Money & Finance

CEO Mai Son & tầm nhìn trong ngành bán lẻ thời trang tại Việt Nam

Được ví là “nữ tướng” trong ngành bán lẻ thời trang, CEO Phạm Thị Mai Son – nhà sáng lập kiêm Giám đốc điều hành Công ty Maison Retail Management International (MRMI) tin tưởng MRMI với vị thế hiện có cùng những giá trị cốt lõi đã được doanh nghiệp vun đắp suốt 2 thập kỷ, có khả năng tận dụng sự tăng trưởng mạnh mẽ của ngành cùng những cơ hội mà nó mang lại.

CEO Phạm Thị Mai Son – nhà sáng lập kiêm Giám đốc điều hành Công ty Maison Retail Management International (MRMI)

Từ tiếp viên hàng không chuyển hướng sang kinh doanh thời trang

Trước khi kinh doanh thời trang, nữ CEO đã có trên 7 năm làm tiếp viên hàng không cho Vietnam Airlines. Trong một bài phỏng vấn gần đây, chị có chia sẻ rằng: “Đó cũng chính là khoảng thời gian tuyệt vời vì tôi được chứng kiến đất nước Việt Nam đang ngày càng mở cửa để đón tiếp bạn bè thế giới. Thời điểm đó tôi cũng cảm nhận sâu sắc về sự thịnh vượng của đất nước mình ở thì tương lai. Khi đó, có khá nhiều cơ hội trong tầm tay cho bất kỳ ai có hoài bão và sẵn sàng nắm bắt”.

Do đặc thù công việc phải di chuyển liên tục, chị nhận thấy có rất nhiều thương hiệu nổi tiếng ở các quốc gia từng đi qua nhưng chưa hề có mặt tại Việt Nam. Trong thời gian rảnh rỗi, chị cũng thường tranh thủ đi mua sắm và khi trở về Việt Nam, bạn bè của chị luôn để ý hỏi han các món đồ thời trang mà chị diện, từ quần áo, giày dép, túi xách, họ muốn biết Mai Son đã mua ở đâu. Dần dần chị nhận ra, thị trường Việt có rất nhiều tiềm năng chưa được khai phá, đặc biệt là mảng kinh doanh các thương hiệu thời trang quốc tế. 

Chị cũng chia sẻ thêm: “Trong một dịp công tác tại Singapore mà tôi không bao giờ quên, với 300 USD trong tay nhưng tôi mua được hai túi đồ Mango rất to, về mặc sung sướng vì rẻ và đẹp. Tôi bắt đầu bán thử vài món cho bạn bè mình, những người cũng rất mê thời trang như tôi. Lúc ấy tôi đã nghĩ, nhãn hiệu này có thể phù hợp với người Việt Nam. Nghĩ vậy, tôi bắt đầu tiếp cận Mango, đi những bước đầu tiên trong sự nghiệp của mình.”

finger sleeve clothing apparel person human

Thời điểm ban đầu khi có ý định đưa Mango về Việt Nam, Mai Son hoàn toàn không có sẵn mối quan hệ nào, bản thân phải tự tạo mối quan hệ bằng cách đi tiếp cận người ta. Lúc đầu tiếp cận thì chẳng ai biết mình là ai. Khi đó, các thương hiệu nước ngoài chưa mấy quan tâm đến thị trường Việt Nam mà họ chủ yếu chú trọng thị trường Trung Quốc và Ấn Độ. Thế nhưng nữ doanh nhân rất kiên trì, tuần nào cũng gọi điện thoại, cuối cùng hãng đồng ý, hẹn sang Tây Ban Nha đàm phán. Chị có chia sẻ rằng: “Chúng tôi đã làm việc qua lại với nhau khoảng hai năm trước khi chính thức được trao quyền đưa thương hiệu về Việt Nam. Chúng tôi đã mở cửa hàng Mango đầu tiên tại TP.HCM vào năm 2004 và tôi chưa bao giờ hối hận về quyết định đó.”

