Pop, Music & Film

Martin Scorsese và Leonardo DiCaprio: Đâu là tuyệt phẩm đáng nhớ nhất?

Câu chuyện "chàng thơ" trong làng điện ảnh vốn không mấy xa lạ, nhưng có thể nối dài thành tích như bộ đôi Martin Scorsese và Leonardo DiCaprio thì hiếm. Chưa một lần làm người hâm mộ thất vọng, 6 tác phẩm của bộ đôi đạo diễn và diễn viên này gắn liền 13 năm nổi trôi của chính họ và Kinh đô điện ảnh Hollywood.

clothing formal wear suit adult male man person accessories tie face

Trong lịch sử điện ảnh, đặc biệt ở Hollywood, Martin Scorsese là đạo diễn rất mực trung thành với các diễn viên của mình. Giai đoạn khởi đầu đến đỉnh cao sự nghiệp (từ 1973 đến 1995), Martin đã hợp tác với tài tử Robert De Niro trong 8 bộ phim khác nhau, trong đó có tác phẩm kinh điển mọi thời "Taxi Driver" năm 1976 và "Raging Bull" năm 1980. Thậm chí đến tận những năm đầu 2020s, Martin còn mời Robert trở lại trong dự án "The Irishman" và mới nhất là "Killers of the Flower Moon" vừa công chiếu hồi trung tuần tháng 10. So với Robert De Niro, đàn em Leonardo DiCaprio khiêm tốn với con số 6, tuy nhiên xét về độ tuổi (Leo chưa bước qua tuổi 50) có thể thấy "chàng Jack của Titanic" hoàn toàn có thể "kết đôi" với Martin Scorsese thêm nhiều dự án ở tương lai không xa. 

topics topix bestof toppics toppix santa barbara ca people person tie adult male man head face glasses crowd

Nếu cho một con số, thì tổng doanh thu 5 phim của Martin Scorsese và Leonardo DiCaprio hiện là trên 1,3 tỷ USD. Đáng chú ý, đây là cũng 5 tác phẩm thành công nhất về mặt doanh thu của Martin trong suốt quá trình làm nghề, mặc dù ông còn có các tác phẩm được giới phê bình đánh giá cao hơn. Không ngoa khi nói rằng, việc kết hợp với một ngôi sao có "máu mặt phòng vé" như Leonardo rõ ràng mang tới cho Martin nhiều nguồn lợi. Trước hết, phim của ông đa dạng thể loại hơn (xưa giờ vẫn vậy), trẻ trung, gần gũi và mang tính thương mại nhiều hơn. Tất nhiên con số 1,3 tỷ USD chưa dừng lại, bởi "Killers of the Flower Moon" vẫn còn đang chiến đấu ở phòng vé trong tuần đầu tiên ra mắt. Một vài tờ báo đánh giá "Killers of the Flower Moon" là phim hay nhất sự nghiệp Leonardo, và là một trong những phim "vĩ đại" nhất của Martin Scorsese. Hãy cùng nhìn lại các đánh giá khách quan từ báo chí dành cho cả 6 tác phẩm của họ nhé!

coat jacket formal wear tie blazer adult male man person face

6/ Shutter Island (2010)

accessories formal wear tie necktie suit adult male man person head

Một trong những phim "thương mại hóa" rõ nhất của bộ đôi này phải kể đến "Shutter Island" - cuốn phim thriller có cái kết gây sốc người xem, khiến họ bật ngửa trước tài nghệ kể chuyện của Martin và khả năng diễn xuất tài tình của Leo. Trong phim, Leo thủ vai cựu sĩ quan Teddy Daniels, thực hiện cuộc điều tra vụ tẩu thoát của một sát thủ tại hòn đảo hoang vắng, nơi giam giữ những tên tội phạm nguy hiểm mắc chứng tâm thần. Kịch bản lắt léo, nhiều tình tiết lật mở đắt giá cộng với ngoại hình bảnh bao và khả năng diễn xuất hớp hồn, Leonardo đã giúp "Shutter Island" có doanh thu gần 300 triệu USD toàn cầu, nhiều câu bút còn bầu chọn đây là phim hay nhất năm. 

