Pop, Music & Film

Các bộ phim ấn tượng bị… “bỏ quên”

Mùa phim năm nay không thiếu tác phẩm của những nhà làm phim nữ thật sự xuất sắc. Ta có “The Women King”, “Women Talking”, “She Said”, “Aftersun”, “Till”… hoặc cả những tác phẩm biopic của Marilyn Monroe hay Whitney Houston... Hãy cùng điểm qua những tác phẩm ấn tượng này nhé.

footwear shoe sneaker couch furniture person shelf running shoe pants face
Một khung hình trong "Aftersun" (2022).

Nếu 2 năm liên tiếp Chloe Zhao và Jane Campion đã làm nên lịch sử khi trở thành 2 nhà làm phim nữ được vinh danh ở Oscar, thì năm nay những người phụ nữ đầy quan trọng lại vắng mặt ở các giải thưởng điện ảnh. Họ chỉ có số lượng đề cử ít ỏi ở BAFTA, SAG… hoặc thậm chí hoàn toàn vắng mặt ở Oscar.

Trên thực tế, mùa phim năm nay không thiếu tác phẩm của những nhà làm phim nữ thật sự xuất sắc. Ta có “The Women King”, “Women Talking”, “She Said”, “Aftersun”, “Till”… hoặc cả những tác phẩm biopic của Marilyn Monroe hay Whitney Houston... Hãy cùng điểm qua những tác phẩm ấn tượng này nhé.

“The Women King” - Gina Prince-Bythewood

Có sự góp mặt ấn tượng của nữ minh tinh Viola Davis và cũng được coi là một tác phẩm quan trọng của mùa trao giải phim năm nay, thế nhưng “The Women King” lại biến mất khó hiểu trong những ngày này. Không chỉ “biệt tích” ở đề cử Phim hay nhất, Đạo diễn xuất sắc nhất… mà Viola Davis cũng hoàn toàn vắng bóng ở hạng mục Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất. Thay vào đó là vai thứ chính khó hiểu của Michelle Williams cũng như bị phản ứng mạnh của Andrea Riseborough.

adult female person woman male man tribe people spear weapon

Bộ phim xoay quanh câu chuyện của Agojie – những nữ chiến binh bảo vệ vương quốc Dahomey ở Tây Phi trong suốt thế kỷ 17 – 19. Đối phó với các thế lực ngoại bang đòi hỏi sưu cao, thuế nặng cũng như những người phụ nữ phải trở thành nô lệ… Nanisca (Viola Davis thủ vai) đã gợi ý việc dựa vào nông sản để không phụ thuộc vào quân ngoại bang cũng như người da trắng, đồng thời trong quá trình đó chuẩn bị lực lượng để chiến đấu chống lại đội quân tinh nhuệ của đối thủ.

“The Women King” theo đó là một tác phẩm sử thi đúng nghĩa, ca ngợi sức mạnh, lý trí và tính nhạy cảm của người phụ nữ, từ việc nhỏ nhất như các vấn đề gia đình, cho đến lớn nhất, như chính trị và trị nước. Đạo diễn Gina Prince-Bythewood và biên kịch Dana Stevens cũng khéo léo phô bày văn hóa Phi châu và sức mạnh của người bản địa. Đây là tác phẩm hùng tráng nhưng cũng tôn vinh rõ ràng sức mạnh nữ giới.

"She Said" - Maria Schrader

Dựa trên cuốn sách nổi tiếng của hai nhà báo làm việc tại New York Times: Jodi Kantor và Megan Twohey, “She Said” là tác phẩm bán tài liệu lý giải cho sự khởi phát phong trào #Metoo và sự “ngã ngựa” của hàng loạt những ông trùm lớn, như Harvey Weinstein và các tên tuổi đứng đầu ngành truyền thông nước Mỹ.

adult female person woman photography face head electronics mobile phone phone

Ra mắt tại Liên hoan phim New York, nữ đạo diễn Maria Schrader đã tái hiện lại một cuộc đấu tranh “không cân sức” và dài đằng đặc giữ sự thật, quyền lực và lý trí. Qua tác phẩm này, quá khứ đau đớn của những người phụ nữ bị lạm dụng cũng như hành trình thuyết phục, để đưa tiếng nói của họ ra phía ánh sáng đã được tái hiện một cách rõ ràng và nhiều cảm hứng.

Có sự góp mặt của nữ minh tinh Carey Mulligan sau tác phẩm thành công vang dội vào năm ngoái – “Promising Young Women” cùng đề tài, “She Said” là sự bổ khuyết cần thiết và hợp lý cho khởi nguồn của một phong trào, mà từ đó sự thật và cuộc sống của họ sẽ được thay đổi một cách toàn diện.

“Aftersun” - Charlotte Wells

Giành chiến thắng cho tác phẩm đầu tay ở BAFTA, nữ đạo diễn người Scotland, Charlotte Wells đã mô tả lại khoảng lặng quá khứ và những mất mát của tuổi thơ mình. Tác phẩm xoay quanh hai cha con Calum (31 tuổi) và Sophie (11 tuổi) trong chuyến du lịch đặc biệt đến Thổ Nhĩ Kỳ của họ, trước khi nỗi đau và những bi kịch lớn nhất cuộc đời kịp ập đến.

clothing face head person photography portrait t-shirt sea water lake

Với tác phẩm đầu tay, Charlotte Wells đã cho thấy được tài năng của bản thân trong việc biến một ký ức có phần khó khăn thuộc về cá nhân trở nên phổ quát và bao trùm hơn. Bằng các cảnh quay ngột ngạt tập trung vào nhân vật, xuyên suốt tác phẩm là sự khó khăn của những cảm giác ngột ngạt, khi tâm lý của các nhân vật được thể hiện rõ trong từng cử động khuôn mặt. Wells xây dựng khung hình gián tiếp, chia đôi, phân ba… một cách mới mẻ, để những nhân dạng, giọng nói và cõi lòng của nhân vật được thể hiện một cách xuất sắc.