Thách thức lớn nhất trong việc điều hành kinh doanh

Có 3 thách thức lớn nhất mà CEO Mai Son gọi là “3C - Commercial - Tính Thương Mại,  Customer Experience - Trải Nghiệm Khách Hàng và Culture - Văn Hóa Doanh Nghiệp.

sleeve clothing apparel person human

Điều đầu tiên và quan trọng nhất với nữ doanh nhân chính là Tính thương mại của thương hiệu. Chị cho rằng: “Một công ty nếu không có sản phẩm tốt hay không có thương hiệu phù hợp, các yếu tố khác đều trở nên kém quan trọng. Nếu các mẫu thiết kế và bộ sưu tập của một thương hiệu không thể kết nối được với người tiêu dùng, cho dù chiến dịch tiếp thị hoặc điều phối quản trị của doanh nghiệp có xuất sắc cỡ nào cũng không thể bù đắp. Trong kinh doanh, điều này được hiểu là “tính phù hợp của sản phẩm đối với thị trường”.

Thứ hai là Trải nghiệm khách hàng - thách thức mà bất kỳ công ty đang phát triển nào cũng phải đối mặt. CEO Mai Son cho biết, khi chỉ có một cửa hàng tại một thành phố, bạn dễ dàng tự kiểm soát mọi thứ, từ việc lựa chọn vị trí đặt để sản phẩm, đảm bảo việc bày trí luôn đẹp mắt, cửa hàng luôn sạch sẽ, nhân viên luôn thân thiện và được đào tạo bài bản… Tuy nhiên, khi bạn đạt ngưỡng 100, 200 hoặc 400 cửa hàng tại nhiều thành phố khác nhau, câu chuyện sẽ khác. Ở lĩnh vực bán lẻ thời trang, đặc biệt là đối với các thương hiệu quốc tế nổi tiếng, trải nghiệm khách hàng luôn được đặt lên hàng đầu - đó là sự hoàn hảo, mọi lúc mọi nơi.

Cuối cùng là Văn hóa doanh nghiệp. Việc đầu tư vào văn hóa, đào tạo lãnh đạo và quản lý, xây dựng quy trình nhập môn dành cho nhân viên mới, phác thảo con đường sự nghiệp, cho họ những cơ hội phát triển kỹ năng để sự tăng trưởng của công ty không làm gãy nguồn lực nội tại là vô cùng quan trọng.

Tiềm năng thị trường thời trang Việt Nam

Ở thời điểm những năm 2000, người dân Việt Nam bắt đầu trở nên giàu có hơn, sức mua tăng đều đặn, nền kinh tế phát triển khá đồng đều trên khắp các khu vực tỉnh thành. Hiện nay, Việt Nam đang là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới, sở hữu dân số trẻ hùng hậu với khoảng 65% trên tổng 98 triệu dân của đất nước có độ tuổi dưới 35. Đó cũng là thời điểm vàng cho ngành bán lẻ thời trang, bởi tầng lớp trung và thượng lưu ở Việt Nam đang nổi lên nhanh chóng, góp phần không nhỏ cho sự thúc đẩy tiêu dùng của nền kinh tế. 

Thị trường thời trang Việt Nam dự kiến sẽ đạt xấp xỉ 8,6 tỷ USD vào năm 2025, với tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) là 8,6%, bỏ xa các doanh nghiệp cùng ngành trong khu vực. Ngoài ra, sự phát triển của đất nước từ những thành phố đô thị loại 2, loại 3 là cực kỳ tốt. Nguồn cung từ các dự án bất động sản chất lượng cao cùng sự phát triển của các khu phố mua sắm thương mại trên cả nước trong thời gian tới cũng rất tốt. Nếu xét về mọi mặt, triển vọng tăng trưởng trên tất cả các phương diện quả thật rất ấn tượng.

sleeve clothing apparel long sleeve person human sweater

Khi được hỏi về cơ hội nào dành cho Mai Son RMI, nữ CEO chia sẻ: “Tôi có thể tự hào nói rằng doanh nghiệp của chúng tôi đang ở vị thế tốt, có khả năng tận dụng sự tăng trưởng này cùng những cơ hội mà nó mang lại. Nếu bạn nhìn vào danh mục đầu tư của Maison, bạn sẽ thấy có đến 85% thương hiệu của chúng tôi thuộc phân khúc bình dân và trang phục thể thao, 15% còn lại dành cho phân khúc trung lưu nhằm đón xu hướng tăng trưởng kinh tế và nhu cầu của người tiêu dùng trong những năm tới.”

