Documentary

Luật pháp và những vụ kiện tụng chấn động thế giới thời trang

Những vụ kiện lớn và lộn xộn vẫn xảy ra trong thế giới thời trang, nơi hầu như chúng ta chỉ nghĩ đến những gì xinh đẹp và bóng bẩy nhất. 

person portrait head face photography tribe

Mặc dù lĩnh vực thời trang có vẻ quá hào nhoáng và quyến rũ để dính dáng đến những vấn đề pháp lý khô khan, nhưng với tư cách là một ngành công nghiệp trị giá hàng tỷ USD trong nền kinh tế toàn cầu, điều này vẫn có thể diễn ra. Một số nhà bán lẻ lớn nhất của ngành công nghiệp này đã rơi vào các tình huống pháp lý thỏa hiệp và dẫn đến các vụ kiện, không bằng cách này hay cách khác.

Thông thường, những xung đột này xuất hiện khi các thương hiệu xa xỉ phát hiện ra thiết kế của họ đang bị sao chép tại các nhà phân phối hoặc thương hiệu khác. Nhiều người có lẽ vẫn còn nhớ Guess từng bị dính vào vụ kiện tụng sao chép vì đã tạo ra một bản sao gần giống của thương hiệu túi Telfar cực kỳ nổi tiếng, cuối cùng phải tiêu huỷ và loại bỏ thiết kế ấy khỏi danh sách sản phẩm.

Các vụ kiện tụng có thể xem là một công cụ được sử dụng để bảo vệ sự sang trọng ở một mức độ nào đó, đồng thời tôn vinh tính nghệ thuật và thủ công trong quá trình sản xuất một sản phẩm mang tính độc quyền duy nhất của thương hiệu. Tuy nhiên, đây không phải là kiểu kiện tụng duy nhất phổ biến trong thế giới thời trang. 

Hãy cùng L'OFFICIEL Vietnam điểm qua những vụ kiện đáng nhớ nhất trong lĩnh vực thời trang.

Adidas kiện Thom Browne

new york coat shorts jacket person man adult male pants walking suit
Ảnh: Getty Images

Ngày 3/1/2023, adidas và Thom Browne đã ra tòa sau khi Adidas đệ đơn khiếu nại Thom Browne khi cho rằng thương hiệu này đang thu lợi nhuận từ những sản phẩm thể thao có họa tiết 3 sọc đã trở thành xu hướng của adidas.  

Với vụ kiện này, adidas mong muốn tìm kiếm số tiền bồi thương thiệt hại gồm 867.000 USD và 7 triệu USD tiền lãi bổ sung. Để bác bỏ tuyên bố của adidas, thương hiệu thời trang cao cấp bày tỏ rằng adidas đã không đưa ra bất kỳ hành động pháp lý nào vào năm 2008 sau khi Browne công bố mẫu sản phẩm của mình, và cũng tuyên bố rằng Thom Browne và adidas thậm chí không phải là đối thủ cạnh tranh trực tiếp, có nghĩa là người tiêu dùng không nên nhầm lẫn về sự trùng hợp này bởi hai thương hiệu phục vụ hai đối tượng khách hàng khác nhau. Cuộc chiến pháp lý vẫn đang tiếp diễn khi Browne và Rodrigo Bazan, Giám đốc Điều hành của Thom Browne chuẩn bị ra tòa để làm chứng. 

Dior kiện Valentino

coat clothing person fashion skirt

Vào tháng 7/2022, Dior đã kiện Valentino vì dàn dựng một buổi trình diễn thời trang khiến cửa hàng thời trang Dior ở Rome bị... chặn cửa. Dior cáo buộc Valentino đã ngăn cản những khách hàng tiềm năng đến cửa hàng Dior bằng cách chặn hàng rào và từ chối để họ phải rời khỏi khu vực Bậc thang Tây Ban Nha (Spanish Steps). Điều này khiến cửa hàng Dior hoàn toàn trống trải và rơi vào tình trạng không thể hoạt động. Nhà mốt Pháp đã đòi 100.000 Euro trong vòng 15 ngày kèm điều kiện sẽ có "biện pháp cần thiết" nếu Valentino không đồng ý bồi thường thiệt hại. 

Hermes kiện LVMH

Túi xách Hermes màu nâu

Mối quan hệ của Hermès với LVMH vốn luôn căng thẳng. Năm 2010, LVMH sở hữu 14,2% cổ phần của Hermès và tuyên bố rằng họ không có ý định giành thêm bất kỳ quyền kiểm soát nào đối với thương hiệu này. Tuy nhiên, chỉ trong vài năm, LVMH đã thông báo rằng tỷ lệ nắm giữ của họ đã tăng lên 22,3%. Tin tức này đến tai Giám đốc Điều hành lúc bấy giờ của Hermès, Patrick Thomas, chỉ vài giờ trước khi nó xuất hiện trên các hãng tin lớn ở khắp mọi nơi. Động thái bất ngờ này đã khiến hàng loạt vụ kiện xảy ra sau đó cho đến khi LVMH đồng ý thoái vốn vào năm 2014.

