Style

Opinion: Thời trang càng xấu càng đẹp?

Câu chuyện “Ugly is the new beauty” hay còn gọi là thời trang xấu không còn là một định nghĩa gì xa lạ với giới thời trang. Tuy nhiên, dùng chính xác từ “xấu” để tạo thành một chiến dịch, hoặc để thu hút sự chú ý của cộng đồng, là điều không phải thương hiệu nào cũng dám làm, đặc biệt là các thương hiệu nội địa Việt Nam, khi ranh giới giữa các xấu và đẹp vẫn còn là điều gây tranh cãi, và thị hiếu của người Việt chưa cởi mở đủ để tiếp nhận những gì quá khác biệt với khuôn mẫu của cái đẹp truyền thống, hay cái đẹp Á Đông.

person human

Local brand Việt dùng từ “xấu” để tuyển mẫu

“... Cái đẹp ngày nay đã quá đại trà, ai cũng đẹp. Everyone is biutifun in their own way. Thế nên, chúng tôi tìm mẫu xấu.” Đó là lời mở đầu cho bài tìm kiếm “mẫu xấu” mới cho một thương hiệu nội địa Việt gần đây.

Một bài post gây sốc nhưng mở đầu với một tiền đề mà giới thời trang đã quen thuộc từ lâu - khi cái đẹp trở nên phổ biến, để trở nên khác biệt, bạn cần phải… xấu! 

text
Bài post tuyển mẫu ngược đời của thương hiệu

Năm 2019, giữa lúc sàn trình diễn thời trang là nơi các người mẫu được trang điểm theo đúng một phong cách, một kiểu tóc, đến nỗi nếu không có một chiếc kính lúp để soi kỹ càng, bạn sẽ không thể phân biệt được ai với ai, Jazzelle Zanaughtti là người mẫu đầu tiên tiên phong với phong cách nổi loạn - đầu trọc, lông mày cạo sạch, trang điểm lộn xộn và hàm răng kim loại! Tài khoản Instagram của cô - UglyWorldWide - thể hiện cho một tuyên ngôn mới và đúng như tên gọi, sự “xấu” của cô trở thành hiện tượng và khiến cô từ một người dùng Instagram vô danh trở thành người mẫu cho các thương hiệu và nhà thiết kế danh tiếng, trong đó có SAVAGE X FENTY.

face person human
Người mẫu Jazzelle Zanaughtti

Ba năm trôi qua, và giờ đây chúng ta đang được sống trong “kỷ nguyên” của sự xấu xí. Giày mũi vuông từng bị nhiều nhà phê bình thời trang tẩy chay giờ lại trở thành hàng "hot"! Kiểu thời trang của bố với những đôi sneakers cồng kềnh, áo sơ mi rộng thùng thình hay quần jeans quá khổ vẫn chưa hề giảm sức hút. Những đôi guốc gỗ (clog) không thể ngừng gây tranh cãi về tính xấu-đẹp và cùng lúc, vẫn là “must-have item” của năm 2022.

Và đừng ai hỏi tại sao Gucci lại lại là thương hiệu xa xỉ được yêu thích nhất vào năm 2021 (theo Luxe Digital), bởi họ chưa bao giờ ngại thử với những ý tưởng xấu xí, kỳ quặc và điên rồ!

clothing apparel footwear person human shoe
clothing apparel footwear shoe person human running shoe sneaker
Giày mũi vuông từ xấu xí trở thành hot trend (Balenciaga) | Daddy sneakers cồng kềnh trở thành most-favourite item

Quay lại với câu chuyện người mẫu xấu. Nếu như ngày trước, tiêu chuẩn của người mẫu là số đo 3 vòng phải chuẩn và khuôn mặt cân đối hài hòa thì ngày nay, những tiêu chuẩn đó đang dần bị đảo lộn.

