Documentary

L’Documentary: Chủ nghĩa hậu hiện đại trong thời trang

Chủ nghĩa hậu hiện đại đã phá vỡ những tư tưởng, định kiến thiết lập về phong cách và văn hóa xã hội, mang lại tính tự do cần có của nghệ thuật nói chung và thiết kế thời trang nói riêng.
clothing apparel person human sleeve sun hat hat long sleeve

Chủ nghĩa hậu hiện đại đã được nhắc đến một cách phổ biến trong thời trang gần nửa thế kỉ, nhưng đó không phải là một thuật ngữ nghệ thuật hay triết học mà bất cứ ai cũng có thể dễ dàng xác định ý nghĩa, cũng như đưa ra lời tuyên bố chính xác. Không có một định nghĩa phổ quát tóm lượt nhất, đơn thuần nhất cho cụm từ “chủ nghĩa hậu hiện đại” (post-modernism). Mặc dù theo nghĩa đen, điều đầu tiên và dễ hiểu nhất chính là: “hậu” (post), tức là một chủ nghĩa theo sau một chủ nghĩa có trước - “chủ nghĩa hiện đại” (modernism). 
 

04_Vestito_da_maternità_indossato_da_Grace_Jones_02.jpg
hbz-commes-des-garcons-2007-gettyimages-73445805-1493396879.jpg

Những cuộc tranh luận của các lý thuyết gia trong phần tư cuối cùng của thế kỷ XX đã lan rộng trên hầu hết lĩnh vực, làm đa dạng các phạm trù xoay quanh chủ nghĩa hậu hiện đại. Từ đó, chủ nghĩa hậu hiện đại bắt đầu “cất tiếng nói” trong thời trang bởi các nhà thiết kế như Vivienne Westwood (1941), Rei Kawakubo (1942), Thierry Mugler (1948), Martin Margiela (1957), John Galliano (1960), Alexander McQueen (1969), Viktor Horsting & Rolf Snoeren (1969) và Hussein Chalayan (1970) - những người đã thể hiện nhân tố hay tính chất cốt lõi.


Chủ nghĩa hậu hiện đại trong thời trang có thể được xem như một phong cách hay một trường phái nghệ thuật để nuôi dưỡng cảm hứng sáng tạo. Cách thức mà thời trang được cấu trúc hoặc giải cấu trúc (deconstruct); động lực để phát triển hình bóng (silhouette) mới; và trạng thái (status) mà những bộ trang phục chịu ảnh hưởng tư duy thiết kế hậu hiện đại mang đến cho người đối diện; tất cả cảm nhận, đánh giá sẽ tùy thuộc vào thị hiếu, tri thức và quan điểm của cá nhân người đó.
 

129205404_139526137964345_1427181973311036339_n.jpg

NTK Vivienne Westwood “công kích” lịch sử và điển hình nhất là lịch sử Anh Quốc, để tìm kiếm và thể nghiệm ý tưởng. BST Pirates (1979 - 1981), được mặc bởi các thành viên của nhóm nhạc New Romantic, những chiếc áo sơ mi billowing nhại phóng từ nghiên cứu của Vivienne Westwood về trang phục nam giới trong thế kỷ XVIII nhưng kết hợp trong phong cách rực rỡ của Ấn Độ và cướp biển vùng Bắc Mỹ. Từ những bộ Bondage Suit kết hợp của straightjacket và đồ chơi tình dục (bondage/sadomasochism); cho đến những chiếc áo phông với slogan và biểu tượng mang tính thách thức, thời trang của bà luôn đầy tính khiêu khích, gây sốc, thậm chí xúc phạm văn hóa xã hội của một nước Anh kiêu hãnh thời bấy giờ.
 

“Đó là hậu hiện đại!” là điều mà chúng ta có thể thốt lên khi thưởng thức BST Thu Đông 2007 của Rei Kawakubo cho Comme des Garcons.