Tuy nhiên nếu xét về thành tích giải thưởng, "Shutter Island" lép vế hơn cả khi chỉ thắng 11 giải thưởng phụ, vì tinh thần của phim vốn là một tác phẩm giải trí đơn thuần nhưng được thực hiện bởi ekip tài năng bậc nhất. Đổi lại, "Shutter Island" có đời sống tốt hơn với khán giả đại chúng khi lọt vào danh sách 250 phim hay nhất trên iMDB với điểm số cao ngất ngưởng 8,2/10. Điều này minh chứng cho việc vì sao "Shutter Island" lại có vị trí khá đối nghịch ở từng bảng xếp hạng, có trang chọn đây là phim "tệ" nhất của bộ đôi nhưng cũng có kênh cho rằng đây là phim hay nhất của họ. 

5/ Gangs of New York (2002)

advertisement poster head person face adult male man portrait publication

Màn kết hợp đầu tiên của Martin Scorsese và Leonardo DiCaprio chắc chắn không thể tệ, bởi nếu tệ hại thì hẳn họ đã không gắn bó với nhau suốt 13 năm qua! Rõ ràng "Gangs of New York" đã làm được nhiều thứ cho sự nghiệp của Leonardo. Cần nhớ rằng, sau khi trở thành ngôi sao triển vọng với "Titanic" năm 1997, Leonardo vẫn loay hoay đi tìm vị trí riêng ở Hollywood bởi anh sở hữu ngoại hình vừa là ưu điểm vừa là khuyết điểm: khuôn mặt "búng ra sữa", khó lòng phù hợp với các vai diễn "nặng kí"; trong khi đó các nhà sản xuất vẫn muốn khai thác vẻ điển trai của anh để... bán vé, dần dà khiến Leo bị định hình vào một dạng vai "chưa trưởng thành". Chỉ khi gặp gỡ Martin, ông mới trao cho Leo cơ hội hiếm hoi để bước ra khỏi vùng an toàn. 

Trong phim, Leo là Amsterdam Vallon -  con trai của thủ lĩnh băng đảng Dead Rabbits đi tìm Bill "Đồ Tể" để trả thù cho cha sau 16 năm ngày mất của ông. Mặc dù Leo gần như đã có cú lội ngược dòng ngoạn mục, điểm sáng của tác phẩm này lại bị san sẻ với đàn anh khét tiếng Daniel Day-Lewis, người cũng vào vai đối thủ của Leo trong phim, cho thấy rõ kĩ thuật diễn xuất thượng thừa của ngôi sao thực lực so với chàng diễn viên trẻ măng, điển trai và còn bỡ ngỡ với dòng phim sử thi nghệ thuật. Nhưng dù sao thì, chính Martin cũng đã nhìn ra tiềm năng ẩn mình của Leo khi hợp tác trong bộ phim này, và cũng bởi kết quả nó mang lại cũng không hề tồi: doanh thu xấp xỉ 200 triệu USD, nhận được 10 đề cử Oscar tuy nhiên trắng tay. 

4/ The Aviator (2004)

electrical device microphone adult male man person hat face photography airplane

Trái ngược với dự đoán của khán giả trung lập (là người viết bài này), "The Aviator" lại có vị trí khá thấp ở hầu hết các bảng xếp hạng trong khi đây là tác phẩm từng được báo chí quốc tế dự đoán sẽ giúp Leo giành tượng vàng Oscar. Thế nhưng có lẽ chính yếu tố lịch sử (phim dựa trên nguyên mẫu có thật) nên ít nhiều câu chuyện phim không thể "thêm mắm dặm muối" một cách quá đà, do đó khả năng hấp dẫn và thú hút là sụt giảm so với các tác phẩm fiction (hư cấu, tưởng tượng...). Trong phim, Leo thủ vai Howard Hughes, nhà hàng không tiên phong và là đạo diễn của bộ phim "Angels Hell" trong giai đoạn những năm 1930s khi đang là nhà sản xuất phim lừng danh nhưng lại mang chứng bệnh  rối loạn ám ảnh cưỡng chế. 

