Art & Design

Họ đã bày tỏ tình yêu qua nghệ thuật như thế nào?

Nghệ thuật hay tình yêu đều đòi hỏi cả công sức lẫn tâm sức, trong khi nghệ sĩ thường bị đánh đồng với thói trăng hoa bởi bản tính đa sầu, đa cảm. Tình yêu của nghệ sĩ, vì thế cũng thường trở thành tâm điểm của sự chú ý, không chỉ nhờ danh tiếng của người trong cuộc, mà còn vì tính nhạc, tính thơ, và thậm chí là tính kịch ít thấy trong các mối quan hệ tình cảm thông thường.

collage adult female person woman male man face glasses analog clock

“Cặp đôi trời sinh” Marina Abramović & Ulay

adult female person woman head face hair
Màn trình diễn “Relation in time” (1977). Ảnh: Dazed

Bạn có tin vào định mệnh không? Bạn đã bao giờ gặp ai và ngay lập tức biết rằng hai bạn là tri kỉ chưa? Dường như đó là điều đã xảy ra với Marina Abramović và Ulay.

Hai nghệ sĩ gặp nhau vào ngày 30 tháng 11 năm 1975, đồng thời là sinh nhật của cả hai, và ngay lập tức cảm thấy một lực hút khó hiểu với đối phương. Ulay sau này kể lại, rằng Marina “mê hồn chí tử”; còn Marina thích vẻ ngoài phi giới tính của Ulay, và sự thật rằng trong quyển sổ cá nhân, anh xé đi trang đánh dấu sinh nhật của mình – Một thói quen mà sau này Marina học hỏi. Gần như ngay lập tức, giữa hai người hình thành mối gắn kết đặc biệt. Marina rời bỏ quê nhà tại thủ đô Beograd, Serbia, và ly dị chồng để đến với Ulay, về cả mặt tình cảm lẫn sáng tạo. Họ không chỉ là người yêu, mà còn là những đồng nghiệp, đối tác dành cho nhau niềm tin tuyệt đối. Marina và Ulay dần dần giống đối phương trong cả ngoại hình, cách ăn mặc và mục đích sống – Maria từng chia sẻ họ như “một cơ thể hai đầu”.

kissing person romantic adult male man jeans face photography portrait
Màn trình diễn “Breathing in/Breathing out” (1977-1978). Ảnh: Art Zoo

Những màn trình diễn sau đó cũng rất phù hợp với phong cách của cặp đôi: Họ đặt bản thân vào những tình yêu đòi hỏi rất nhiều sức mạnh thể chất lẫn tinh thần, nhằm thử nghiệm với phản ứng của bản thân lẫn khán giả; đồng thời khám phá sự cân bằng giữa tính nam và tính nữ. Cụ thể, trong màn trình diễn “In relation in space” (1976), Marina và Ulay liên tục chạy đâm sầm vào nhau trong tình trạng khỏa thân, tăng dần trong tốc độ và cường độ. Ulay nói rằng đến cuối, cơ thể họ bầm tím cả. Vậy mà, cũng theo lời Ulay, “Relation in time” (1977) còn là một thử thách khó khăn hơn, trong khi họ chỉ ngồi tựa lưng với hai mái tóc đan vào nhau. Còn với màn trình diễn “Breathing in/Breathing out” (1977-1978), hai người tình sống bằng hơi thở của nhau, theo đúng nghĩa đen. Họ nhét miếng lọc cà phê vào mũi, bắt buộc bản thân phải thở bằng miệng, và phải hít vào luồng khí mà đối phương vừa thở ra, cho tới khi hết oxy. Trong một màn trình diễn, khi cả bốn lá phổi đã đầy CO2, cặp đôi ngã quỵ, bất tỉnh.