Đầu tiên, BST không bị chi phối bởi bất kỳ một thông điệp nào ngoại trừ NTK than rằng: “I’m tired of mundane, everyday fashion”. Các nhà phê bình có thể dễ dàng nhận ra, BST này là tổng hợp pop culture (từ những bộ phim hoạt hình) và chủ nghĩa siêu thực trong tài liệu tham khảo về NTK Elsa Schiaparelli gồm những mẫu thiết kế mang tính biểu tượng của thập niên 30, một sự hòa trộn giữa low art và fine art. Những cô gái đội mũ Minnie, những đôi găng tay 3D tự ôm lấy cơ thể, màu sắc hồng mơ mộng và tím hoa cà của những chiếc suitdress và chân váy bút chì...
Chủ nghĩa hậu hiện đại trong thời trang là tất cả những thứ xung quanh chúng ta, từ chủ nghĩa chiết trung, giải cấu trúc, phi cấu trúc, retro, techno, punk, grunge, pop-art (hay pop culture), pastiche (sao chép hỗn hợp từ nhiều nguồn và tôn trọng ý nghĩa thực ban đầu ), parody (châm biếm hài hước), Bricolage (tham khảo cái cũ và tạo ra ý nghĩa mới),... Các NTK thời trang luôn sử dụng cái mới và cái cũ, tái thiết các cấu trúc đã được thiết lập, để tạo ra một “diện mạo khác” trong nỗ lực diễn đạt một điều, một triết lý, một thái độ,...đáng chú ý hơn. NTK John Galliano và Alexander McQueen, được biết đến nhiều nhất với sự biến đổi fashion runway. Cách trình diễn thời trang mà họ thiết lập mang thêm nhiều giá trị, sự thay đổi bối cảnh khiến trang phục được cảm thụ theo nhiều cách khác biệt.
 

comme-des-garcons-and-yohji-yamamoto-paris-photography-arthur-elgort-vogue-italia-n-546-february-1996-1012_o.jpg
COMME-DES-GARCONS-SPRING-1996-RTW-03-CN10043660.jpg
COMME-DES-GARCONS-SPRING-1996-RTW-06-LINDA-EVANGELISTA-CN10043668 (1).jpg
COMME-DES-GARCONS-SPRING-1996-RTW-06-LINDA-EVANGELISTA-CN10043668.jpg
COMME-DES-GARCONS-SPRING-1996-RTW-08-CHRISTINA-KRUSE-CN10043674.jpg

Vậy, ở thế kỷ XXI, chủ nghĩa hậu hiện đại vẫn còn ảnh hưởng thế nào đến thời trang? 

IrisVHerpenSS11-624.jpg

Thuật ngữ “thời trang” chính nó đã không còn ý nghĩa. Đến giai đoạn này, thời trang có lẽ đã đi đến thời kỳ “hậu hiện đại” của chính nó, nơi mọi phong cách, mọi món đồ đều được gọi là thời trang, từ Chanel đến Zara, từ Haute Couture đến street-style, từ phòng lab đến runway và viện bảo tàng. 
Đây là một giai đoạn rất khác so với khi chủ nghĩa hậu hiện đại chỉ mới len lỏi vào tư duy thời trang. Ngày nay, có nghĩa lý gì khi một nhà thiết kế thể hiện một thẩm mỹ thuần túy hay một tuyên bố quá sâu sắc? Thời trang đang di chuyển với tốc độ cực nhanh và ngày càng nhanh hơn, không chỉ so với thế kỷ trước mà thậm chí chỉ trong 10 năm trở lại đây. Phương tiện truyền thông đại chúng dẫn lối để thời trang tiếp cận ngày càng nhiều khán giả hơn trên quy mô xa và rộng hơn. 
Không có vẻ gì là những cuộc tranh cãi và chỉ trích nặng nề nữa, chúng ta đã nhìn thấy và nhiều người khác trong thế hệ chúng ta đang làm điều đó - chủ nghĩa hậu hiện đại trong thời trang. Với rất nhiều ý thức hệ có thể liên quan đến thời trang. Đó là người mẫu trình diễn trong chiếc váy xuyên thấu với không gì khác hơn một chiếc quần lót, hay thậm chí là không mặc bất cứ mảnh vải nào. Và nếu là cách đây hơn 50 năm trước, thời trang đó chắc chắn sẽ chuốc lấy những lời bình luận khắt nghiệt và ánh nhìn khinh miệt. Những trạng thái trần trụi đó không còn là hình thức khiêu dâm và kích dục nữa bằng cơ thể, dù là đàn bà hay đàn ông. Tuy nhiên, không hoàn toàn không có sự phân biệt. Xã hội chúng ta vẫn có nhiều quan điểm trái chiều, như việc sử dụng người mẫu khỏa thân, một nhóm này khẳng định bản chất trao quyền tự do đối với phụ nữ, một nhóm nhà nữ quyền khác có thể không đồng ý. Nhưng, những điều đó không phủ nhận chủ nghĩa hậu hiện đại mà chỉ khẳng định tính chất đa nguyên của chủ nghĩa này. Đó là những gì tạo nên định nghĩa “chủ nghĩa hậu hiện đại”, bao gồm tất cả mọi ý kiến mà nó có thể có, và không tồn tại một khái niệm, một giải thích, một khẳng định cho tất cả mọi thứ.