Màn trình diễn sống động về một nhân vật phi thường có số phận khác thường như Howard Hughes, Leo đã rất tiệm cận với tượng vàng, chỉ là thiếu một chút may mắn và một chút "già nua, xấu xí" để có thể khiến người ta quên hẳn đi một chàng Leo điển trai, trẻ trung hơn tuổi thật. "The Aviator" có kinh phí kỉ lục - 110 triệu USD, đây là con số rất lớn vào khoảng những năm 2000s và tham vọng của Martin là không thể giấu diếm: ông muốn tạo ra những thước phim epic nhất có thể về nghành hàng không, và cả lĩnh vực điện ảnh mà cụ thể là Hollywood thời kì vàng son. Kết quả, "The Aviator" thu về 213 triệu USD - khá khiêm tốn, bù lại phim giành được 11 đề cử Oscar trong đó thắng 5 giải bao gồm giải diễn xuất cho Cate Blanchett - bạn đồng diễn của Leo. 

Về định vị thương hiệu, "The Aviator" luôn là cái tên được nhắc đến rất nhiều khi nói tới Martin Scorsese và Leonardo DiCaprio bởi đơn giản với truyền thông Hollywood, các phim tung hô Hollywood và "nhiều tiền nhiều giải" đều có vị trí cao nhất định. 

3/ The Departed (2006) 

coat jacket head person finger face adult male man photography

Không ngoa khi đánh giá đây là phim có thành tích thương mại tốt nhất của bộ đôi đạo diễn - diễn viên tài năng này, khi mang về gần 300 triệu USD doanh thu - con số rất khả quan vào những năm 2000s so với kinh phí sản xuất chỉ khoảng 90 triệu USD. Tuy là tác phẩm làm lại từ bản phim "Vô gian đạo" của Hồng Kông nhưng hãng phim Warner Bros. và Plan B cùng Martin đã thật sự thổi linh hồn mới cho câu chuyện gay cấn về các cảnh sát chìm, gián điệp... trong cuộc chiến cân tài cân sức. Trong phim, Leo thủ vai Billy - chàng điệp viên nằm vùng của cảnh sát Massachusetts trong băng tội phạm gốc Ireland. Bề ngoài nóng tính, bộc trực nhưng lại là một người sâu sắc. 

Tuyến vai của Leo (do Lương Triều Vỹ đóng trong bản gốc) là tuyến vai khó, khi phải rũ bỏ lớp áo cảnh sát chính trực để trở thành một tay ma-cô thực thụ, bị giằng xe nội tâm bởi rất nhiều thứ xung quanh mà không thể tự mình giải quyết. Chỉ có yếu điểm duy nhất, là trong phim ngoài Leonardo, còn có các bạn diễn cực kỳ giỏi khác bao gồm Matt Damon, Jack Nicholson và đặc biệt là Mark Wahlberg. Do vậy, dù đang ở đỉnh cao diễn xuất, Leo vẫn chưa thể tạo được cú hích ở Oscar dù sự nghiệp anh giai đoạn này, đã bắt đầu khởi sắc. Nhưng đổi lại, "The Departed" lại là một trong những phim nổi tiếng nhất của Martin, không chỉ đúng sở trường làm phim tội phạm, mà còn là tác phẩm cho thấy dù tuổi đã cao, ông vẫn cực kỳ nhạy bén với lối làm phim hiện đại tân thời. Tác phẩm sau đó thắng 4 giải quan trọng bao gồm Phim hay nhất, Đạo diễn xuất sắc nhất cho Martin và quan trọng hơn hết là được giới chuyên môn đánh giá rất cao, lọt Top Phim hay nhất năm, hay nhất thập niên (Chicago Sun-Times)... 

2/ Killers of the Flower Moon (2023) 

head person face accessories adult male man portrait suspenders angry

Với nhan đề tiếng Việt "Vầng trăng máu" (đang chiếu tại các rạp), "Killers of the Flower Moon" là phim thứ 6 - cũng là phim mới nhất của bộ đôi này, trình làng người hâm mộ. Phim lên kế hoạch từ 2016 và đến 2017, cả Martin và Lenardo đều đồng ý tham gia. Vì đại dịch và các về đề tiền kì, cuốn phim này tiêu tốn tới 200 triệu USD kinh phí sản xuất, trở thành phim đắt đỏ nhất sự nghiệp Martin dù trước đó phim "Irishman" của ông đầu tư tận 150 triệu USD nhưng thất bại thê thảm vì đại dịch. Rõ ràng, nếu không có cái tên Leonardo, chẳng dễ gì Paramount Pictures mạo hiểm chi một khoản không hề nhỏ giữa thời cuộc các phòng vé đều chưa vực dậy 100%. Nhưng Paramount đã tính toán hợp lý bởi sau suất chiếu giới thiệu tại LHP Cannes, "Killers of the Flower Moon" được đánh giá là bom tấn nghệ thuật thực thụ. 