Nhưng nguy hiểm nhất, và vì vậy cũng đáng nhớ nhất, là màn trình diễn “Rest Energy” (1980). Trong đó, Marina cầm cung, còn Ulay giương cung, mũi tên hướng thẳng vào trái tim Marina. Chỉ cần một lần trượt tay, anh đã có thể giết chết bạn gái. Màn biểu diễn nhấn mạnh uy lực của người nam lên người nữ, còn cánh cung trong tay Marina biểu trưng cho vai trò của người nữ trong việc quyết định kết quả.

weapon adult male man person arrow bow shoe archery face
Màn trình diễn “Rest Energy” (1980). Ảnh: MoMA

Mối quan hệ của hai nghệ sĩ được đánh dấu bằng những màn trình diễn như vậy, cho đến màn trình diễn cuối cùng – “The Lovers” (1980), diễn ra xuyên suốt chiều dài hơn 21 ngàn cây số của Vạn Lý Trường Thành. Ý tưởng cho tác phẩm lần này rất đơn giản: Hai người bắt đầu đi bộ từ hai đầu của công trình, và nơi họ gặp nhau sẽ là vị trí cặp đôi tổ chức hôn lễ. Mất tám năm để Marina và Ulay nhận giấy phép từ chính phủ Trung Quốc, và sau đó là ba tháng ròng rã không ngừng chinh phục những thử thách dọc bức tường, lúc thì đường đá trơn trượt, lúc thì thời tiết khắc nghiệt. Ngày 27 tháng 6 năm 1988, Marina gặp Ulay tại một cây cầu đá giữa tỉnh Thiểm Tây, và cặp đôi từ biệt nhau từ đây, kết thúc mối tình – mối hợp tác nghệ thuật kéo dài 12 năm.

Thực ra, trong suốt những tháng năm chờ đợi giấy phép biểu diễn, cuộc tình giữa hai người đã trải qua nhiều biến động. Góc nhìn về nghệ thuật lẫn quan điểm về nghĩa vụ của một nghệ sĩ của hai người không còn mối tương đồng, dẫn đến bất đồng giao tiếp, những cuộc ngoại tình và đổ vỡ niềm tin. Đến cuối cùng, Marina và Ulay không phải là “một cặp trời sinh”.

Marina Abramović đã từng bày tỏ rằng cô hy vọng tình cảm của hai người sẽ được hàn gắn khi “The Lovers” hoàn tất. Nhưng đi trên đống đổ nát của Vạn Lý Trường Thành chỉ gợi nhắc cho cô về những vụn vỡ không thể cứu vãn của mối quan hệ, đặc biệt là khi gặp nhau, Ulay thông báo rằng thông dịch viên đi cùng đang mang thai đứa con của anh. “Anh ấy hỏi tôi phải làm gì”, Marina nhớ lại. “Tôi bảo anh nên cưới cô ấy. Và sau đó chúng tôi nói lời tạm biệt”.

art collage outdoors nature rock person mountain valley scenery soil
"The Lovers" (1980). Ảnh: Sean Kelly Gallery

Trong suốt hai thập kỷ sau đó, Marina Abramović tiếp tục trên con đường nghệ thuật của riêng mình, càng ngày càng lan tỏa đến nhiều khán giả hơn. Những tác phẩm của cô trở thành cảm hứng cho Lady Gaga, Jay-Z; cô thậm chí còn hợp tác cùng adidas trong một dự án phim quảng cáo, và dần dà được biết đến như một “người bà của nghệ thuật trình diễn”. Còn Ulay trở về với nhiếp ảnh, chất liệu sáng tác chính của anh trước khi gặp Marina.

22 năm không một lần nhìn thấy nhau, không một trao đổi thư từ, họ lại gặp trong một màn trình diễn của Marina mang tên “The Artist Is Present”. Khi ấy, tại Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại New York, Marina mời khán giả đến ngồi đối diện cô, bao lâu tùy thích, miễn nói chuyện hay đụng chạm. Có người xếp hàng cả tiếng đồng hồ chỉ để được ngồi đối diện Marina trong vài phút, cũng có người ngồi đó cả ngày. Nhưng danh tính của vị khách khó quên nhất không là ai khác ngoài UValentine's Day: Họ đã dùng nghệ thuật để bày tỏ tình yêu như thế nào?lay.

