Documentary

Họa tiết sọc kẻ: từ diễn ngôn chính trị đến cảm hứng bất tử của thời trang

Có lẽ không có họa tiết nào gây mê hoặc thế giới thời trang như những đường sọc kẻ bởi sự nổi loạn nhưng cũng đồng thời rất cổ điển của nó.
face person human

Từ chỗ là trang phục thông thường của ngư dân vùng Breton, vào năm 1858, những chiếc áo kẻ sọc chính thức trở thành đồng phục của thủy thủ Pháp, đơn giản chỉ bởi 21 đường sọc kẻ trắng và xanh trên áo có thể giúp người ta dễ dàng tìm kiếm những thủy thủ này nếu họ chẳng may rơi xuống biển. Ít ai biết rằng vào thời Trung Cổ, họa tiết kẻ sọc được coi là biểu tượng của sự phạm pháp và thường mang tiếng xấu bởi đồng phục tù nhân thời đó cũng có họa tiết sọc trắng đen.

Những đường sọc kẻ đồng thời là biểu tượng của cuộc chính biến trong giai đoạn cách mạng Pháp – cũng là niềm tự hào của người Pháp. Với người Mỹ, họa tiết sọc kẻ cùng những vì sao được coi là hiện thân của sự tự do. Lá cờ Mỹ (ra đời vào năm 1977) dùng chính những họa tiết này như biểu tượng của việc Hiến pháp luôn đảm bảo quyền tự do.

 

1606280903162937-sailors-in-breton-tops-1024x601-1024x601.jpg
1606280917278940-b18667052a7c25d0a9eaba7fd1dfa154.jpeg

Sọc kẻ bước chân vào thế giới thời trang từ thế kỉ 20 và nhanh chóng trở thành họa tiết chủ đạo của rất nhiều hãng thời trang lúc bấy giờ. Adidas có thể coi là người tiên phong khi giới thiệu thiết kế phù hiệu ba sọc in trên đôi giày thể thao vào năm 1928 của vận động viên thể thao Lina Radke. Cuối những năm 60, nhà thiết kế danh tiếng Sonia Rykiel bắt đầu gây dựng thương hiệu thời trang riêng của mình. Thiết kế đầu tiên của bà là chiếc áo len chui đầu cảm hứng siêu thực với những đường kẻ sọc đơn giản nhưng phá cách. Thiết kế này nổi tiếng nhanh chóng đến mức xuất hiện trên trang bìa tạp chí Elle Pháp.

1606280970305153-the-sewing-workshop.jpg

Cuối thập kỉ 80, nhà thiết kế người Mỹ Tommy Hilfiger khám phá sức ra sức mạnh kì diệu của những đường kẻ sọc đỏ, trắng và xanh – vốn cũng là màu chủ đạo trên lá cờ Mỹ. Mẫu thiết kế của nhà mốt đình đám này thực sự trở thành biểu tượng của cái gọi là giấc mơ Mỹ. Ở Anh, ngài Paul Smith cũng không thể bỏ lỡ xu hướng mới này với những họa tiết sọc bắt mắt tô điểm cho những thiết kế mang tính cổ điển, hài hước và đậm màu sắc rock.

1606280982892678-D_xNVrCXkAA4NpJ.jpg

Dù họa tiết kẻ sọc phổ biến là vậy, mỗi nhà thiết kế vẫn biết cách biến chúng trở nên khác biệt. Jean Paul Gaultier được bộ phim Querelle (một bộ phim LGBT Bỉ về một ngư dân) truyền cảm hứng đã giới thiệu bộ sưu tập đồ kẻ sọc kiểu Breton nhằm phá bỏ định kiến về giới. Ottavio và Rosita Missoni cũng sử dụng họa tiết kẻ sọc từ những chiếc ghế xếp trên bãi biển cho bộ sưu tâp áo len của mình.

1606281026602042-gaultier_2.jpg

Ngày nay, nhiều nhãn hàng như hãng thời trang trẻ em Petit Bateau hay nhãn hiệu đến từ nước Ý Sunnei vẫn tiếp tục niềm đam mê bất tận của mình với họa tiết kẻ sọc. Sunnei thậm chí giới thiệu bản in của những họa tiết “đặc sản” trong bộ sưu tập của mình: từ mỏng đến dày dặn, từ đơn sắc đến đa sắc… tất cả đều có thể kết hợp với kiểu may hiện đại và tiện dụng.

1606281160037645-history-of-stripes.jpg

Vân Anh

Tags

Recommended posts for you