Dài tới ba giờ 40 phút, câu chuyện phim xoay quanh cựu chiến binh Ernest Burkhart (Leonardo DiCaprio đóng) và người chú "khát máu" của mình là William Hale. Khi biết được người dân bộ tộc Osage đang sở hữu lượng dầu mỏ nằm dưới lòng đất, Hale đã bày trò hòng chiếm đoạt tài nguyên của họ. Một trong những tấn bi kịch này là khi Ernest, răm rắp nghe theo sự chỉ đạo của chú mình, biết vợ mắc bệnh nan y, hắn ngày đêm bỏ thuốc độc vào nước cho vợ uống, hòng khiến sức khỏe cô mau chóng suy sụp, và ngang nhiên giành quyền thừa kế... 

advertisement poster adult female person woman male man publication

Phim có phần chào đầu khá chậm rãi, tuy nhiên càng về sau càng lôi cuốn và khiến người xem không thể rời mắt. Phần do cách dàn dựng, phần cũng bởi trong phim của Martin, diễn xuất là yếu tố cực kì quan trọng giúp tác phẩm trở nên thuyết phục hơn. "Killers of the Flower Moon" đang có thời gian khốn khó ở rạp vì bị quá nhiều tác phẩm "dễ xem hơn" tấn công, khiến doanh thu phim tương đối chậm. Tuy nhiên, Leo lại có tin vui bởi trong số 6 tác phẩm thì đây lại là phim có điểm cao nhất trên metacritic - 89/100. Nếu giữ vững cột mốc này, đây có thể là phim được báo chí đánh giá cao nhất sự nghiệp tài tử này. 

1/ The Wolf of Wall Street (2013) 

people person microphone crowd formal wear tie adult male man blazer

Đây là phim có thời lượng dài thứ nhì của Martin Scorsese và Leonardo DiCaprio và cũng là bộ phim "hoàn chỉnh" nhất của họ từ mọi khía cạnh: ngôn ngữ điện ảnh, khả năng hóa thân chín muồi và đặc biệt là đề tài hết sức thời sự và nhạy cảm về chính trị. Được chuyển thể từ cuốn hồi ký cùng tên, bộ phim kể lại cuộc đời và sự nghiệp đầy thăng trầm của nhà môi giới chứng khoán Jordan Belfort do Leo thủ diễn, đi lên từ nhân viên đầu tư chứng khoán bình thường trở thành ông trùm tham nhũng bậc nhất phố Wall. Nhờ "cái lưỡi không xương", cùng những bộ đồ vest, tóc tai sáng bóng, Jordan dễ dàng chiêu dụ nhiều con mồi và làm giàu cho chính mình nhờ... lừa đảo. 

"The Wolf of Wall Street" được dân tình nhìn nhận là phim hay nhất của Martin kể từ sau "The Departed" thậm chí có phần nhỉnh hơn vì đề tài của phim gai góc, vĩ mô hơn. Chưa dừng lại, tác phẩm ngập tràn chất kích thích, các cuộc vui truy hoan... còn khiến người hâm mộ chao đảo bởi dàn diễn viên thượng thặng cùng cách kể chuyện "sòng phẳng" không lấp liếm, kể cả cảnh nóng, khiến tác phẩm có độ chân thực và "thác loạn" nhất định như đúng những gì nó cần phải có. Tuy là phim tội phạm, nhuốm màu trụy lạc nhưng Martin lại chọn cách kể trào phúng thay vì đi theo lối mòn u tối nhờ đó mà tuy thời lượng dài tới 3 giờ đồng hồ, khán giả cũng không bị nhàm chán. 

Phim nhận 5 đề cử Oscar và dù không thắng bất kì tượng vàng nào, nó vẫn trở thành phim ăn khách nhất sự nghiệp của Martin với hơn 400 triệu USD. 

Recommended posts for you