Documentary

National Secondhand Wardrobe Day: Quần áo Secondhand có từ hồi nào?

Thời trang là một vòng lặp, ở đó, quần áo cũ được coi là một thứ gì đó vừa cổ, vừa độc đáo, nó mang tính “lưu trữ” và luôn sẵn sàng trở lại, vừa phục vụ xu hướng, vừa góp phần giải quyết vần đề môi trường.
clothing apparel person human boutique shop

“Bạn mặc chiếc đầm đó một lần vào tối thứ bảy và ngay ngày hôm sau bạn có thể đăng tải nó lên Depop để dành cho tối thứ bảy của một cô gái khác. Cũng nhanh chóng hệt như bạn khi bạn mua nó” – Victoria Magrath nói (Depop là một ứng dụng đơn giản ra đời 2013, giúp bạn mua/bán lại những trang phục đã qua sử dụng).

Quần áo là nhu cầu quan trọng đối với con người, nhưng có một thực tế khắc nghiệt rằng ngành thời trang đang gây ô nhiễm và tàn phá môi trường ở quy mô rất lớn. Thời trang là ngành gây ô nhiễm lớn thứ hai thế giới chỉ sau dầu mỏ. Theo các chuyên gia, ô nhiễm của thời trang đến từ: hóa chất độc hại thường dùng trong nhuộm vải đổ ra môi trường, quá trình vận chuyển toàn cầu làm tăng phát thải khí carbon, bao bì đóng gói sản phẩm lại không phân hủy, v.v.

Vì vậy, việc buôn bán, mặc lại quần áo cũ (second-hand) đã được đón nhận và phát triển trở lại trong những năm gần đây. Doanh số bán hàng thời trang second-hand trên toàn cầu dự kiến sẽ tăng từ 24 tỉ USD năm 2018 lên 51 tỉ USD năm 2023 (Theo báo cáo phân tích thị trường từ ThredUP,2018) (https://cf-assets-tup.thredup.com/resale_report/2018/2018-resaleReport.pdf)

Mua đồ cũ tại các cửa hàng từ thiện và trên eBay cũng như các ứng dụng như Depop không chỉ trở thành một cách ăn mặc bền vững, mà còn là một cách để thể hiện cá tính đối với các xu hướng thời trang. 

“Thời trang bị ám ảnh bởi cái mới, nhưng nó không ngừng tìm về quá khứ” – Rebecca Arnold

Thời trang là một vòng lặp mà ở đó, quần áo cũ được coi là một thứ gì đó vừa cổ, vừa độc đáo, nó mang tính “lưu trữ” và luôn sẵn sàng trở lại, vừa phục vụ xu hướng, vừa góp phần giải quyết vần đề môi trường.

Tuy nhiên, việc buôn bán quần áo cũ không phải mới xuất hiện. Nó đã âm thầm tồn tại song song với thời trang trong nhiều thế kỷ nay.

Vài nét trong lịch sử trang phục Second-hand

Khái niệm về trang phục second-hand đã xuất hiện từ lâu | Nguồn: newidea
Khái niệm về trang phục second-hand đã xuất hiện từ lâu | Nguồn: newidea

Vào năm 1700, các quầy hàng quần áo cũ nằm rải rác khắp London. Chúng tồn tại chủ yếu để phục vụ nhu cầu ăn mặc cho người nghèo, nhưng đồng thời cũng có ích đối với tầng lớp trung lưu mới nổi.

Những người buôn bán quần áo cũ trong thời kỳ này thường là những thợ may, công việc kinh doanh này được xem là một công việc tốt và mang lại nhiều lợi nhuận.

Hàng hoá thường được lấy từ những người hầu, họ mang quần áo bỏ đi của những người chủ giàu có đến chợ để bán. Hoặc đôi khi, đó là những “món quà” mà người hầu được tặng như một phần thù lao của họ. Đối với họ, việc kiếm lợi nhuận từ một món đồ được tặng phù hợp hơn là mặc chúng, điều có vẻ như không phù hợp lắm về mặt xã hội lúc bấy giờ. Những bộ thời trang thượng lưu này sẽ được mua lại và mặc bởi tầng lớp thương gia thành thị. Còn những bộ quần áo cũ kĩ hơn lại dành cho tầng lớp dân nghèo.

Trong giai đoạn này, việc sử dụng quần áo cũ là một điều quen thuộc với hầu hết mọi tầng lớp trong xã hội.