Doanh thu 2022 của doanh nghiệp dự kiến đạt trên 110 triệu USD. Trong vòng 5 năm tới với sự tăng trưởng của tầng lớp trung lưu Việt Nam, MRMI kỳ vọng sẽ đạt trên 400 triệu USD. Doanh số này đến từ việc mở rộng kinh doanh những thương hiệu phổ biến hiện có tại Maison, giới thiệu những thương hiệu mới, mở rộng phạm vi hoạt động tại các thành phố mới, và sự phát triển vượt bậc của thương mại điện tử cùng các nền tảng trực tuyến.

Với tầm nhìn xa và xác định chọn thời trang là ngành để phát triển lâu dài, trong vòng 5 năm tới, các thương hiệu do Maison phân phối sẽ đạt quy mô gấp 3 lần hiện tại với hơn 400 cửa hàng toàn quốc cùng một số thương hiệu mới và niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán. Maison mong muốn trở thành một công ty bán lẻ ngành thời trang hàng đầu tại Việt Nam.

Giá trị cốt lõi làm nên tên tuổi Maison RMI

Warren Buffett và Bill Gates khi được hỏi trong một cuộc phỏng vấn, để chọn một từ khóa góp phần làm nên thành công cho sự nghiệp của họ, không do dự, cả hai đều chọn "Tập trung". Với CEO Mai Son, sự tập trung cũng là điều thiết yếu.

CEO Mai Son trải lòng: “Thông thường, đặc biệt tại Việt Nam, có vẻ như sau khi các doanh nghiệp đạt tới một ngưỡng nào đó của sự thành công, họ sẽ bắt đầu đa dạng hóa loại hình kinh doanh bằng cách cố gắng đầu tư và mở rộng sang nhiều lĩnh vực không phải là thế mạnh. Điều này sẽ gây ảnh hưởng lên các nguồn lực thiết yếu như thời gian, nguồn vốn, năng lượng, ngay cả tính hiệu quả đội nhóm cũng sẽ bị “bào mỏng”. Thêm vào đó, họ phải đối đầu với các đối thủ sừng sỏ có nhiều kinh nghiệm và chuyên môn hơn. Đối với nữ doanh nhân, cô chỉ làm thời trang và không để bất kỳ sự phân tâm nào cản trở mục tiêu trở thành nhà bán lẻ thời trang hàng đầu của Maison RMI tại Việt Nam và Đông Nam Á.”

Giá trị cốt lõi tiếp theo chính là “Chất lượng”. Nữ doanh nhân thực sự tin rằng MRMI sở hữu tiêu chuẩn vượt trội trong ngành công nghiệp thời trang. Đối với mỗi thương hiệu trước khi quyết định đưa vào thị trường, MRMI sẽ cân nhắc và từ chối 20 cơ hội chỉ để chọn một. Tương tự, công ty cũng từ chối những địa điểm có các thương hiệu lớn khác đang có mặt ở đó nếu chúng không đáp ứng được những yêu cầu thiết yếu để công ty có thể kinh doanh thành công.

sleeve clothing apparel person human long sleeve home decor finger

Mua sắm trực tuyến & Trải nghiệm khách hàng

MRMI xem mua sắm trực tuyến là một phần quan trọng trong chiến lược tăng trưởng chung, bởi chúng đang đóng góp tỷ lệ phần trăm là hai con số rất khả quan trên doanh thu tổng của MRMI.

Với trải nghiệm khách hàng, MRMI đặt mục tiêu hoàn thành đơn hàng trong vòng 24 tiếng tại các thành phố lớn. Công ty cũng đầu tư vào công nghệ, nhằm đảm bảo tất cả sản phẩm hiển thị trực tuyến đều có sẵn trong kho.

Một phần khác quan trọng không kém là khâu Dịch vụ khách hàng. MRMI sở hữu một đội ngũ chuyên nghiệp, đảm bảo bất kỳ câu hỏi nhận được từ khách hàng sẽ được phản hồi trong vòng 24 tiếng, cho dù khách cần trả sản phẩm/hoàn tiền, nâng cấp/thay đổi bất kỳ điều gì trong đơn hàng.

Nội dung viết lại từ bài phỏng vấn của CEO Mai Son với tạp chí Forbes Việt Nam, xuất bản tháng 8/2022

Ảnh: NVCC

Recommended posts for you