Khi Marina mở mắt chào đón vị khách tiếp theo và nhận ra người tình cũ, cô mỉm cười, tự phá vỡ quy tắc của màn biểu diễn và đặt tay lên bàn. Ulay với lấy tay cô trong sự tán dương của mọi người. Anh đứng dậy và trả Marina về với màn biểu diễn. Cô lau nước mắt trước khi gặp một khán giả mới. “Trời sinh” hay không, mọi diễn biến trong mối quan hệ – yêu nhau, biểu diễn, lừa dối, chia tay, gặp lại – đều do chính họ quyết định.

adult female person woman male man face formal wear suit indoors
Marina và Ulay trong màn trình diễn "The Artist Is Present" (2010). Ảnh: Open Culture

Felix Gonzalez-Torres & Ross Laycock

Nếu như “The Lovers” của Marina Abramović và Ulay đại diện cho cái kết của một cuộc tình, thì “‘Untitled’ (Perfect Lovers)” (1987-1990) của nghệ sĩ thị giác Felix Gonzalez-Torres lại nói về một tình yêu, tuy cũng nhuốm màu bi thương, nhưng có phần lạc quan hơn. Theo đó, trên bức tường trắng treo hai chiếc đồng hồ giống hệt nhau, từ mẫu mã, kích thước đến vị trí của kim giờ, kim phút, kim giây. Nhưng khi động cơ chạy bằng pin bắt đầu hoạt động, hai chiếc đồng hồ rồi sẽ lệch nhau một giây, rồi một phút, rồi một giờ; cho đến khi một trong hai dừng hẳn. Lúc này, hai chiếc đồng hồ sẽ được “reset” về cùng một thời điểm, lại bắt đầu hành trình trong trạng thái đồng bộ, và luôn kết thúc ở trạng thái “lệch pha”.

clock analog clock wall clock
Felix Gonzalez-Torres, “‘Untitled’ (Perfect Lovers)” (1987-1990)

Như với mọi tác phẩm khác, nghệ sĩ không muốn khán giả nghĩ rằng chỉ có một cách hiểu, mà thay vào đó, anh để trải nghiệm cá nhân của người xem quyết định ý nghĩa tác phẩm, và để những ý nghĩa đó tự thêm thắt, tự kết nối với nhau và tích lũy theo thời gian. Có người nhìn thấy hai cá thể không thể hòa hợp thành một, có người nói về ý niệm memento mori, có người lại liên kết tác phẩm với mối quan hệ của nhà nghiên cứu nghệ thuật với chính bản thân nghệ thuật.

text

Nhưng Felix từng nói “‘Untitled’ (Perfect Lovers)” có thể được xem là bức chân dung của anh và người yêu Ross Laycock. “Thứ đáng sợ nhất mà tôi từng thực hiện”, Felix miêu tả hai chiếc đồng hồ. Nhưng cũng là Felix, trong một bức thư gửi Ross – được xem là nguồn gốc của tác phẩm – đã dặn dò rằng: “Đừng sợ [hai chiếc đồng hồ này] nhé, đó là thời gian của chúng ta, [...] Chúng ta là sản phẩm của thời gian, vì vậy ta phải tri nhận công ơn của thời gian. Đôi ta đồng điệu, bây giờ và mãi mãi. Anh yêu em.”