03-gareth-pugh-spring-2018-lookbook.jpg
GarethPugh.jpg

Thời trang suy đến cùng là một chủ đề rất mơ hồ. Một điều gì đó có thể liên quan đến những điều khác một cách rất dễ dàng. Chẳng hạn như thời kỳ nổi dậy của nữ quyền, cách ăn mặc của phụ nữ trở nên bớt cầu kỳ và mang nét nam tính hơn. Chủ nghĩa hậu hiện đại có liên kết với sự quyền lực trong thời trang, khi đó chủ yếu phụ nữ là chủ đề để thay đổi thời trang. Trang phục trong thời kỳ hậu hiện đại không bị ràng buộc bởi sự phân chia cấp bậc trong xã hội, cũng như các quy tắc về giới tính, địa lý, xu hướng, mốt (hay trào lưu) ... không có ý nghĩa tham khảo quan trọng như thời kỳ trước đó nữa. 
Tất cả những điều như vậy khiến cho giá trị của những NTK như Iris Van Herpen trở nên đáng chú ý hơn, bởi những tác phẩm sáng tạo của cô “nhắc nhở” thời trang trở về giá trị của nó trong quá khứ, đồng thời với tư duy và kỹ năng sáng tạo cấp siêu hình, giúp thúc đẩy ranh giới của thời trang và đi đến kết luận: không có một sự định nghĩa toàn diện và thống nhất đối với thời trang nữa. Và trên thực tế, không ai muốn nghe trả lời câu hỏi “Thời trang là gì?” nữa.
Ranh giới thời trang mà Van Herpen đã vượt qua nhờ vào công nghệ in 3D cho phép cô bác bỏ những định kiến cũ, tạo ra sản phẩm may mặc siêu phức tạp mà kỹ thuật truyền thống không thể đạt được, tạo ra một ngôn ngữ hoàn toàn mới cho thời trang mà không loại kim chỉ, vải sợi nào có thể làm được. Tính đa nguyên thể hiện mạnh mẽ trong tư duy thiết kế của Iris Van Herpen. Sự quan tâm của cô không dừng lại ở điều kiện tiếp cận công nghệ 3D, phương pháp xây dựng và phát triển vật liệu mới, mà còn lấy cảm hứng từ thiên nhiên (như BST Crystallization Spring 2011 chẳng hạn) hay kiến trúc - điều đã được thể hiện rất rõ nét ở cấu trúc điêu khắc trong những tác phẩm của Van Herpen.
 

129897148_139526134631012_1637358842599515830_n.jpg
COMMES DES GARCON 1996 1.jpg
COMMES DES GARCON SS 1996 3.jpg
COMMES DES GARCON SS 1996 4.jpg

Với BST tốt nghiệp tại Central Saint Martins năm 2003, Gareth Pugh sử dụng những quả bóng trắng - đỏ để nhấn mạnh ở các khớp tay chân của cơ thể. BST thu hút sự chú ý của các nhà bình luận. Tạp chí Dazed & Confused ngay sau đó đưa tên Gareth Pugh lên trang bìa (số tháng 4/2004), trở thành điểm mốc đầu tiên trong sự nghiệp của Pugh. Những thiết kế độc đáo của Gareth Pugh cũng được trình diễn tại chương trình Fashion in Motion uy tín của bảo tàng Victoria & Albert vào tháng 6/2007, như lời giới thiệu một tài năng thiết kế của thời đại.
Thời đại này của chúng ta còn đánh dấu hàng loạt phong trào nghệ thuật kỹ thuật số: intermediate art (nghệ thuật chuyển tiếp), installation art (nghệ thuật cài đặt), conceptual art (nghệ thuật khái niệm) và multimedia art (nghệ thuật đa phương tiện). Video nghệ thuật cũng được xem xét là phản hồi của chủ nghĩa hậu hiện đại. SHOWstudo là đơn vị đã hợp tác lâu dài với NTK Gareth Pugh trong suốt nhiều năm nay kể từ những BST đầu tiên của Pugh. Điển hình là Gareth Pugh Xuân Hè 2018 - thực sự không có gì để nói, ngoại trừ: “đó không phải là tất cả và bất cứ thứ gì chúng ta đã biết trước đây. “This is not a show” - Fashion Film Gareth Pugh SS 18 là một khái niệm sâu sắc được trình bày bởi Nick Knight, khi Gareth Pugh tương tác với nghệ sỹ triết học Olivier de Sagazan bằng đất sét, nước, màu, sợi... để khám phá những yếu tố và tính chất thô của con người. 

