Style

Nhìn lại 8 sự kiện khó quên trong đế chế thời trang thập niên 90

Hãy cùng hồi tưởng lại những sự kiện đầy tai tiếng, những mâu thuẫn và góc khuất đã định hình nên thập kỷ thời trang hào nhoáng.

adult female person woman face head portrait photobombing happy smile

Dù là những bộ sưu tập mang phong cách grunge gây sốc hay những cuộc ẩu đả ở hậu trường, chúng đều không thể sánh bằng các drama nổi tiếng xung quanh sàn diễn thời trang những năm 1990. Bắt đầu từ những năm 80, sự nổi lên của các siêu mẫu như Naomi Campbell, Linda Evangelista, Stephanie Seymour và Helena Christensen đã tạo ra một thời kỳ vàng son của giới thời trang với tính cách nổi loạn, những cuộc đấu khẩu gay gắt cùng những bộ trang phục tuyệt vời của họ. Sau đây, L'OFFICIEL sẽ tổng hợp lại những khoảnh khắc drama nhất trên sàn diễn thập niên 90.

Versace Xuân/Hè 1996

Kate Moss và Kristen McMenamy tại Versace Xuân/Hè 1996.
Kate Moss và Kristen McMenamy tại Versace Xuân/Hè 1996.

Không ai nghĩ rằng mái tóc sẽ trở thành đề tài gây xung đột ở show thời trang Versace Xuân/Hè 1996. Đối với siêu mẫu Kristen McMenamy và Linda Evangelista, đó lại là nguyên nhân cho cuộc tranh cãi ở phía sau hậu trường. Câu hỏi được bàn tán ở đây là: ai làm trước và ai trông đẹp hơn?

Donatella Versace kể lại, "Một ngày nọ, họ cãi nhau về việc nhuộm tóc. Kristen xuất hiện với phần gốc tóc đen trên mái tóc vàng, Linda cũng xuất hiện với mái tóc nhuộm giống như vậy. Cả hai đều tức giận và tuyên bố mình là người làm trước. Họ gọi điện thoại cho thợ làm tóc lẫn nhà làm màu tóc ở New York, còn tôi được gọi đến như là một nhân chứng để nói về việc người nào làm trước vụ nhuộm tóc đen ở phần gốc của tóc và mái tóc vàng. Trời ơi, nơi đó giống như một cuộc hỗn chiến khi họ xuất hiện."

Karl Lagerfeld và Ines de la Fressange

Ines de la Fressange tại Chanel Thu/Đông 1990.
Ines de la Fressange tại Chanel Thu/Đông 1990.

Mặc dù nhà thiết kế đại tài Karl Lagerfeld và Ines de la Fressange - người mẫu lâu dài của Chanel cuối cùng đã làm lành, nhưng đầu những năm 90 là giai đoạn khó khăn cho cả hai. Ines de la Fressange được yêu cầu đóng vai Marianne - biểu tượng của Cộng hòa Pháp trong một bài chuyên đề thời trang. Lagerfeld đã phản đôi quyết định này vì ông xem Marianne là biểu tượng của tầng lớp tư sản và điều này đi ngược lại với bản sắc Chanel.

Nhà thiết kế nói: “Tôi sẽ cầu mong mọi điều may mắn trên thế giới cho Ines de la Fressange, miễn là tôi không phải nghe hay nghe nhắc đến cô ta”. Khoảng 20 năm sau, cặp đôi này lại trở nên thân thiết khi người mẫu bước đi trong show diễn Xuân/Hè 2011 của Chanel.

Kate Moss và Mark Wahlberg

Kate Moss và Mark Wahlberg tại bộ sưu tập Thu/Đông 1992 của Calvin Klein.
Kate Moss và Mark Wahlberg tại bộ sưu tập Thu/Đông 1992 của Calvin Klein.

Hoàn toàn khác biệt so với hình ảnh những người phụ nữ gợi cảm thường thấy trong thập kỷ đó, Kate Moss đã định hình lại thế giới thời trang vào đầu những năm 90, mở đường cho thời kỳ vẻ đẹp mảnh mai và phóng khoáng. Năm 1992, cô đã tham gia chụp ảnh cùng rapper Mark Wahlberg khi cô mới 17 tuổi trong một quảng cáo gợi cảm của nhà Calvin Klein và nổi tiếng đến tận bây giờ. Mặc dù họ là biểu tượng của thương hiệu nước Mỹ nhưng cả hai đều nổi tiếng vì không hòa hợp ngay cả khi trên sàn diễn và ngoài đời.

Wahlberg đã xúc phạm đến hình thể mảnh mai của Moss và cô nàng cũng thừa nhận cô cảm thấy rất khó chịu khi làm việc cùng với người mẫu kiêm rapper này. Năm 2013, Calvin Klein phải thốt lên rằng: "Ôi trời ơi. Mark và Kate không thể nhường nhịn được nhau."

Alexander McQueen Thu Đông 1996

Helena Christensen tại Alexander McQueen Thu/Đông 1996.
Helena Christensen tại Alexander McQueen Thu/Đông 1996.