Gợi nhiều hơn tả, hai chiếc đồng hồ giống hệt nhau, đặt cạnh nhau lại miêu tả tình yêu và tình dục đồng giới hiệu quả hơn nhiều hình ảnh nhạy cảm lúc bấy giờ. Felix sử dụng cấu trúc tĩnh của chủ nghĩa tối giản, nhưng phá vỡ tính trung lập bằng cách đưa vào tác phẩm những cảm xúc và trải nghiệm cá nhân. Anh bàn về bản dạng giới, người nhập cư và nguồn gốc Latin của mình mà không biến bản thân thành nạn nhân. Ross có thể đã không sáng tác cùng Felix, nhưng những tác phẩm giá trị nhất của Felix không thể hoàn thành nếu thiếu Ross.Nếu xem nghệ thuật của Felix là “mô hình” của tình yêu – Tình yêu có nghĩa là gì? Một mối quan hệ có thể phát triển như thế nào? Thế giới có thể tốt đẹp hơn hiện tại ra sao? Và lòng tốt của nhân loại sẽ tiếp tục như thế nào? – thì Ross hiện diện mỗi lần bạn cảm thấy sự rộng lớn, cởi mở và tự do trong tác phẩm, hoặc sự hào phóng vô biên và trong hành động chia sẻ.

Một ví dụ cho điều này là chuỗi tác phẩm kẹo của Felix. Cụ thể, “‘Untitled’ (Portrait of Ross in L.A.)” (1991) bao gồm khoảng 79kg kẹo viên gói trong giấy bóng kính đủ màu, đổ đầy một góc căn phòng. Đây được cho là cân nặng của Ross lúc khỏe mạnh nhất. Khán giả đến xem tác phẩm sắp đặt này có thể lấy đi một hoặc nhiều viên kẹo – Bạn có thể đem đến bất cứ nơi đâu bạn muốn, hoặc để quên viên kẹo trong túi, hoặc ăn hết trong vòng một giây, hoặc tặng cho một ai đó. Đến khi không còn viên kẹo nào, hoặc khi một ngày triển lãm mới bắt đầu, tương tự với hai chiếc đồng hồ, tác phẩm sẽ được “reset”. 79kg kẹo mới sẽ được đổ đầy một góc tường, vòng lặp lại bắt đầu. Cùng năm đó, Felix cũng hoàn thành một tác phẩm tương tự mang tên “‘Untitled’ (Lover Boys)”. Lần này là kẹo màu xanh lam gói bằng bọc trong suốt, hoặc giấy màu bạc, và khoảng 161kg – Tổng cân nặng của Felix và Ross.

Felix Gonzalez-Torres, “‘Untitled’ (Lover Boys)” (1991). Ảnh: The Felix Gonzalez-Torres Foundation

Bằng những vật dụng và nguyên liệu đơn giản cùng những ý niệm sâu sắc về tình yêu, nghệ thuật và cuộc sống, Felix đã trực quan hóa, và đơn giản hóa nhiều đề tài mà lúc bấy giờ vẫn gặp nhiều thành kiến. Hai chiếc đồng hồ đưa khán giả vào cuộc hội thoại giữa sự sống và cái chết. Một viên kẹo gợi mở những thảo luận về nghệ thuật và tình yêu đồng giới. Chưa kể, cách Felix mời khán giả tương tác với tác phẩm không chỉ mang đến cách sử dụng không gian triển lãm mới, mà còn rất gần gũi và nhân văn, thu hẹp khoảng cách giữa tác giả và người xem. Và qua những tác phẩm đó, chúng ta hiểu rằng tình yêu và những kỷ niệm ta đang cùng nhau tạo nên, hoàn toàn có thể tồn tại mãi mãi.

Felix và Ross chưa từng kết hôn bởi luật pháp cũng như tình hình xã hội lúc bấy giờ không cho phép. Nhưng trong một bức thư gửi một người bạn chung, Felix đã ghi tên người yêu bên cạnh họ ghép của hai người: Ross Laycock-Gonzalez – Một minh chứng rõ ràng cho mối tình giữa họ. “Felix và Ross là một”, theo chia sẻ sau này của người bạn chung. “Họ gắn kết với nhau ở cấp độ phân tử, như mọi câu chuyện khác về những mối tình vĩ đại”.

silhouette outdoors sky sunrise tree land vegetation landscape photography sunset
Một tấm postcard từ Ross Laycock and Felix Gonzalez-Torres. Hình vẽ của Felix Gonzalez-Torres. Ghi chú ngày 30/12/1986, tại Puerto Rico. Ảnh: The Felix Gonzalez-Torres Foundation