Trong khi buôn bán đồ cũ phát triển mạnh mẽ trong suốt thế kỷ mười tám, thì công nghiệp hóa vào thế kỷ mười chín khiến quần áo mới có giá cả phải chăng hơn và do đó khiến cho việc buôn bán quần áo cũ bị sụt giảm tương đối. Tuy nhiên, buôn bán đồ cũ vẫn là phương thức chủ yếu để người nghèo mua quần áo, và chính tại thời điểm này, nó chỉ gắn liền với nghèo đói. 

Bên cạnh đó, sự bùng phát trở lại của “Cái chết đen” - dịch hạch, ở Châu Á cũng làm gia tăng định kiến của người ta về quần áo mặc lại. Người ta lo ngại việc mặc quần áo cũ của người khác có thể là nguyên nhân dẫn đến lây lan dịch bệnh.

Sự kỳ thị xung quanh đồ cũ đã được ghi nhớ trong các tác phẩm của Charles Dickens. Ông kinh hoàng phản ánh chợ quần áo cũ ở phố Monmouth:

“… Đi dạo giữa những bóng cây rộng lớn này là những cái tên đã chết, ta chìm đắm vào những suy tư mà họ mang đến; giờ đây, trên thân ta là một chiếc áo khoác đã qua đời, một chiếc quần dài đã chết, phần còn lại của một người quá cố có lẽ chỉ còn là một chiếc áo gilê cầu kỳ…”

Suy ngẫm của Dickens về sự chết chóc bao quanh quần áo cũ vẫn là điều mà xã hội phương Tây vẫn còn bận tâm đến tận ngày nay. Quần áo cũ bị xem là bẩn thỉu, trong đó, là cảm giác vương vấn của một cơ thể vô danh khác.

HNhững người bán quần áo cũ ở thế kỷ 19. Ảnh: Vivienne Richmond, Clothing the Poor in Nineteenth-Century England (Cambridge, 2013).
HNhững người bán quần áo cũ ở thế kỷ 19. Ảnh: Vivienne Richmond, Clothing the Poor in Nineteenth-Century England (Cambridge, 2013).

Trang phục second-hand hiện nay

Ảnh: @Vac.2hand
Ảnh: @Vac.2hand

Trong bối cảnh thời trang hiện nay, văn hóa ăn mặc dần thay đổi theo chiều hướng bền vững hơn cũng giúp thị trường của quần áo second-hand (hay đôi khi là vintage) phát triển nhanh chóng. 

Đầu những năm 2010 đến nay, sự trở lại các fashion vibe từ thập niên 80s/90s/2000s là một động lực to lớn cho thời trang second-hand. Đồng thời, sự bùng nổ của các nền tảng bán lẻ thời trang trực tuyến cũng là một trợ thủ đắc lực cho ngành thời trang nói chung và thời trang second-hand nói riêng.

Các thương hiệu thời trang second-hand được chọn lọc sản phẩm chất lượng, hình ảnh được đầu tư chỉn chu, có concept, thông điệp cụ thể ngày càng xuất hiện nhiều hơn. Các thương hiệu second-hand cũng trải dài ở nhiều phân khúc khách hàng khác nhau, từ bình dân đến cao cấp, tạo nên một bức tranh chung của thời trang second-hand đầy hứa hẹn. 

Hình 4: @2abnormal
Hình 4: @2abnormal

Kết

Hình 5: @rebagsaigon
Hình 5: @rebagsaigon

Quần áo cũ ngày nay là một ngành kinh doanh có nhiều lợi ích kinh tế. Các cửa hàng thời trang second-hand của thế kỷ XXI là những cửa hàng thời trang mang tính sáng tạo. Chúng thường hướng tới nhóm khách hàng sành điệu, có ý thức về môi trường và giàu có. 

Sự tuần hoàn quốc tế của quần áo second-hand không đơn giản chỉ là việc xuất khẩu từ các quốc gia giàu có sang các quốc gia nghèo hơn. Bên cạnh đó, việc buôn bán quần áo cũ phát triển có thể được hiểu là đa dạng hóa tiềm năng kinh tế.  Đồng thời đó cũng là sự lan toả/chuyển dịch/phổ cập các dòng văn hoá thời trang đến nhiều nơi khác nhau trên thế giới.

Huy Đinh

Về tác giả: Huy Đinh tốt nghiệp chuyên ngành Thiết kế Thời trang tại đại học Văn Lang. Hiện đang công tác giảng dạy tại khoa Mỹ thuật và Thiết kế, đại học Văn Lang. Đồng thời, anh cũng hoạt động như một nghệ sĩ thiết kế độc lập.

Ảnh Homepage: James Yang từ Nytimes

Bài viết cộng tác cho PHẢI XANH, vui lòng gửi về: hon@lofficielvietnam.com 

Tags

Recommended posts for you