Business

Doanh thu Q4/2020: Richemont SA nhắm đến đối đầu LVMH

Trung Quốc tiếp tục là thị trường thống trị thế giới thời trang xa xỉ. Tuy nhiên, từng thương hiệu đang có những chiến lược khác biệt để tập trung vào phát triển thị trường này.
person human

Các thương hiệu thời trang, trang sức và đồng hồ xa xỉ báo cáo kết quả kinh doanh quý IV/2020, cho thấy một số cú quay đầu khả năng về mặt doanh thu. Tuy nhiên, đó chỉ là con số ghi nhận tại thị trường Trung Quốc. Do đó, đòi hỏi họ phải có những chiến lược tiếp cận khác nhau để phát triển miếng mồi béo bở này, trong khi tìm cách khắc phục thiệt hại tại các thị trường chính khác.

1/ Richemont SA

Richemont.jpg
Cartier đang là thương hiệu thuộc Richemont SA được yêu thích nhất

Richemont báo cáo doanh số bán hàng quý cuối cùng của năm 2020 tăng 5% với con số 4,7 tỷ USD. Không bất ngờ gì, tăng trưởng đến chủ yếu từ khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Trong đó, doanh thu tại Trung Quốc đại lục tăng 80% và Đài Loan tăng 29%, trong khi thị trường châu Âu giảm 20%.

Người tiêu dùng Trung Quốc thể hiện rõ xu hướng yêu thích trang sức, khiến cho các thương hiệu như Cartier và Van Cleef & Arpels đều đồng loạt tăng doanh số 14%, và Cartier có tiềm năng trở thành thương hiệu thống trị mảng trang sức của tập đoàn. Ngược lại, mảng đồng hồ lại đi xuống, với thị trường duy nhất đạt được tăng trưởng hai chữ số (vẫn là) Châu Á - Thái Bình Dương. Sự kiện Watches & Wonders ở Sanya đã góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh doanh đồng hồ, cho thấy sức hấp dẫn của trải nghiệm đa kênh cũng như điểm đến Hải Nam, Trung Quốc.

Richemont không tiết lộ kế hoạch tương lai, nhưng theo dõi động thái đầu tư của họ vào trang thương mại trực tuyến Farfetch cũng đủ biết hướng tập trung sắp tới của họ vẫn là vào thị trường Trung Quốc và thương mại điện tử. Với 25% cổ phần đầu tư cho Farfetch bên cạnh tập đoàn Alibaba, Richemont đang nhắm đến một định vị vững chắc để cạnh tranh với đối thủ xa xỉ hàng đầu của mình, LVMH.

2/ Capri Holdings

Bling Empire - Versace.jpg
Bộ phim "Bling Empire" mà Versace đầu tư, xuất hiện trên Netflix

Capri Holdings ghi nhận tổng doanh thu 1,3 tỷ USD trong quý 4/2020 (kết thúc ngày 26/12/2020), giảm 17,1% so với cùng kỳ năm ngoái và 19,5% trên cơ sở tỉ giá hối đoái cố định. Tổng lợi nhuận đạt 848 triệu USD, giảm so với mức 934 triệu USD của năm trước.

Bất chấp dự đoán cho rằng bất ổn kinh tế sẽ kìm hãm chi tiêu xa xỉ, Capri Holdings vẫn đạt mức tăng trưởng 65% trong mảng thương mại điện tử và riêng thương hiệu Versace có doanh số bán lẻ toàn cầu tăng hai chữ số. (Mặc dù so với năm ngoái, doanh thu của thương hiệu không đổi so và tổng doanh thu giảm 6,7% trên cơ sở tỉ giá hối đoái cố định.) Mặt khác, Michael Kors và Jimmy Choo phải trải qua một quý khó khăn với doanh thu lần lượt giảm 18,6% và 26,7% so với cùng kỳ năm trước. 

Trung Quốc vẫn là thị trường quan trọng nhất của tập đoàn vào thời điểm hiện tại. Cụ thể, Versace là thương hiệu đạt được sự quan tâm lớn nhất của người tiêu dùng khi ra mắt chương trình truyền hình thực tế The Bling Dynasty trên Netflix, bên cạnh bộ sưu tập capsule hợp tác cùng nhà thiết kế Trung Quốc Ren Jialun cho Tết Nguyên đán.

3/ Burberry

Burberry.jpg
BST Capsule của Burberry dành cho Tết Nguyên đán

Trước thềm kết thúc năm tài chính vào ngày 27/03, Burberry đã công bố bản báo cáo dự tính của mình, cho biết lợi nhuận cả năm sẽ vượt xa hơn kỳ vọng.

Cụ thể, doanh số bán lẻ trong 3 tháng đầu năm, tính đến tháng 3/2020 sẽ tăng khoảng 28-32% so với cùng kỳ năm ngoái, mặc cho doanh thu gộp của cả năm có thể giảm 10% do ảnh hưởng của đại dịch, tuy vẫn ít hơn mức giảm 13% do các nhà phân tích đưa ra.

Những con số này đã giúp cổ phiếu của Burberry tăng đến 10% vào ngày 12/3 vừa qua, mức tăng lớn nhất trong ngày của cổ phiếu công ty kể từ giữa tháng 1/2020.

So với kết quả kinh doanh quý IV/2020, con số này đánh dấu sự trở lại của Burberry, với sự đóng góp chủ yếu đến từ thị trường Trung Quốc, thị trường chiếm ⅖ doanh số của thương hiệu. Nói nào ngay, trong quý trước, Burberry vẫn phải đối diện khó khăn chồng chất với hàng loạt cửa hàng vật lý bị đóng cửa do cách ly, nhưng Trung Quốc đại lục đã cứu thương hiệu rơi vào thảm họa nhờ mức tăng trưởng hai chữ số.

4/ Moncler

Moncler.jpg
BST kết hợp với nhiếp ảnh gia Leslie Zhang của Moncler ra mắt đầu năm 2021

Mặc dù đại dịch đã khiến nhiều cửa hàng của Moncler phải đóng cửa suốt mùa lễ hội năm ngoái, nhưng những tuần cuối của năm 2020 vẫn mang về cho thương hiệu mức những con số tăng trưởng khả quan. Cụ thể, quý 4/2020, doanh thu của thương hiệu tăng 8%, đạt 809 triệu USD, cao hơn kỳ vọng của các nhà phân tích.

Trung Quốc là thị trường tăng trưởng tốt nhất, với mức tăng hai chữ số và tăng trưởng tại khu vực Châu Á nói chung là 26%, ngược với mức giảm 34% tại quê hương Ý. Moncler đang tập trung phát triển tại Trung Quốc, thị trường xa xỉ lớn nhất thế giới. Tháng 10 năm 2020, thương hiệu ra mắt bộ sưu tập Young Icons độc quyền đồng thời với một cửa hàng pop-up tại Thượng Hải, gây tiếng vang lớn với thế hệ Gen Z. Vài tuần sau, Moncler tiếp tục thông báo chuyển địa điểm tổ chức sự kiện Moncler Genius từ Milan sang Trung Quốc, tạo nên làn sóng mới đón chờ thương hiệu vào năm 2021.

Bên cạnh hoạt động kinh doanh ở đại lục, Moncler cũng vừa mua lại Stone Island, một thương hiệu thời trang dạo phố cao cấp của Ý vào tháng 12 năm ngoái, với giá 1,38 tỷ USD với hy vọng mang đến cán cân mới cho thị trường.

Theo Jing Daily

Tags

Recommended posts for you