Paul Mescat trong vai người bố Calum cũng được đề cử Nam diễn viên chính xuất sắc ở Oscar năm nay, sau vai diễn thành công trong series truyền hình “Normal People”. Đây là tác phẩm đau đớn, không dễ xem, nhưng đầy ấn tượng, báo hiệu một “gương mặt lớn” sắp tới của điện ảnh đương đại.

“Women Talking” - Sarah Polley

Là phim duy nhất của một nhà làm phim nữ được đề cử ở Oscar năm nay, “Women Talking” khó có cơ hội chiến thắng, nhưng là sự ghi nhận (dẫu là hình thức) xứng đáng cho Sarah Polley. Có sự góp mặt của những tên tuổi hàng đầu như “huyền thoại” Frances McDormand (đồng thời cũng là nhà sản xuất), Jessie Buckley, Claire Foy… Đây là tác phẩm thu hút ngay từ ban đầu, bởi kịch bản, diễn xuất, quay phim cũng như âm nhạc.

adult female person woman countryside nature outdoors straw people face

Trong nhạc dân gian với tiếng guitar du ca réo rắt, tác phẩm xoay quanh một nhóm phụ nữ phải thảo luận xem mình nên ở lại chiến đấu, bỏ đi hay không làm gì trước sự lạm dụng điên cuồng của đàn ông. Chịu đựng sự “ngu muội” khi tin vào Nước trời và tín ngưỡng, những người phụ nữ trong lãnh địa này đã bị hãm hiếp bằng thuốc gây mê bò, nhưng được cho là Satan hay Quỷ dữ làm vấy bẩn họ. Một người phụ nữ đã bắt được gã cưỡng hiếp, từ đó họ có 2 ngày để quyết định xem mình nên làm gì…

“Women Talking” là một tác phẩm thiên về cảnh tỉnh trong không gian hạn chế, nó xoay quanh một nhóm phụ nữ trong một nhà kho và cuộc tranh luận của họ. Từ đây những vấn đề tưởng đơn giản như con cái, định kiến giới, chăn nuôi, cách cư xử với nam giới… có thể mang nhiều ý nghĩa khác nhau, từ đơn giản như một chuyện phím cho đến lớn hơn là mang dáng vóc chính trị, phản kháng và cách mạng. Trong mạch phim chậm đều, màu ảnh trung tính cùng các góc quay xoay tròn ấn tượng, Sarah Polley đã mang đến một tác phẩm mới mẻ, từ đó cho ta nhìn lại vai trò và định kiến giới vẫn đang tồn tại.

“Don’t Worry Darling” – Olivia Wilde

Là tác phẩm từng được trông chờ nhưng lại “ngã ngựa” một cách nuối tiếc, “Don’t Worry Darling” hoàn toàn xứng đáng để được đề cử bởi tính hình tượng giàu ẩn dụ mà kịch bản chuyển thể và tác phẩm gốc của nó mang lại. Tác phẩm xoay quanh thị trấn Victory, nơi những người đàn ông đi làm hằng ngày còn phụ nữ cùng nhau trải qua một ngày nhàn rỗi, với mọi thứ sung túc và luôn đủ đầy. Thế rồi một ngày nọ, một trong các nhân vật phát hiện ra sự kỳ lạ của “thế giới” ấy. Liệu những người này có tìm thấy sự thật?

adult bride female person woman male man restaurant face head

Có sự tham gia của dàn cast nổi tiếng gồm những cái tên đình đám như Harry Styles, Florence Pugh và Chris Pine… thế nhưng danh tiếng là chưa thể cứu được màn diễn xuất có phần rời rạc và kém ấn tượng. Harry Styles với vai diễn chạm ngõ điện ảnh vẫn đang cho thấy một sự loay hoay, trong khi Florence Pugh vẫn khá an toàn, chưa vượt qua được cái bóng quá lớn của “Midsommar” trước đó có phần tương đồng với tác phẩm này.

Thế nhưng xét về kịch bản, quay phim cũng như hiệu ứng… thì đây là tác phẩm đen tối, có phần ấn tượng và sáng tạo trong cách thể hiện hình ảnh. Đáng tiếc là nếu dàn cast có thêm chemistry cũng như “ăn rơ” với nhau hơn nữa, thì đây rõ ràng sẽ là một tác phẩm lớn, đầy mới lạ, có thể ghi dấu trong lịch sử điện ảnh. Thế nhưng bỏ qua những đòi hỏi cao cho một giải thưởng của Viện Hàn Lâm, thì vẫn phải thừa nhận đây là bộ phim vô cùng đáng xem, về người phụ nữ, ước mơ và sự hy sinh của họ trong một thế giới mà họ vẫn thường bị cho là “vô hình”.

Recommended posts for you