Hells Angles kiện Alexander McQueen

Alexander Mcqueen Duster

Vào năm 2010, câu lạc bộ mô-tô huyền thoại, Hells Angels đã kiện nhà mốt xa xỉ Alexander McQueen với lý do thương hiệu thời trang Anh đã lạm dụng biểu tượng đầu lâu có cánh được đăng ký thương hiệu của câu lạc bộ. McQueen sau đó đã giải quyết vụ kiện bằng cách đồng ý tiêu hủy hàng hóa có biểu tượng trên. 

Nhà thiết kế John Galliano kiện Dior

Thời trang cao cấp Galliano

Năm 2011, John Galliano đã bị loại khỏi vị trí người đứng đầu Dior sau khi ông sử dụng những lời lẽ lăng mạ, chống đối người Do Thái. Sau khi sự lỡ lời của ông bị máy quay ghi lại và công khai rộng rãi trên truyền thông, vị trí của Galliano bỗng chốc bị hoen ố trong thế giới thời trang. Tuy nhiên, chỉ vài tháng sau, ông đã đệ đơn kiện chủ cũ của mình với số tiền khoảng 18,8 triệu USD. Galliano cáo buộc rằng ông đã bị chấm dứt hợp đồng một cách sai luật, nhưng tòa án cuối cùng đã bác bỏ yêu cầu của ông.

Yves Saint Laurent kiện Christian Louboutin

Giày cao gót đế đỏ YSL và Louboutin

Vào năm 2012, Christian Louboutin đã xảy ra tranh chấp pháp lý với Yves Saint Laurent sau khi thương hiệu xa xỉ này ra mắt một đôi giày cao gót có đế màu đỏ. Sau cuộc chiến kéo dài 18 tháng, cuối cùng tòa án kết luận rằng Louboutin có quyền bảo vệ thương hiệu "đế đỏ" đặc trưng của mình, trong khi các công ty khác vẫn có quyền tiếp tục bán giày có đế đỏ (miễn là đôi giày cũng màu đỏ toàn bộ). Saint Laurent đã có thể giữ đôi giày này như một phần trong bộ sưu tập của mình bởi thiết kế toàn phần màu đỏ. 

Gucci kiện Guess

Giày chữ lồng Guess vs Gucci

Gucci và Guess đã vướng vào một cuộc chiến pháp lý kéo dài gần một thập kỷ và chỉ được kết thúc bằng một thỏa thuận vào năm 2018. Vụ kiện tập trung vào tuyên bố của Gucci rằng Guess đã sử dụng logo và biểu tượng kim cương vi phạm thương hiệu của mình, kéo dài hoạt động kinh doanh ở nhiều quốc gia bao gồm Ý, Pháp, Úc và Trung Quốc. Hành động pháp lý đầu tiên được thực hiện vào năm 2009, khi Gucci cáo buộc Guess làm hàng giả, cạnh tranh không lành mạnh và vi phạm thương hiệu.

Vào năm 2012, nhãn hiệu xa xỉ của Ý đã được bồi thường thiệt hại 4,7 triệu USD. Trong quá trình tố tụng quốc tế, Milan và Paris đã đứng về phía Guess, trong khi Trung Quốc và Úc ủng hộ Gucci. Cuối cùng, cả hai thương hiệu đã đưa ra một tuyên bố chung rằng "thỏa thuận là một phần quan trọng đối với cả hai trong việc nhận ra tầm quan trọng của việc bảo vệ những tài sản và sự sáng tạo trong thiết kế.”

Valentino và Amazon kiện người bán hàng "fake"

Giày cao gót đính đá của Valentino garavani

Vào tháng 6/2020, Maison Valentino đã hợp tác với Amazon để đệ đơn kiện chung chống lại một người bán hàng trên Amazon đang sản xuất và bán vô số phiên bản nhái của đôi giày Garavani Rockstud nổi tiếng của Valentino. Bất chấp các chính sách nghiêm ngặt chống hàng giả của Amazon, "ông vua" thương mại điện tử này vẫn gián tiếp cung cấp một nền tảng cho các nhà phân phối lừa bịp lớn tiếp cận người mua quốc tế kể từ khi thành lập. Với Valentino, Amazon cáo buộc người bán “biết nhưng cố ý” vi phạm thiết kế đã được cấp bằng sáng chế của Valentino, kết quả là người bán đã bị xóa sổ hoàn toàn khỏi Amazon.

Recommended posts for you