Money & Finance

"Mua trước, trả sau" có thể khiến Gen Z... vỡ nợ

Các chương trình "mua trước, trả sau" đang trở nên phổ biến đối với Gen Z, nhờ những KOC hay người có ảnh hưởng trên TikTok, Instagram và các trang thương mại điện tử quảng bá dịch vụ. Nhưng theo các chuyên gia tài chính, điều này có thể gây rủi ro tài chính nghiêm trọng cho những người trẻ tuổi của thế hệ này.

accessories bag handbag purse footwear sandal shoe person high heel box

Một vòng lặp mua sắm vô tận đang diễn ra trong thế hệ trẻ. Đó có thể là một món đồ mỹ phẩm bé nhỏ đang thịnh hành, hay to hơn là món đồ nội thất mang tinh thần tối giản trang trí phòng ngủ. TikTok, hay Facebook không chỉ có thể dễ dàng đoán ra món đồ bạn yêu thích, mà còn khiến bạn tiêu xài một cách hoang phí. 

Những thuật toán "gây nghiện" này dường như khiến những người trẻ tuổi không chỉ ở nước ngoài mà còn ở Việt Nam rơi vào tình trạng ví thường xuyên cạn kiệt cùng mức nợ tăng vọt. 

Một báo cáo tháng 12/2022 của Ngân hàng TSB (Anh) cho thấy hơn một nửa số thanh niên từ 18 đến 24 tuổi đã nhận khoản nợ mới hoặc khoản nợ bổ sung trong 12 tháng qua, hoặc dự kiến ​​sẽ nhận khoản nợ mới hoặc khoản nợ bổ sung trong 12 tháng tới.

Thế hệ những người trẻ tuổi này có nguy cơ mắc nợ cao gấp bảy lần so với thế hệ ông bà hay cha mẹ của họ. Vào tháng 10/2022, cuộc khảo sát của TSB cho thấy tỷ lệ khách hàng trong độ tuổi 18-24 thấu chi cao hơn 10% so với cùng kỳ năm ngoái.

Rõ ràng là mức tiêu dùng của giới trẻ đang bị ảnh hưởng bởi những gì họ nhìn thấy trên mạng xã hội. Khi chiếc hashtag (#) xuất hiện trên TikTok, đến nay cụm từ khóa #MadeMeBuy đã có 40 tỷ lượt xem. Nghiên cứu riêng của TikTok cho thấy 52% thế hệ millennial ở Vương quốc Anh đã mua sản phẩm vì họ nhìn thấy sản phẩm trên trang web, con số này tăng lên 60% đối với người dùng thế hệ Z.

Trong khi đó, một cuộc khảo sát của US Adweek năm 2021 cho thấy người dùng TikTok có thể là "nhóm người mua tận tâm nhất trên mạng xã hội" và họ cũng có nhiều khả năng mua các sản phẩm được quảng cáo trên các nền tảng như Pinterest, YouTube, Snapchat, Reddit và LinkedIn.

cosmetics brush device tool
Ảnh: teetharejade

TikTok và mạng xã hội đang khiến mọi người chi nhiều tiền hơn?

Tại Vương quốc Anh, có rất ít dữ liệu thực tế về cách TikTok ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng. Tuy nhiên, có một số liệu đáng được quan tâm, đó là doanh thu quảng cáo của TikTok. Theo dữ liệu, doanh thu quảng cáo toàn cầu của công ty đã tăng vọt từ 4 tỷ USD vào năm 2021 lên hơn 11,6 tỷ USD vào năm 2022, hơn cả Facebook, Twitter và Instagram cộng lại.

Trên diễn đàn Reddit, một tấm áp phích gần đây đã gây sốt với nội dung: "Tôi thấy mình có tâm lý 'Trời ơi, tôi sẽ mua cái này trước khi TikTok bán hết hàng'".

Nói đi cũng phải nói lại, hành vi này còn có thể đến từ áp lực của bạn bè. Thanh thiếu niên và những người ở độ tuổi 20 đặc biệt dễ bị áp lực từ bạn bè, với nỗi sợ bỏ lỡ (FOMO) khiến họ ngày càng chi tiêu nhiều hơn. Loại tâm lý này, cùng với hệ thống giáo dục tài chính chưa thực sự phát huy, cộng hưởng với hỗ trợngày càng hiện đại từ thuật toán công nghệ đã khiến cho việc mua hàng dễ dàng hơn bao giờ hết bằng một cú nhấp chuột và khiến hành vi "mua ngay, trả sau" ngày càng bành trướng. 

Chưa kể, những người dùng có ảnh hưởng trên các ứng dụng cũng đang tham gia vào nhiều xu hướng phổ biến khác nhau để nhận tiền quảng cáo, thúc đẩy bạn bắt chước phong cách sống của họ, rồi chạy theo xu hướng này đến xu hướng khác để tìm kiếm các cơ hội thỏa mãn bản thân ngắn hạn.

Thanh thiếu niên và những người ở độ tuổi 20 đặc biệt dễ bị áp lực từ bạn bè, với nỗi sợ bỏ lỡ (FOMO) khiến họ chi tiêu nhiều hơn.

Tuy nhiên, trong hai năm qua, nhất là sau đại dịch, đối mặt với căng thẳng về tài chính và tâm lý của chi phí sinh hoạt cũng khiến những người trẻ tuổi dường như bắt đầu ít giao tiếp xã hội hơn, đảm nhận nhiều công việc đa nhiệm hơn và chuyển về sống cùng cha mẹ như một cách để cuộc sống dễ dàng hơn một chút.

Theo Khảo sát Gen Z và Millennial Toàn cầu năm 2022 của Deloitte, 1/3 số người được hỏi thuộc Gen Z lo lắng về chi phí sinh hoạt hơn nhiều so với các vấn đề khác. 45% đang sống bằng tiền lương, và hơn 1/4 nghi ngờ liệu họ sẽ có thể nghỉ hưu một cách thoải mái.

Ảnh: collumbiana

Hiện nay, một số cơ quan chức năng đã tìm cách can thiệp vào việc quản lý các phương thức thanh toán với hy vọng bảo vệ người tiêu dùng bằng các quy định chặt chẽ hơn. Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng dưới tác động mạnh mẽ của mua sắm và giải trí, luật pháp và những quy định giám sát chặt chẽ vẫn còn hạn chế và khó phát huy. Tốt hơn hết là để thế hệ trẻ được giáo dục tài chính và dần dần từ bỏ thói quen tiêu dùng bội chi. Thêm vào đó, thói quen sử dụng mạng xã hội có lẽ nên cần cải thiện để cuộc sống trở nên lành mạnh hơn.

Recommended posts for you