Documentary

Nhà thiết kế Jonathan Anderson trò chuyện cùng hai nghệ sĩ Gilbert & George

Hai nghệ sĩ huyền thoại Gilbert & George chia sẻ cùng nhà thiết kế Jonathan Anderson về cuộc đời và hoạt động nghệ thuật của bộ đôi này.
suit overcoat clothing coat tie accessories person blazer crowd attorney

Gilbert & George được ví von như hai âm thanh nhưng cùng cất một tiếng nói, một bắt đầu câu nói thì người kia có thể kết thúc nó. Bộ đôi nghệ sĩ người Anh này không chỉ hợp nhau về suy nghĩ mà còn luôn mặc cùng kiểu trang phục, tôn nhau bởi màu sắc, đây cũng là hình ảnh thương hiệu kể từ thời điểm hợp tác vào năm 1967 khi còn học điêu khắc ở trường Saint Martin ở Đại học Nghệ thuật London.

Nhà thiết kế người Bắc Ai Len Jonathan Anderson, với vẻ ngoài trẻ trung và sự nổi loạn thường trực dường như là sự đối lập hoàn hảo. Hiện anh vừa sở hữu thương hiệu của riêng mình JW Anderson vừa là giám đốc sáng tạo cho nhà mốt cao cấp Tây Ban Nha Loewe.

Được biết đến với sự phá cách đặc trưng, Anderson nói nguồn cảm hứng gần đây nhất của anh đến từ Oscar Wilde, cũng là người Ai Len: “Bí mật của cuộc sống chính là nghệ thuật.” Nhà thiết kế này không ngần ngại bày tỏ sự ngưỡng mộ với những sản phẩm sáng tạo của Gilbert & George và đã từng hợp tác với bộ đôi này vào năm 2018. Một minh chứng cho việc thế hệ đi trước luôn để lại tầm ảnh hưởng tới người đến sau.

Jonathan Anderson
Jonathan Anderson
1606209318299259-jonathan-2.jpg
1606209322828437-jonathan-3.jpg
Spring/Summer 2015- Loewe

PAMELA GOLBIN: Mọi người có tin rằng có mối liên quan giữa nghệ thuật và thời trang không?

GILBERT: Không, chắc chắn là không. Chúng tôi không bao giờ ngắm thời trang. Khi bước đi trên đường phố London vào năm 1968, chúng tôi chỉ muốn được là chính mình. Vì thế chúng tôi tự đề ra cho mình...

GEORGE: —một trách nhiệm. Xuất thân từ tầng lớp công nhân, chúng tôi tin rằng một bộ đồ suit có ý nghĩa quan trọng với các sự kiện đặc biệt. Nếu bạn đi làm hay đi đám cưới hay đám ma hay đi nhà thờ, bạn phải mặc suit. Và chúng tôi tin rằng ngày nào trong đời cũng quan trọng ngang nhau.

GEORGE: Nếu bạn có thể tính toán bằng cách đưa mỗi bộ suit được mặc mười năm 1 lần trong suốt hàng trăm năm vào một chiếc máy tính và ấn nút trung bình, kết quả chính là bộ chúng tôi đang mặc đây. Chúng tôi khá giống Oscar Wilde, ông ấy nói rằng thời trang là thứ tệ hại, vì thế ta cần phải thường xuyên thay đổi chúng.

JONATHAN ANDERSON: Gilbert & George, cháu chịu ảnh hưởng rất nhiều từ sáng tạo của hai người khi còn học đại học, và cháu nghĩ lần hợp tác với hai người vào năm 2018 là nền tảng tuyệt vời để giao tiếp với thế hệ trẻ. Cháu thích chất hài hước kiểu Anh, và khi nhìn vào những gì hai người làm vào đầu thập kỉ 80, cháu đã nghĩ những người đàn ông ở đó rất quyến rũ, họ là những người chúng ta sẽ muốn trở thành. Lần hợp tác với hai chú xuất phát từ sự ngưỡng mộ của cháu.