Từ “Đêm đông không nhà” đến “Tân hôn dạ khúc”

Người viết biết đến câu chuyện của ca sĩ Bạch Yến và nhạc sĩ Trần Quang Hải qua ca từ của... nhạc sĩ Lam Phương: “Càng nhìn em, yêu em hơn và yêu em mãi”. Không chỉ hai câu hát này, mà cả bản nhạc “Tình bơ vơ” thật mùi mẫn và day dứt, và còn biết bao bài hát khác như “Chờ người”, hay “Cho em quên tuổi ngọc”. Hóa ra, khác với các mối tình úp úp mở mở của nghệ sĩ hiện đại, nhạc sĩ Lam Phương từng không ngần ngại tâm sự trước hàng ngàn khán giả rằng: “Tôi sáng tác nhiều bài vì nhớ tới một người bạn gái. Người đó là ca sĩ Bạch Yến”. 

face happy head person smile photography portrait adult female woman

Lam Phương không phải là người duy nhất theo đuổi Bạch Yến, âu cũng vì những lý do dễ hiểu. Báo chí phương Tây thường gọi Bạch Yến là “Lọ Lem” bởi bà có một tuổi thơ nghèo khó: 12 tuổi đã đi hát ở đài phát thanh kiếm tiền phụ giúp gia đình, 15 tuổi đã phải trang điểm đậm để “ăn gian” đủ tuổi hát trong vũ trường. Chính lúc này, vận mệnh của cô ca sĩ nhỏ thay đổi chỉ sau một đêm: “Đêm đông” của nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương, trong giai điệu slow rock thay vì tango như nguyên tác. Từ đó, Bạch Yến được biết đến và yêu thích với hàng loạt nhạc phẩm lời Việt, Pháp, Anh, Tay Ban Nha và cả Do Thái, trở thành cái tên sáng giá trong âm nhạc miền Nam. “Tôi bước lên sân khấu như một định mệnh”, danh ca chia sẻ trong một bài phỏng vấn cách đây đã lâu. “Và thật kỳ lạ là suốt từ đó tới giờ, tôi chỉ có hát, không làm thêm bất cứ công việc nào khác”.

Nghề hát đã đưa Bạch Yến đến những chân trời xa hơn. Không dừng lại ở khóa học thanh nhạc tại Pháp, Bạch Yến trở thành ngôi sao Việt Nam đầu tiên và duy nhất xuất hiện trên chương trình Ed Sullivan Show nổi tiếng của Mỹ vào năm 1965, là nghệ sĩ Việt Nam duy nhất trình diễn trên cùng một chương trình với những tên tuổi nổi tiếng của Mỹ như Bob Hope, Bing Crosby, Pat Boone, Frankie Avalon… là ca sĩ Việt đầu tiên và duy nhất hát nhạc phim Hollywood "Mũ nồi xanh" (The Green Berets)…

Xinh đẹp và tài năng, Bạch Yến từng yêu, nhưng không tin tưởng ai đủ để ổn định, dù đối phương là nhạc sĩ hay doanh nhân, là công tử người Việt hay tài phiệt người Tây. Không thiếu những lần Bạch Yến hủy hôn khi thiệp hồng đã gửi. Những tưởng với một cô gái nổi tiếng và khó tính như thế, ngày lên xe hoa sẽ là một sự kiện linh đình được chuẩn bị nhiều tháng trời. Vậy mà, đám cưới “trong mơ” của Bạch Yến diễn ra vô cùng chóng vánh, cũng chỉ vì một lời đùa, lần này với nhạc sĩ, GS-TS âm nhạc Trần Quang Hải. “Bàn tay Bạch Yến đẹp quá, nếu được cho tôi xin rước về”, nhạc sĩ nói trong buổi ăn tối đầu tiên của hai người.

