Art & Design

Có những thước phim bước ra từ hội họa

Năm 1921, nhà lý thuyết phim người Ý Ricciotto Canudo bắt đầu gọi điện ảnh bằng thuật ngữ "settima arte", hay "nghệ thuật thứ bảy", ý nói làm phim là việc kết hợp sáu loại hình nghệ thuật đến trước nó, bao gồm kiến trúc, điêu khắc, hội họa, âm nhạc, khiêu vũ và thơ ca. Chính vì lẽ đó, không lạ gì khi ta nhìn thấy những ảnh hưởng từ các bậc thầy đi trước trong phim ảnh.

Ảnh cắt từ bộ phim Loving Vincent (2017, đạo diễn Dorota Kobiela, Hugh Welchman)

Hội họa cùng những bức tranh, tuy luôn ở trạng thái tĩnh, vẫn luôn là một điểm tham chiếu trực quan cho bố cục, màu sắc và chủ đề của nhiều bộ phim. Đạo diễn có thể trực tiếp tôn vinh một tác phẩm nghệ thuật, như bộ phim Shirley: Visions of Reality (2013, đạo diễn Gustav Deutsch) đã tái hiện bức tranh New York Movie (1939, họa sĩ Edward Hopper) cùng 13 bức tranh khác của họa sĩ để mô tả văn hóa và tinh thần thời đại của nước Mỹ vào giữa thế kỷ XX; hay bộ phim Dreams (1990, đạo diễn Akira Kurosawa) sử dụng bức tranh Wheatfield With Crows (1890, họa sĩ Vincent Van Gogh) để đưa khán giả vào giấc mộng ban ngày của một nghệ sĩ đầy tham vọng và cảm giác gấp rút khi phải tranh thủ phác họa cảnh tượng trước mắt trước khi trời trở tối.

person sitting adult female woman
art painting adult male man person face head
Trái: Shirley: Visions of Reality (2013, đạo diễn Gustav Deutsch); Phải: Morning Sun (1952, họa sĩ Edward Hopper)
couch furniture adult female person woman indoors living room flooring laptop
art painting adult male man person bag handbag shoe furniture
Trái: Shirley: Visions of Reality (2013, đạo diễn Gustav Deutsch); Phải: Hotel Room (1931, họa sĩ Edward Hopper)
cinema lighting adult female person woman male man face theater
art painting adult female person woman male man face head
Trái: Shirley: Visions of Reality (2013, đạo diễn Gustav Deutsch); Phải: New York Movie (1939, họa sĩ Edward Hopper)
person walking outdoors nature scenery grass bird flying cow field
art painting modern art flower plant rose
Trái: Dreams (1990, đạo diễn Akira Kurosawa); Phải: Wheatfield With Crows (1890, họa sĩ Vincent Van Gogh)
art painting
art painting person drawing animal dinosaur reptile face head
Trái: Kiki's Delivery Service (1989, đạo diễn Miyazaki Hayao); Trái: Tenma, Cows, and Birds Run Through the Night Sky (1976, do giáo viên và học sinh lớp nhu cầu đặc biệt tại trường Trung học Cơ sở Minato tại thành phố Hachinohe)

Bên cạnh đó, cũng có những đạo diễn chỉ lấy một hình ảnh, một chi tiết trong tranh để xây dựng hình tượng nhân vật. Đó có lẽ là điều đã xảy ra trong bộ phim Mad Max: Fury Road (2015, đạo diễn George Miller) và tác phẩm The Elephants (1948, họa sĩ Salvador Dali); hoặc bức tự họa Standing Male Nude (1911, họa sĩ Egon Schiele) phảng phất trong bộ phim Joker (2019, đạo diễn Todd Phillips).

outdoors water nature sky person
art modern art painting
Trái: Mad Max: Fury Road (2015, đạo diễn George Miller); Phải: The Elephants (1948, họa sĩ Salvador Dali)
lamp table lamp person head face clothing shorts
art painting cross symbol person face head
Trái: Joker (2019, đạo diễn Todd Phillips); Phải: Standing Male Nude (1911, họa sĩ Egon Schiele)