Chủ nghĩa hậu hiện đại liệu đã đến hồi cáo chung?

met-rei-kawakubo-2017-16.jpg

phản ứng đối với chủ nghĩa hiện đại, cũng như chấm dứt thời kỳ hiện đại, vậy sau sự chuyển đổi này, chúng ta sẽ làm gì tiếp theo? Giống như sự tồn tại ngắn ngủi của chủ nghĩa hiện đại, sự chuyển biến và xâm nhập nhanh chóng của chủ nghĩa hậu hiện đại có kéo theo sự chấm dứt của chính nó lẫn thời kỳ hậu hiện đại? Và thời kỳ hậu hiện đại đang đi đến “trạm cuối” hay đã thực sự trở thành một phần tử của thời kỳ mới?
Gần đây, chủ nghĩa đa nguyên, chủ nghĩa hậu-hậu hiện đại (post-postmodernism hay còn gọi là metamodernism) và “cái chết của chủ nghĩa hậu hiện đại” đã được thảo luận rộng rãi. Một nhóm nhà phê bình đã đưa ra một loạt lý thuyết nhằm mục đích cáo buộc hậu quả của chủ nghĩa hậu hiện đại đối với văn hóa hoặc xã hội, đáng chú ý nhất là Raoul Eshelman ( chủ nghĩa trình diễn-Performatism), Gilles Lipovetsky (Chủ nghĩa siêu hiện đại hay siêu việt-Hypermodernity hay Supermodernity), Eric Gans (chủ nghĩa hậu thiên niên kỷ-postmillennialism), Nicolas Bourriaud (Altermodern), và Alan Kirby (Chủ nghĩa hiện đại kỹ thuật số-Digimodernism, trước đây gọi là Giả tưởng hiện đại-Pseudomodernism). 
 

130245362_139526127964346_2167928005637199197_n.jpg

Trong tác phẩm “New Perspectives on Post-Soviet Culture” (xuất bản năm 1999), Mikhail Epstein, một nhà lý thuyết văn học người Mỹ gốc Nga cho rằng chủ nghĩa hậu hiện đại (postmodernism) “là một phần trong sự hình thành một lịch sử lớn hơn nhiều” mà ông gọi là “thời kỳ hiện đại” (postmodernity). Mikhail Epstein tin rằng thẩm mỹ hậu hiện đại cuối cùng sẽ trở nên hoàn toàn thông thường và cung cấp nền tảng cho một “thứ mới” hơn.
Trong “Cái chết của chủ nghĩa hậu hiện đại và hơn thế nữa” (The Death of Postmodernism and Beyond) trên tạp chí Philosophy Now năm 2006, học giả Alan Kirby đưa ra đánh giá về văn hóa xã hội chủ nghĩa hậu hiện đại mà ông gọi là “chủ nghĩa hiện đại giả tạo” (pseudo-modernism). 
Năm 2007, Andrew Hoberek ghi nhận trong phần giới thiệu của một ấn bản đặc biệt cho tạp chí Twentieth Centery Literature có tựa đề “Sau hậu hiện đại” (After Postmodernism) rằng: “tuyên cáo về sự sụp đổ của chủ nghĩa hậu hiện đại đã trở thành một phán đoán phổ biến” (declarations of postmodernism’s demise have become a critical commonplace).

Kết

hussein chalayan transforming dress 2.jpeg
wp6947470.jpg

Chủ nghĩa hậu hiện đại có thể đã sụp đổ dưới sức nặng của chính nó. Sự phấn khích để được tự do không ranh giới và sự phức tạp bởi tính hoài nghi vô hạn về mọi thứ thậm chí với cả chính nó, khiến bất cứ ai trong một số tình huống có thể bất mãn và phủ nhận nhưng vẫn còn cảm thấy sức ảnh hưởng của tính chất hậu hiện đại.
Thời trang có thể phần nào biểu đạt những đặc điểm cốt lõi của chủ nghĩa hậu hiện đại, nhưng không phải là lời tuyên ngôn bất biến hay đại diện phát ngôn. Thời trang có thể mang tinh thần của chủ nghĩa hậu hiện đại nhưng cũng có thể lấy cảm hứng từ những điều mà các NTK cảm thấy đáng ca ngợi và muốn bày tỏ. Trên thực tế, có những con người theo đuổi chủ nghĩa hậu hiện đại cực đoan hay cực đoan vay mượn tính chất của chủ nghĩa hậu hiện đại, kể cả khi chính những cá nhân đó không biết điểm tận cùng của chủ nghĩa này hay tư duy của chính họ. Nhưng, tính ảnh hưởng của chủ nghĩa hậu hiện đại chỉ là một phần nhỏ của lịch sử thời trang, cũng như bất cứ loại hình nghệ thuật mang tính chất hậu hiện đại nào, chỉ là một phần “thông thường” trong suốt hành trình phát triển cho đến đương đại và mai sau.

Xu

Tags

Recommended posts for you