Local

Lụa - Hành trình nghìn năm của biểu tượng giới quý tộc đến với thời trang hiện đại

Chưa bao giờ một cường quốc về Lụa, nhưng Việt Nam vẫn một trong những nơi sản xuất lụa lâu đời nhất thế giới. Ngày nay, những làng nghề sản xuất lụa vẫn tiếp tục cho ra đời những sản phẩm độc đáo, mang đậm nét truyền thống Việt Nam, kết hợp với nhiều đường nét hiện đại của thời đại mới 

Ngàn năm dệt lụa 

Trong câu chuyện kéo dài hàng ngàn năm của Lụa, Việt Nam chưa bao giờ được nhắc đến như một "đế chế", nhưng chúng ta vẫn được thế giới nhìn nhận như một trong những cái nôi sản xuất lụa lâu đời với những làng nghề hàng trăm, thậm chí hàng ngàn năm. Tơ lụa Việt Nam từ xưa đã nổi tiếng óng mượt, mịn màng và bền đẹp không thua gì tơ lụa của Trung Hoa, Nhật Bản. Theo các nghiên cứu lịch sử, nghề nuôi tằm, dệt lụa đã có từ thời Hùng Vương, đồng nghĩa với hơn 4.000 năm về trước. Cũng với từng ấy thời gian, lụa, với vẻ ngoài mượt mà, óng ả, quý phái luôn được xem là biểu tượng của quyền lực và địa vị của giới quý tộc, thượng lưu.  

"Dệt lụa" là hai chữ đơn giản nhưng lại bao hàm cả một quá trình kéo dài với độ phức tạp cao, bao gồm cả trồng dâu và nuôi tằm. Từ những nương dâu, người dân thu hoạch lấy lá để nuôi tằm để lấy kén. Đến thời điểm nhất định, kén tằm sẽ được thu hoạch, nhúng qua nước sôi, gỡ rối và kéo tơ thành sợi để dệt ra những tấm lụa sang trọng. Những người thợ dệt lành nghề đan xen năm đến mười bộ sợi với nhau rồi đem dệt để tạo ra các họa tiết và biến thể vải khác nhau. 

Sau khi dệt, những tấm lụa sẽ được chuyển qua giai đoạn nhuộm và in. Màu thô sau khi xử lý sẽ được các nghệ nhân sẽ trải đều lên khuôn in, mỗi khuôn chỉ sử dụng cho 1 màu và lần lượt in lên khung vải, lặp đi lặp lại các thao tác cho từng màu khác nhau để tạo ra bản in cuối. Quy trình in lụa này được hoàn tất bằng cách luộc vải để cố định màu và cuối cùng là khôi phục cảm giác mềm mại bằng chất làm mềm vải.  

Trong thời đại in kỹ thuật số, những kỹ thuật truyền thống như in lụa đang dần thất truyền do những lợi thế vượt trội về tốc độ và giá thành. Tuy nhiên, những sản phẩm lụa in thủ công vẫn đem đến chất lượng khác biệt thấy rõ so với lụa in kỹ thuật số, từ cảm giác mềm mại, độ suôn mượt và óng ả. Chính vì thế, những sản phẩm lụa cao cấp hiện nay vẫn sử dụng kỹ thuật in truyền thống 

Hiện nay, lụa vẫn có những giá trị riêng, như những tà áo dài lụa tơ tằm từ nhiều năm nay đã trở thành hình ảnh biểu trưng của người phụ nữ Việt. Bên cạnh những hình ảnh truyền thống, lụa cũng được ứng dụng rộng rãi trong ngành thời trang hiện tại. Có thể kể đến một số loại trang phục phổ biến như: áo sơ mi, áo kiểu, váy, đầm hay đồ ngủ… Lụa không chỉ được yêu thích bởi những người trung tuổi, các quý bà hay quý cô, mà còn thu hút được sự quan tâm của không ít những người trẻ tuổi. 

Metiseko những chuyến hành trình  

Với Metiseko, một thương hiệu thời trang từ lụa cao cấp ra đời tại Hội An, nền tảng cốt lõi luôn nằm ở thiết kế độc đảo với cảm hứng từ cảnh quan, văn hóa và truyền thống người Việt. Cảm hứng của Metiseko có thể đến từ khắp nơi: tranh vẽ, màu sắc, hình tượng hoặc hoa văn như ruộng bậc thang, hình ảnh rồng trong văn hóa thần thoại, hay những loại trái cây nhiệt đới. 

Đối với bộ sưu tập Lụa Tơ Tằm mới nhất, Vertical Hanoi, bằng những họa tiết trong thiết kế, Metiseko đã tạo ra một chuyến hành trình xuyên qua đất thủ đô, từ cầu Long Biên cổ kính đến chợ hoa Quảng Bá nhộn nhịp và những ngôi đền biểu tượng của đất Hà Nội với góc nhìn từ trên cao. Đây chính là tinh thần cốt lõi của bộ sưu tập lần này. 

Trong khi họa tiết và kiểu dáng là một chuyến du ngoạn của không gian, thì màu sắc của bộ sưu tập sẽ là một hành trình của thời gian, lần lượt bước qua các mùa trong năm. Mùa xuân dịu dàng với màu hồng và ngọc lục nhạt, mùa hè sống động với màu xanh ngọc lam đậm, mùa thu rực rỡ với màu cam sáng, và mùa đông mơ màng với nhiều sắc thái của xám và đen. 

Ngoài ra, những nghệ nhân của Metiseko còn đem đến thêm một chuyến hành trình khác, hành trình kết nối những di sản của lụa truyền thống với cuộc sống hiện đại. Từ cao nguyên Bảo Lộc, Thủ phủ lụa tơ tầm Việt Nam, với những nghệ nhân cuối cùng còn gắn bó với phương pháp thủ công từ ngàn xưa, những con tằm được nuôi bằng lá dâu từ 25-30 ngày sẽ bắt đầu tạo kén. Kén tằm sau đó được trải qua những công đoạn phức tạp trước khi được dệt trở thành những tấm lụa mượt mà, óng ả. Những tấm lụa sau đó tiếp tục được đưa đến nhuộm và in.  

dress evening dress formal wear terminal adult female person woman train station fashion

Khác với đa số những hãng thời trang hiện đại, sử dụng những công nghệ in kỹ thuật số, Metiseko vẫn trung thành với phương pháp in lụa truyền thống với từng khuôn màu riêng lẻ. Tại xưởng in, những khung vải được đặt lên những mặt bàn dài tới 50m và những khuôn màu lần lượt được ép lên theo một quy trình đòi hỏi tính tỉ mỉ cao. Những tấm lụa crepe, twill, satin,… sau đó được kết hợp với những đường cắt retro và tay nghề khéo léo. Để rồi chạm được tới đích đến, tổng hòa tất cả tạo ra một bộ sưu tập với nét đẹp đậm chất Á châu, tinh tế và thanh lịch. 

Thông qua bộ sưu tập này, những giá trị truyền thống được đan xem khéo léo vào sự phát triển hiện đại của thành phố. Yếu tố di sản cũng sự sôi động tương phản trong hiện tại tạo ra nét độc đáo của Vertical Hanoi. Với Metiseko, việc bảo tồn những truyền thống tinh túy này là một phần trách nhiệm với tư cách một thương hiệu và một nhà thiết kế thời trang luôn đề cao những giá trị từ Quá Khứ - Hiện Tại - Tương Lai. 

Recommended posts for you