Precious Lee là người mẫu ngoại cỡ đầu tiên xuất hiện trên trang bìa tạp chí US Vogue Mỹ, và trình diễn trong nhiều show diễn lớn của Versace, Moschino, Savage x Fenty,... Ashley Graham là siêu mẫu ngoại cỡ nổi tiếng và thành công nhất thế giới. Những điểm khác biệt trên khuôn mặt và cơ thể của người mẫu không còn bị tẩy chay như trước khi mà được chào đón như đặc điểm nhận dạng riêng của họ. Người mẫu bạch tạng Winnie Harlow đã trở thành nguồn cảm hứng cho thời trang. Và thậm chí, có người mẫu không-thể tự catwalk nhưng vẫn có thể “bước đi” trên sàn diễn, như Aaron Rose Philip - người mẫu da đen, chuyển giới và khuyết tật đầu tiên trình diễn trên sàn thời trang cao cấp của thương hiệu Moschino (bộ sưu tập Xuân Hè 2021).

1 / 4
Người mẫu Precious Lee trong show Versace Xuân Hè 2021
Siêu mẫu Ashley Graham trong show của Christian Siriano for Lane Bryant
Người mẫu Winnie Harlow
Người mẫu Aaron Rose Philip bên cạnh Gigi Hadid tại hậu trường show Moschino Xuân Hè 2021

Người mẫu “xấu” đang thay đổi rất nhiều tiêu chuẩn vốn có về cái đẹp trong thời trang. 

Dùng “xấu” để lăng xê đẹp?

Khi “xấu” ngày càng trở thành xu hướng và đôi khi “xấu” lại đạt được hiệu ứng truyền thông cao hơn cái đẹp, thì đôi khi, mượn điều mọi người nghĩ là tệ để lăng xê sản phẩm và lôi kéo người dùng, là một chiến thuật thông minh nhưng cũng cần nhiều nơron thần kinh để “dám” sử dụng, cho các thương hiệu.

Ngoài thương hiệu sở hữu bài post trên, vài thương hiệu khác ở Việt Nam cũng sử dụng “hiệu ứng” của những người bình thường hay có thể coi là xấu khi nói về tiêu chuẩn người mẫu, để làm nổi bật sự độc đáo trong thương hiệu của họ.

Không cần đến những celebs hay KOLs, thương hiệu giờ đây chọn lối đi “chân thật” và gần gũi với đời thường, lấy cảm hứng từ chất liệu đời sống, quảng bá hình ảnh bằng những con người không có gì nổi bật,... Theo L'OFFICIEL Vietnam, Xu hướng này có thể bắt nguồn từ những yếu tố sau: 

clothing apparel person human shorts female dress

Đầu tiên, ngày càng nhiều những thương hiệu thời trang nội địa đang chọn đi theo phong cách phá cấu trúc đầy nổi loạn - phá đi những đường biên cũ, tạo ra những sáng tạo mới. Và đó có vẻ là điều gen Z rất thích, rất cần để truyền tải cái tôi. Càng xấu càng đẹp, càng dị càng tốt!

(Ảnh: AEIE Studio)

Thứ hai, đa dạng và hòa hợp trở thành xu hướng mà nhiều thương hiệu và người tiêu dùng theo đuổi. Thời trang dành cho tất cả mọi người chứ không giới hạn với riêng ai. Do đó, ngụ ý như bài post tuyển mẫu ở trên, “khi ai cũng đẹp", hãy đến với chúng tôi để được "xấu" theo cách rất riêng của bạn.

(Ảnh: Duc Studio)

clothing apparel sleeve coat person human female footwear

Khi tạo nên một thông điệp như vậy, thương hiệu đã xây nên cầu nối uy tín kéo người dùng về phía của họ. Tuy nhiên, có phải lúc nào dùng “xấu” để lăng xê cái đẹp cũng có thể thu hút người dùng và là điều nên làm? Hãy cho chúng tôi biết ý kiến của bạn nhé!

Tags

Recommended posts for you