Gilbert & George, 2015 © Gilbert & George.
Gilbert & George, 2015 © Gilbert & George.

PG: Jonathan, anh vừa được bổ nhiệm vào ban lãnh đạo bảo tàng Victoria & Albert ở London.

JA: Đúng vậy, và việc Gilbert & George nhắc đến Oscar Wilde cũng rất thú vị với tôi. Khi nghĩ đến đồ vét, bộ suit nhung màu sô cô la thật sự rất ấn tượng, bảo tàng Victoria & Albert cũng vừa có được nó. George, cháu nghĩ chú nói đúng. Ngoại trừ phần ve áo và hông, đồ vét chẳng thay đổi mấy qua hàng trăm năm qua.

GEORGE: Chúng tôi luôn muốn vừa nổi bật lại vừa hòa lẫn vào đám đông. Đồ suit cũng rất hữu dụng: chẳng ai lục đồ người mặc suit ở sân bay, và muốn book bàn ở nhà hàng nào cũng được.

GILBERT: May mà chúng tôi ngay từ đầu đã không muốn làm nghệ thuật. Chúng tôi chính là nghệ thuật.

 “The Singing Sculpture” -1992.
“The Singing Sculpture” -1992.

PG: Ba người có nghĩ chỉ cần mặc bộ đồ suit đẹp nhất là người ta có thể có được bất cứ điều gì?

GILBERT: Tất nhiên rồi! Chúng tôi chính là ví dụ điển hình. Đồ suit giúp chúng tôi trốn tránh theo cách không thể thần thái và tuyệt vời hơn.

GEORGE: Khi mặc như thế này chúng tôi có thể làm bất cứ điều gì. Đồ suit thành thị là phiên bản hiện đại của Kị sĩ ngày xưa, chẳng phải nhìn chúng rất giống áo giáp sao?

JA: Đúng vậy! Tôi luôn nghĩ phần bên trong bộ suit rất thú vị. Tôi đặc biệt thích phần vải lót ngực: chất liệu lông ngựa khiến nó êm hơn hẳn. Những chất liệu khi đặt cùng nhau lại có thể tạo nên bộ đồ lạ lùng.

1606209711548536-jonathan-6.jpg
1606209715868455-jonathan-7.jpg
“Trapped,” 1980, @Gilbert & George; “Union Dance,” 2008 @Gilbert & George

PG: Với anh Jonathan, vai trò của thời trang là gì?

JA: Tôi sinh ra và lớn lên ở Bắc Ai Len nơi thời trang không thực sự được chú trọng. Quần áo với tôi trở thành một kiểu vũ khí. Tất cả chúng tôi đều trở thành ai đó khi đi làm hay đi ra ngoài vào buổi tối. Thời trang có thể giúp người ta cảm thấy thoải mái nhưng cũng có thể để che giấu bảo vệ ai đó, trang phục thực sự có thể là công cụ thể hiện mạnh mẽ tính cách. Tôi thích ngồi trong công viên và quan sát trang phục của mọi người, tôi thích để ý đến thái độ của họ, điều gì họ đang cố che giấu. Thời trang có sức nặng ở chỗ nó thực sự có thể thể hiện giai đoạn cuộc đời của ai đó.

GILBERT: Nhưng với chúng tôi, thời trang chống lại những gì chống tôi tin tưởng, vì chúng tôi đã quyết định khoác lên người bộ suit, như thiền sư vậy, không thể thay đổi được.

GEORGE: Chúng tôi cũng đã sớm nhận ra khi còn trẻ rằng nhiều người trẻ ở London chỉ mặc một bộ suit trong 2 năm rồi họ sẽ phải mua bộ mới cho hợp thời dù thực ra tất cả đều giống nhau cả thôi.

GEORGE: Không hoàn toàn giống nhau nhưng… tương tự nhau.

1606209792359817-jonathan-8.jpg
1606209795775459-jonathan-9.jpg
Loewe Fall/Winter 2020 Men

PG: Gilbert & George là hai người nhưng được coi như một nghệ sĩ, anh lại là một nhà thiết kế với hai màu sắc khác nhau khi làm việc với cả hai brands JW Anderson và nhà mốt Loewe.