Alexander McQueen đã từng gây sốc giới mộ điệu trong show diễn Thu/Đông 1996 mang tên "Dante". Theo phong cách đặc trưng của McQueen, nhà thiết kế đã kết hợp các yếu tố grunge, rùng rợn và ma mị trong cả không gian lẫn trang phục. "Dante" diễn ra trong một nhà thờ cao chót vót với đường băng hình cây thánh giá tô điểm bằng nhiều lớp nến và đồ trang trí.

Như mọi khi, McQueen đã tạo thêm một chút drama bằng cách đặt một bức xương người chết trên ghế kế bên cạnh nữ nhà phê bình thời trang nổi tiếng Suzy Menkes. Sau show, McQueen nói với báo chí: "Nếu tôi để một người nào đó như Suzy Menkes ngồi ở hàng ghế đầu và mặc bộ đồ Christian Lacroix chết tiệt như vậy, tôi e rằng cô ta sẽ bị miệt thị mất." Có thể nói rằng Menkes không hài lòng lắm.

Giorgio Armani và Gianni Versace

Gianni Versace và Giorgio Armani
Gianni Versace và Giorgio Armani

Hai nhà thiết kế hàng đầu của thập kỷ 90, Giorgio Armani và Gianni Versace, thuộc hai trường phái thời trang khác nhau: minimalism (tối giản) và maximalism (tối đa). Hai nhà thiết kế người Ý này nổi tiếng với việc không hòa thuận trong công việc, cả hai đều thường xuyên lẻo đẻo nói xấu về nhau. Có một câu nói rất nổi tiếng về xung đột của cả hai rằng: "Armani thiết kế váy cho vợ, Versace thiết kế váy cho tình nhân” đã được lan truyền mạnh mẽ.

Mặc dù họ có mâu thuẫn, nhưng Armani đã viết về Versace rằng:" 15 năm sau cái chết của ông, điều gì khiến tôi nhớ về Gianni Versace nhất? Đó chính là lòng yêu nghề mãnh liệt của ông ta, một yếu tố bậc nhất trong việc hòa trộn các ý tưởng, xu hướng, ký ức, nghệ thuật với năng lượng tích cực. Ông là một nhà sáng tạo vĩ đại."

Naomi Campbell và Tyra Banks

clothing swimwear adult female person woman furniture sunbathing
Naomi Campbell và Tyra Banks.

Khi Tyra Banks bắt đầu nổi lên trong làng thời trang vào đầu những năm 90, Naomi Campbell lúc này đã trở thành một tác nhân mạnh mẽ mà ai cũng phải coi trọng. Hai người nổi tiếng này không hòa hợp, thậm chí còn đổ lỗi cho nhau về việc cản trở đối phương tham gia các sự kiện và lan truyền tin đồn. Tất nhiên, cả hai đều phủ nhận những gì đối phương nói.

Banks cho rằng mối quan hệ căng thẳng giữa họ không phải là mối quan hệ đối thủ vì cô cho rằng: "Mối quan hệ đối thủ là giữa hai bên ngang tài. Trong trường hợp này, một người rất mạnh và là một siêu mẫu, còn tôi chỉ là một cô gái mới từ Paris, đang theo đuổi thời trang và tạp chí." Mặc dù hai người đã cố gắng làm hòa nhiều lần, nhưng hầu như không ai tin rằng cả hai sẽ là bạn bè thân thiết của nhau.

Tom Ford và Yves Saint Laurent

Tom Ford và Yves Saint Laurent.
Tom Ford và Yves Saint Laurent.

Tom Ford là một biểu tượng trong làng thời trang suốt những năm 1990. Nhà thiết kế người Mỹ này đã đảm nhiệm vai trò lãnh đạo tại cả Gucci và Yves Saint Laurent, nơi ông giữ vị trí giám đốc sáng tạo từ 1999 đến 2004. Phong cách của Ford là sự kết hợp giữa tính gợi cảm và giản đơn, đánh dấu một bước nhảy đột phá so với tầm nhìn ban đầu của Yves Saint Laurent. Trong một lá thư, YSL viết, "Chỉ trong vòng 13 phút, anh đã xóa sổ 40 năm công trình của tôi."

Perry Ellis Xuân/Hè 1993

Perry Ellis Xuân/Hè 1993.
Perry Ellis Xuân/Hè 1993.

"Grunge Collection" Xuân/Hè 1993 của Perry Ellis đã tạo nên một cơn sốt trong thế giới thời trang kể từ khi ra mắt. Marc Jacobs, Giám đốc Sáng tạo lúc đó đã mang đến cho đường băng của Perry Ellis những chiếc mũ len, họa tiết caro và những thiết kế oversize hoàn toàn mới mẻ so với những gì mọi người thường thấy ở Perry Ellis.

Mặc dù bộ sưu tập có vẻ quen thuộc với ánh nhìn hiện đại, nhưng nó đã làm cho những người làm trong ngành thời trang hay thậm chí là những người thường xuyên tham gia các sự kiện thời trang hàng tuần bị sốc. Chỉ vài tuần sau đó, trong Tuần thời trang Milan, nhà phê bình thời trang nổi tiếng Suzy Menkes đã phát miễn phí những chiếc pin cài có in dòng chữ "Grunge is Ghastly" (Grunge thật kinh khủng) cho các biên tập viên đồng nghiệp, thể hiện mức độ sốc và sự hỗn loạn mà bộ sưu tập đã tạo ra.

Theo Matthew Velasco | L'Officiel USA

Recommended posts for you