nghiệm ra rằng đó có lẽ là lúc ông khám phá ra vẻ đẹp của những lớp lót trang phục. Vì vậy, tất nhiên, ông cũng muốn mọi người biết điều đó và thấy điều đó. Đó là một phần của toàn bộ phong trào giải cấu trúc đó, là để khám phá những thứ mà họ coi trọng rất nhiều — các đường may nhỏ, công việc, các mũi khâu, sự tỉ mẩn của những người thợ may.
Zendaya tại Met Gala 2024 ‘Sleeping Beauties: Reawakening Fashion’
Một khoảnh khắc đáng nhớ khác, khi It-Girl của làng điện ảnh đương đại Zendaya lựa chọn diện trên mình một thiết kế của Margiela được tuỳ chỉnh riêng cho Met Gala năm nay với chủ đề Sleeping Beauties: Reawakening Fashion. Chính Zendaya là người khăng khăng muốn diện một thiết kế của John Galliano cho sự kiện quan trọng lần này, bởi nữ diễn viên tin rằng mình sẽ cảm thấy tự tin bội phần khi diện một sáng tạo của Galliano cho chủ đề lần này của Met Gala. Và quả thật cô đã không sai. Mọi thứ đều hoàn hảo, và Zendaya đã thực sự giống như là một hiện thân sống cho hình tượng của Maison Margiela dưới thời John Galliano.
Artisanal, SS24: Artisanalogy
Show diễn cuối cùng của Galliano đồng hành cùng Maison Margiela cũng là show diễn đem tới màn tán thưởng rộn ràng nhất. Từ trang phục, sân khấu, cách thức trang điểm, styling đều hoàn mỹ. Sự lan truyền của show diễn cứ râm ran mãi. Thậm chí là qua ngày thứ ba hoặc thứ tư, mọi người vẫn luận bàn sôi nổi về show diễn, kèm theo đó là hàng loạt nội dung sáng tạo trên các nền tảng ăn theo cách thức trang điểm cho show diễn. Sau nhiều tuần và nhiều tháng, Artisanalogy vẫn trở thành một chủ đề để mọi người thảo luận. Công việc mà Pat McGrath đã làm, và cách nó thu hút tất cả những người trẻ tìm thấy niềm vui và thử thách với việc tự trang điểm. BST này cũng giúp truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ hiểu về cách styling ngược ngạo, mặc áo khoác dài từ sau ra trước và thực sự làm chủ nó. Đó thực sự là một điều gì đó rất đỗi cảm động đối với Galliano. Đó là lý do tại sao ông luôn cảm thấy tự hào vì những gì mình và đội ngũ đã tạo ra.