JA: Anh xem phim Willy Wonka & the Chocolate Factory chưa, nhân vật Willy (do Gene Wilder thủ vai) luôn chỉ làm những việc người ta không cho làm. Tôi không tin vào khái niệm trang phục cho nam hay nữ, miễn là bạn cảm thấy ra sao khi mặc bộ đồ đó.

Khi còn nhỏ khi đi mua sắm cùng mẹ, bà luôn nói “Một người phụ nữ sẽ mặc đồ khác với đàn ông.” Tôi nghĩ điều này thật nực cười, nó khiến tôi muốn thách thức những quan niệm đó bằng JW. Ở Loewe, tôi cảm thấy đó là phiên bản thời thượng hơn của chính bản thân mình, đó là lúc tôi muốn bình tĩnh hơn và tôn trọng hơn. May là tôi có thẻ tài Eurostar để có thể đi đến với tính cách còn lại của mình ở Paris (tổng hành dinh của Loewe).

1606209928422948-jonathan-10.jpg
1606209932950913-jonathan-11.jpg
1606209938099896-jonathan-12.jpg
2018 JW Anderson x Gilbert & George collection.

PG: Gilbert & George, hai người đang thực hiện một dự án có tiêu đề New Normal - Bình thường Mới. Quá trình này diễn ra thế nào?

GEORGE: Rất hào hứng. Chúng tôi thực sự cảm thấy mình đang làm nó đúng rồi.

GILBERT: Ý tưởng đến khi chúng tôi đang đi trên phố ở khu Spitalfields. Chúng tôi muốn tìm ra một cái tên có thể định nghĩa chủ nghĩa hiện sinh trong tiếng Anh. Và nó không phải “bình thường,” thường là như vậy. Chúng tôi cũng luôn gọi những tấm ảnh mới là “mới”, vì thế “New Normal” ra đời.

May mà chúng tôi không làm nghệ thuật ngay từ đầu. Chúng tôi chính là nghệ thuật. —Gilbert

PG: Đại dịch làm gián đoạn cả thế giới nghệ thuật và thế giới thời trang. Phòng triển lãm giờ là màn hình máy tính và thời trang cũng bước vào giai đoạn số hóa. Điều này thay đổi quá trình làm việc của ba người thế nào?

GILBERT: Không thay đổi gì vì hiện nay chúng tôi vẫn chưa tổ chức triển lãm, chúng tôi vẫn đang phải làm ngày đêm vì nó, và không nghỉ ngơi một ngày nào trong suốt cả năm dịch bệnh.

JA: Đúng là thời trang đã thay đổi nhiều. Tôi nghĩ cũng đến lúc rồi, đại dịch chỉ khiến quá trình này diễn ra nhanh hơn thôi, nó buộc thời trang phải thay đổi, và giờ chính là thời điểm đó. Đây là khoảng thời gian đáng sợ với ngành công nghiệp thời trang, nhưng cùng lúc đó tôi thấy việc này có tính giải phóng. Tôi có nhiều thời gian hơn để làm việc cùng thời trang và đọc nhiều hơn. Cái thử thách tôi, đặc biệt khi sống ở London là khoảng cách kinh tế ngày càng lớn giữa cư dân ở đây.

GEORGE: Thông điệp của chúng tôi luôn là: chưa bao giờ con người có nhiều lợi thế như lúc này, vì thế tất cả chúng ta đều đang quá được nuông chiều!

“Bloody Mooning,” 1996, @Gilbert & George.
“Bloody Mooning,” 1996, @Gilbert & George.

PG: Chúng ta có thể làm gì?

GEORGE: Nghệ sĩ không phải ở đây để cổ vũ điều này mà là để chỉ cho mọi người thấy có những cách khác nữa.

GILBERT: Chúng tôi thích ý tưởng tranh luận với người xem về những chủ đề khó nhằn. Với chúng tôi đó chính là nghệ thuật.