Đôi khi, nguồn cảm hứng nghệ thuật xuất hiện trong những mô típ hình ảnh tạo nên bộ phim, như cách tranh thủy mặc Trung Hoa hiện lên trong bộ phim Vô Ảnh (2018, đạo diễn Trương Nghệ Mưu) qua gam màu trắng-đen-xám, cùng việc tận dụng không gian và bóng tối. Tranh phong cảnh Trung Hoa cũng được đặc tả trong cảnh mở đồ của bộ phim Ngọa Hổ Tàng Long (2000, đạo diễn Lý An), qua cây cầu nhỏ bắc ngang dòng suối, và nhà cửa, cây cối, núi non… 

person architecture building outdoors shelter helmet nature clothing footwear shoe
art painting archaeology
Trái: Vô Ảnh (2018, đạo diễn Trương Nghệ Mưu); Phải: Chi tiết từ bức tranh Pavilions Among Mountains and Rivers (Tranh thời Tống, họa sĩ Yan Wengui)
person spear weapon
animal antelope mammal wildlife
Trái: Vô Ảnh (2018, đạo diễn Trương Nghệ Mưu); Phải: Mộc Thạch (Tranh thời Tống, họa sĩ Tô Đông Pha)
nature outdoors scenery lake water landscape waterfront shelter boat neighborhood
accessories art ornament tapestry landscape outdoors painting panoramic scenery archaeology
Trái: Ngọa Hổ Tàng Long (2000, đạo diễn Lý An); Phải: Thanh minh thượng hà đồ (Thế kỷ 11-12, họa sĩ Trương Trạch Đoan)

Đặc biệt hơn cả là khi nguồn cảm hứng nghệ thuật hiển hiện rõ rệt trong cảnh phim, nhưng đã được điều chỉnh sao cho phù hợp với câu chuyện, văn hóa và bối cảnh phim. Ở đất nước mặt trời mọc, đạo diễn Yasujiro Ozu không chỉ sử dụng hình ảnh và bố cục từ nhiều bức tranh khắc gỗ ukiyo-e, mà còn lấy cảm hứng từ sân khấu kịch Noh và kịch Kabuki. Tuy nhiên, ông đã chuyển thể một thứ đã tồn tại nhiều thế kỷ vào một phương tiện mới. Từ những cảm xúc nghệ thuật, ông phát triển chúng sao cho phù hợp hơn với thời đại, tuy vẫn bảo toàn và tôn trọng những bộ môn nghệ thuật quan trọng nhất trong lịch sử Nhật Bản. Sự thay đổi để phù hợp với câu chuyện, hay đưa đến những góc nhìn mới, cũng có thể được tìm thấy trong sự tương đồng giữa bộ phim Schindler's List (1993, đạo diễn Steven Spielberg) với bức tranh The Problem We All Live With (1964, họa sĩ Norman Rockwell), hay bộ phim Moonlight (2016, đạo diễn Barry Jenkins) và tác phẩm La Robe du soir (1954, họa sĩ René Magritte)... vốn là những tựa phim nặng tính chính trị và nhân văn.

indoors restaurant adult male man person accessories formal wear tie
art painting person adult bride female wedding woman
Trái: An Autumn Afternoon (1962, đạo diễn Yasujirō Ozu); Phải: A Game of Hand Sumo in the New Yoshiwara (khoảng năm 1740, họa sĩ Furuyama Moromasa)
indoors person head performer solo performance
art painting clothing dress formal wear fashion gown person face baby
Trái: Tokyo Story (1953, đạo diễn Yasujirō Ozu); Phải: Honkura's Wife Tonase and Daughter Konami (1847, họa sĩ Utagawa Kuniyoshi)
coat overcoat child female girl person walking adult male man
coat child female girl person shoe long sleeve handbag adult man
Trái: Schindler's List (1993, đạo diễn Steven Spielberg); Phải: The Problem We All Live With (1964, họa sĩ Norman Rockwell)
back body part person silhouette clothing shorts pants
night outdoors back person black hair hair moon adult female woman
Trái: Moonlight (2016, đạo diễn Barry Jenkins); Phải: La Robe du soir (1954, họa sĩ René Magritte)

Có thể thấy trong những bộ phim lừng lẫy này tràn đầy niềm ngưỡng mộ và tự hào đối với những lớp thế hệ nghệ sĩ đi trước. Và đến nay, phim ảnh cũng đã trở thành một phương tiện, nguồn cảm hứng, và nguồn tham khảo cho các nghệ sĩ hiện đại. Đây đó luôn xuất hiện bảng màu của Vương Gia Vệ, hay bố cục của Wes Anderson, hay sự kỳ dị của Tim Burton… Phim ảnh, cùng với những loại hình nghệ thuật khác, luôn song hành để nâng cao các giá trị truyền thống sao cho phù hợp với thị hiếu và thẩm mỹ của thời đại mới.

Recommended posts for you