Dictionary

L’Dictionary: [Cancel Culture] – Văn hoá bác bỏ trong thời trang liệu có thật sự hiệu quả?

Không chỉ ở thị trường quốc tế, quang cảnh nội địa cũng đã tồn tại rất nhiều tài khoản mạng xã hội bình phẩm thời trang, tuy nhiên, theo dõi và bác bỏ đúng cách có vẻ vẫn là một điều số đông bỏ qua.
soda beverage drink

Thời trang là một ngành công nghiệp đào thải và xoay vòng rất nhanh. Gần như mỗi mùa, chúng ta đều cần thiết kế và những ý tưởng mới, đồng thời, mỗi cá nhân lại nhìn nhận thời trang theo một cách riêng. Và cùng với sự đa dạng của quan điểm, điều gì sẽ xảy ra nếu thời trang tiếp nhận những diễn đàn online, hay một hệ thống công lý, nơi mạng xã hội đóng vai trò toà án và tất cả mọi người đều có cơ hội thực hành quyền tư pháp sau tấm màn hình máy tính và điện thoại ?

Bạn có lẽ đã liên tưởng ngay đến sự tồn tại của tài khoản Instagram @diet_prada gắn liền với bộ đôi Tony Liu và Lindsey Schuyler. Diet Prada với kiến thức thời trang và sự am hiểu sàn runway đã không ít lần có loạt bài đăng công khai chỉ trích những thương hiệu lớn, đặc biệt là trong vấn đề đạo nhái. Tuy nhiên, cùng với những bài báo với tựa đề như “Who’s gonna cancel the cancelers” và không ít sự phản đối đến từ cộng đồng thời trang, chúng ta cũng tự hỏi liệu Diet Prada có phải một tiếng nói thắng thắn và trung thực hay đây chỉ là một nhóm những “anh hùng bàn phím” công kích thương hiệu vì mục đích cá nhân. Và liệu Cancel Culture có giúp số đông nâng cao nhận thức về tác phẩm, bản quyền cũng như rất nhiều yếu tố khác trong thời trang hay hoạt động này chỉ là một sự chỉ trích sáo rỗng, không đưa ra được giải pháp và cũng không giúp ích cho sự phát triển chung?

Trước khi trả lời câu hỏi trên, chúng ta sẽ cùng lướt qua định nghĩa của cụm từ quen thuộc “Cancel Culture”.

Văn hoá bác bỏ bao gồm tất cả những hoạt động từ tẩy chay, tố cáo cho tới việc loại bỏ đối tượng bị Cancel khỏi những cuộc bàn luận công khai chuyên nghiệp. Giọng điệu của những Cancelers thường châm biếm, có cơ sở, tuy nhiên, tấn công trực diện mạnh bạo và thu hút sự chỉ trích cũng như phê bình của số đông.

29588_y8st.jpg
Sau sự việc dây áo "thòng lọng" của Burberry, ngay trên sàn diễn Xuân Hè 2022, Givenchy cũng gặp "lỗi" tương tự trong thiết kế trang sức của mình
diet-prada-elle-vietnam-8.png
Highxtar_Diet_Prada_Favs_2.png

Với sự thật rằng thời trang đôi lúc rất an toàn và chúng ta đang để vô số sự bất bình lướt qua mà không một ai sẵn sàng lên tiếng, dường như thực hiện một dự án táo bạo là điều cần thiết. “Đội quân đông đảo” phục vụ thời trang cần phải biết phân biệt đúng sai và hơn hết, biết bản thân đang ủng hộ điều gì. Như vậy, chào mừng bạn tới với mạng xã hội, nơi những con người giấu mặt có đầy đủ quyền lợi và không gian để trở thành nhà phê bình, bình luận viên miễn phí.

Và mặc dù ta không hề biết những cá nhân hay hội nhóm này là ai, liệu họ có đáng tin hay không, tuy nhiên, cho phép họ mang chiếc “mặt nạ” của mạng xã hội cũng là “mức giá” hợp lí để người đọc có những nguồn thông tin chân thực cũng như một môi trường thời trang minh bạch. Bạn có đồng ý với quan điểm trên không? Liệu ranh giới giữa đúng và sai của bạn có phù hợp hay thật sự ăn nhập với những cá nhân khác? Như vậy, những tài khoản mạng xã hội như Diet Prada rất thú vị, họ có kiến thức và cũng có sự đầu tư tìm hiểu, tuy nhiên, là một người đọc, việc tiếp thu thông tin một cách đa chiều luôn luôn cần thiết.

maxresdefault-1.jpg
1525782603602-Screen-Shot-2018-05-08-at-132825.webp

Liệu Cancel Culture có “tổn thương” những ý định sáng tạo và khiến thương hiệu trở nên chân thật hơn? Với sự phát triển không ngừng của mạng xã hội, tất cả mọi người đều có quyền được lên tiếng và đáng mừng thay, mạng xã hội cũng tạo điều kiện để số đông bắt đầu những phong trào rất nhân văn. Chúng ta chứng kiến không ít màn kêu gọi ngừng mua bán thời trang nhanh vì những tác hại ngành hàng này đang gây ra cho môi trường và người lao động, những hoạt động vì cộng đồng da màu và phát triển thời trang bền vững cũng diễn ra rất sôi nổi. Năm 2018, 64% những người được phỏng vấn (nghiên cứu bởi chuyên trang Edelman) chỉ ra rằng họ sẽ không ủng hộ những thương hiệu có quan điểm về các vấn đề chính trị, xã hội không rõ ràng hay thậm chí sai lệch.

Nhưng đồng thời, việc những bàn luận về văn hoá và ý tưởng thâm nhập thời trang khiến ngành công nghiệp đối đầu với những bất cập lớn. Lên án thương hiệu vì những sai lầm của họ là điều nên làm, tuy nhiên, chúng ta cần cho thương hiệu không gian để sửa chữa cũng như phát triển. Hãy không nói tới những cái tên quá lớn với doanh thu khổng lồ như Gucci, Nike, Off-White hay Adidas, trong thị trường nội địa, một vài cá nhân tuyên bố ngừng ủng hộ sản phẩm Biti’s chắc hẳn là một điều đáng buồn.

Mặc dù Biti’s đã có những sai phạm không nhỏ trong bộ sản phẩm “Hoa Trong Đá”, tuy nhiên, đây vẫn là một cái tên minh bạch khi đã công khai sửa chữa và hoàn thiện thiết kế. Đồng thời, chúng ta không thể phủ nhận những cố gắng trước đây của Biti’s để vực dậy và duy trì thương hiệu. Mặc dù điểm sai vẫn luôn cần được biết đến nhưng việc bác bỏ thương hiệu cũng cần phải có giới hạn, Cancel Culture trên thực tế, nên tiếp tục tồn tại và cũng nên tồn tại một cách văn minh hơn.

GUCCI-MOZAICHigh-2ndversion.jpg
Trên thực tế, Diet Prada cũng có được sự công nhận nhờ kiến thức và phát ngôn có cơ sở. Trang thông tin này đã từng có cơ hội "take over" Instagram Stories của Gucci trong thời gian ngắn
montage4.jpg

Recommended posts for you