GEORGE: Nhiều người hỏi chúng tôi sao cứ phải khuấy động dư luận. Chúng tôi chắc chắn không muốn làm vậy, và sẽ không bao giờ làm điều này. Chúng tôi chỉ đơn giản muốn khuấy động suy nghĩ.

PG: “Nghệ thuật cho Tất cả ” là phương châm của hai người trong khoảng thời gian dài.

GILBERT: Chúng tôi sử dụng nó từ năm 1969 vì muốn sáng tạo nghệ thuật cho tất cả những người có thể đọc và hiểu điều gì đó từ thứ họ đọc.

PG: Mọi người có nghĩ có thể có thứ tương tự trong thời trang “Thời trang cho Tất cả” chẳng hạn?

JA: Đúng vậy. Thời trang thường dễ bị đánh đồng vào một kiểu nghệ thuật cao cấp nào đó, nhưng dù muốn hay không ai cũng liên đới đến thời trang. Tất cả chúng ta đều tương tác với nó hàng ngày. Tôi nghĩ chúng ta thực sự đang trong một cuộc thử nghiệm công cộng về trang phục.

GILBERT: Phạm vi của thời trang lớn hơn nghệ thuật đơn thuần bởi ai cũng muốn ăn diện như nữ hoàng để bước đi trên đường phố London, không phải sao? Nghệ thuật giống trọng tài giữa những người này. Tất cả chúng ta ai chẳng muốn khác biệt.

Thời trang có thể khiến người ta thoải mái nhưng cũng có thể được dùng để bảo vệ họ. Suy cho cùng nó là công cụ thể hiện bản thân mạnh mẽ. —Jonathan Anderson

PG: Jonathan, anh nghĩ vai trò sáng tạo của anh là gì?

JA: Tôi nghĩ mình là người giám tuyển ý tưởng, đưa nhiều người khác nhau vào cùng một căn phòng để hợp tác cùng nhau với mỗi dự án. Loewe có một quỹ nghệ thuật nhằm tôn vinh và trao giải cho mỗi lĩnh vực khác nhau từ thơ ca, nhảy, nhiếp ảnh, nghệ thuật… Tôi nghĩ điều này rất quan trọng, một trong những người tôi ngưỡng mộ nhất là William Morris, vì ông ấy luôn đề cao những người làm thủ công.

Loewe tiền thân là nghiệp đoàn tập hợp nhiều thợ thủ công Đức, cho đến ngày nay, những thế hệ con cháu của họ vẫn làm việc trong nhà máy. Họ chính là bậc thầy thủ công, họ chỉ cho tôi biết mình phải làm gì, bởi họ biết cách làm việc với da thuộc – công việc khó nhằn bởi họ phải biến đổi những thực thể sống thành một hình dạng khác. Đó là kĩ năng đã được học tập và truyền bá từ thế hệ này đến thế hệ khác.

GILBERT: Chúng tôi khá gắn bó với Nghệ thuật và Thủ công, có lẽ cũng đang sở hữu một trong những bộ sưu tập lớn nhất từ giai đoạn đó.

GEORGE: Nghệ thuật của chúng tôi cũng là thủ công, nhưng sẽ không có ai thấy được điều đó, nhưng chúng tôi cũng chẳng muốn họ thấy. Hãy cứ để họ nghĩ tất cả tự dung mà có.

JA: Cháu đã rất may mắn có cơ hội đến nhà hai chú và thấy được nghịch lý giữa Nghệ thuật và Thủ công cũng như tầm nhìn của hai chú. Việc đặt hai thứ vừa giống vừa khác nhau ở cùng một nơi, điều đó thật điên rồ.

1606210266306853-jonathan-14.jpg
1606210270527889-jonathan-15.jpg
1606210276367168-jonathan-16.jpg
1606210282485130-jonathan-17.jpg
Loewe’s Spring/Summer 2018, nhiếp ảnh gia Steven Meisel.

PG: Sự quyến rũ có vai trò thế nào trong công việc của mọi người?