Lúc ấy, Bạch Yến đến Pháp nghỉ hè, còn nhạc sĩ Trần Quang Hải khi đó đang định cư tại Pháp, đã ly dị vợ và có một cô con gái vừa tròn 5 tuổi. Tưởng ông nói đùa, Bạch Yến cũng gật đầu. Nào ngờ hôm sau người đàn ông đó lật đật tiến hành sửa soạn, đưa tin và phát thiệp cưới cho khắp bạn bè. Dù bất ngờ trước hành động gấp rút của Trần Quang Hải, Bạch Yến cũng vội vã sửa soạn theo về nhà chồng và chấp nhận mối lương duyên kỳ lạ đó, có lẽ bởi vì hơn ai hết, cô biết rằng Trần Quang Hải chính là người đàn ông mà mình cần.

garden people person finger adult female woman leaf hat flower arrangement

Vốn là một ngôi sao tân nhạc, nhưng từ khi làm vợ của nhạc sĩ Trần Quang Hải thì Bạch Yến chuyển sang hát dân ca. Những show diễn của đôi phu thê Bạch Yến - Trần Quang Hải luôn nhận được sự yêu mến và thán phục của cộng đồng người Việt lẫn quốc tế. Đối với Bạch Yến hát dân ca là làm văn hoá. Những lần biểu diễn của chị cùng GS Trần Quang Hải nhận được nhiều tiếng vỗ tay của khán giả. Những tràng vỗ tay nối dài là sự thích thú, yêu mến và trân trọng nghệ thuật Việt. Tất nhiên, Bạch Yến hài lòng với sự lựa chọn này. Và quả thật, âm nhạc dân tộc đã nối dài thêm những ngày tháng vinh quang của Bạch Yến tại hải ngoại. Chị vui khi mỗi lần đi diễn cùng với chồng để giới thiệu văn hoá Việt.

“Tôi về làm dâu gia đình âm nhạc dân tộc theo một cách khó tin như vậy, nhưng hạnh phúc chưa bao giờ tắt trong quan hệ của vợ chồng tôi,” Bạch Yến nhớ lại. “Anh Trần Quang Hải hóm hỉnh và ấm áp, luôn cho tôi một điểm tựa tin cậy suốt bốn thập niên bên nhau”. Lời thề nguyện mà Trần Quang Hải viết tặng vợ trong ngày tân hôn: “Giờ đây, giờ đây yêu nhau suốt đời”, tiếp tục vang vọng trong bài thơ ông viết tặng bà trong ngày kỷ niệm 40 năm chung sống: “Chồng vợ ngày ngày chung cuộc sống, Tình yêu gìn giữ suốt đời sau!” Và bà cũng đáp lời: “Đã bốn mươi năm diễn với nhau, Nhờ ca đàn hát bạn đông ngào, Năm châu bốn biển không chùn bước, Mong mãi còn vui tới kiếp sau".

coat blazer jacket person portrait adult bride female woman fashion

Đến đây, người viết ước gì có thể đảm bảo với độc giả rằng mọi câu chuyện tình yêu đều có kết thúc viên mãn; ước gì Ulay đã không kiện Marina Abramović vì vi phạm hợp đồng hợp tác; ước gì Felix Gonzalez-Torres và Ross Laycock đã được ở bên nhau nhiều hơn trước khi Ross mất vì căn bệnh AIDS, để rồi Felix theo chân anh 5 năm sau đó khi chỉ mới 38 tuổi; và ước gì Bạch Yến không phải trở về cuộc đời cô lữ sau 40 năm hạnh phúc với nhạc sĩ Trần Quang Hải, sau khi ông qua đời vào năm 2021.

Dù bạn có khả năng vĩnh cữu hóa tình yêu trong một tác phẩm nghệ thuật hay không, chuyện tình nào cũng phải kết thúc. Có lẽ đó là lý do loài người vừa bị tình yêu ám ảnh, vừa sợ hãi tình yêu hơn cả.

Recommended posts for you