GEORGE: Rất quan trọng, chúng tôi muốn quyến rũ người xem. Chúng tôi muốn họ ít nhất thốt lên, “Tôi phải nghĩ cái quái gì đây?” Chúng tôi muốn họ trở nên khác biệt. Chúng tôi thích việc một người đàn ông lớn tuổi chống gậy tiến đến và nói, “Triển lãm này khiến tôi sợ.” Chúng tôi muốn gây ảnh hưởng.

GILBERT: Và chúng tôi đang làm điều đó.

PG: Sự may mắn đóng vai trò thế nào với hai người?

GILBERT: Ah! Định mệnh! Tất cả đều là định mệnh, những việc chúng tôi làm. Ông nghĩ sao, George?

GEORGE: Khi đến studio để tạo nên những tác phẩm mới, chúng tôi thường chẳng có ý tưởng gì. Rồi ý tưởng đến khi chúng tôi chẳng nhận ra mình đang thực sự làm gì. Nếu quá để ý đến kế hoạch, chúng tôi sẽ không bao giờ có thể sáng tạo được.

"Playboy,” 2011, @Gilbert & George.
"Playboy,” 2011, @Gilbert & George.

PG: Jonathan, anh giám tuyển triển lãm Disobedient Bodies vào năm 2016. Trải nghiệm đó diễn ra như thế nào?

JA: Bảo tàng Barbara Hepworth ở Wakefield muốn tôi cùng cộng tác cho dự án triển lãm này, cùng lúc đó một viện bảo tang ở London cũng mời tôi cộng tác. Tôi nghĩ điều này khá lạ lùng, làm công việc như vậy ở độ tuổi đó. Thời điểm này ở Anh cũng rất nhạy cảm về măt chính trị.

Tôi chán ngấy mọi thứ ở London với những viện lớn, vì thế tôi quyết định công việc ở Wakefield sẽ hợp lý hơn với mình vì tôi sẽ không phải theo một chuẩn mực kiểu London. Tôi nghĩ đến việc tìm hiểu cách nhìn của nghệ sĩ, nhà thiết kế thời trang, kiến trúc sư, vũ công… với cơ thể, hợp tác với từ Eileen Gray đến Jean Arp. Quá trình đó tất nhiên khá kì quặc, tôi mất đến 3 năm cho dự án này, nhưng đó cũng là trải nghiệm tuyệt vời.

PG: Anh đã khám phá được gì từ show này?

JA: Tôi muốn biết tượng điêu khắc cổ điển khác nhau như thế nào dựa vào những cách nhìn khác nhau với cơ thể người. Tôi thích ý tưởng về hoa văn; rằng cơ thể người có thể trở được trang trí bằng họa tiết. Với tôi, triển lãm này hướng đến phá bỏ mọi luật lệ. Tôi học được tầm quan trọng của việc phá vỡ quy chuẩn trong việc tìm kiếm chính mình.

1606210445502956-jonathan-19.jpg
1606210450657678-jonathan-20.jpg
Triển lãm Disobedient Bodies, The Hepworth Wakefield.

PG: Mọi người định nghĩa về vẻ đẹp thế nào? Và nó có ý nghĩa gì?

GEORGE: Chúng tôi luôn nói rằng vẻ đẹp phải mang một thông điệp. Màu sắc, hình dáng không phải để tiêu khiển, chúng ở đó để truyền tải thông điệp từ chúng tôi đến người xem.

GILBERT: Những thứ tốt và xấu thay đổi từng giây, từng phút. Và chúng tôi muốn là một phần của sự thay đổi đó, quyết định nó.

GEORGE: Luật lệ cũng vậy, thay đổi liên tục. Văn hóa là lực đẩy lớn nhất. Chúng tôi luôn nói về “cấm đoán tôn giáo” và “phân biệt đối sử với sex”. Đó là hai tôn chỉ lớn nhất của chúng tôi.

GILBERT: Chúng tôi muốn giải phóng chính mình khỏi tôn giáo.

Chúng tôi không hề kích động và sẽ không bao giờ làm vậy – chúng tôi chỉ đơn giản muốn khuấy động những suy nghĩ – George

GEORGE: Tôi luôn ngạc nhiên khi ai đó hỏi điều này có nghĩa là gì. Họ không biết rằng ngay giờ phút này, có bao người bị bỏ tù ở hơn một trăm quốc gia khắp thế giới, bị bỏ đói mà không biết số phận mình ra sao chỉ bởi một chữ sex.

Cũng giống với việc cấm tôn giáo. Chúng tôi biết điều này vì một ngày, ai đó gõ cửa nhà chúng tôi. Người đàn ông lớn tuổi đó nói, “Chúng tôi thích những gì hai người đang làm, “cấm tôn giáo”, nghe tuyệt lắm.” Tôi nói, “Cảm ơn ông nhiều, tại sao vậy?” “Ồ, đơn giản thôi,” ông ta nói.

“Tôi tham gia vào giáo đoàn tôn giáo mỗi Chủ nhật cùng bạn bè mình, tất cả đều sùng đạo, nhưng tôi không muốn họ như vậy. Tôi muốn họ là những người tốt.” Tôi nhớ mãi câu chuyện đó.

JA: Hai người rất rộng lượng, đó là lý do cháu yêu quý cả hai. Khi nhìn những tác phẩm của hai người, cháu cảm thấy như thể mình đang dịch chuyển tức thời vậy. Không có nhiều tác phẩm nghệ thuật có sự rộng lượng, nhưng cháu có thể ngồi ngắm tác phẩm của hai người trong sự thỏa mãn và rời đi cùng với sự thỏa mãn ấy. Chúng vừa có giá trị nhưng cũng vừa khiêm nhường.

1606210564531633-jonathan-21.jpg
1606210571787592-jonathan-22.jpg
JW Anderson Fall/Winter 2020 Men

PG: Mọi người đã tìm thấy bản sắc của mình thế nào?

GEORGE: Câu chuyện này vừa đơn giản vừa thú vị. Khác với những học sinh khác, khi rời khởi trường đại học, chúng tôi không được gia đình bảo bọc. Chúng tôi không có tiền, nhưng luôn biết mình là nghệ sĩ. Chúng tôi lang thang khắp các con phố London để tìm một cuộc đời. Chúng tôi đi bộ đến gần trạm tàu Euston, và thấy một cửa hiệu bán đồ secondhand, toàn những món chẳng ai thèm ngó đến: đèn, điện thoại từ năm trước, và tất cả những mạt vụn của loài người. Ở đó chúng tôi tìm thấy một đĩa nhạc có tên Underneath the Arches.

Chuyện này rất lạ với chúng tôi; gần chỗ chúng tôi ở lúc đó có những người vô gia cư trú ẩn dưới mái vòm như vậy. Chúng tôi mang nó đến nhà bạn vì họ có đĩa hát, và choáng váng. Ca từ nói về cách ta nhìn cuộc sống đời thường ở Tây London. “Những rủi ro ta lảng tránh, nền văn hóa họ có thể giữ, chỉ có một nơi duy nhất tôi biết và…”

GILBERT & GEORGE: [cùng nhau hát] “...Đó là nơi chúng ta ngủ. Dưới những mái vòm, tôi mơ những giấc mơ. Dưới những mái vòm, trên thềm đá tôi năm, mỗi tối bạn sẽ tìm thấy tôi, bải hoải…”

GEORGE: Và đó là khoảnh khắc chúng tôi tìm thấy cuộc đời mình.

GILBERT: Sau đó chúng tôi không bao giờ thay đổi.

GEORGE: Nghệ thuật là cuộc đời và cuộc đời là nghệ thuật. Nó là vậy.

JA: Tôi không nghĩ mình có thể gây ấn tượng hơn họ đâu! Tôi cảm thấy mình chưa thực sự tìm được bản sắc, phong cách của mình. Tôi vẫn luôn ở quá trình tìm kiếm.

Thực hiện: Pamela Golbin/ Dịch: Vân Anh

Tags

Recommended posts for you