Vòng tròn hiểu biết: Bạn đã biết được giới hạn năng lực của bản thân?
Hiểu được vòng tròn hiểu biết sẽ giúp bạn tránh được các vấn đề, phát hiện ra cơ hội để phát triển và học hỏi từ người khác.
Warren Buffett và người cộng sự Charlie Munger là hai người phổ biến khái niệm “vòng tròn hiểu biết” (Circles of Competence) tới nhiều người. Truyền thông lan truyền “bí quyết" giúp Warren hiếm khi thất bại trong ông đầu tư. Charlie Munger thì chia sẻ về vòng tròn hiểu biết trong một buổi talkshow rằng “Tôi không tham gia vào cuộc chơi mà ở đó, đối phương là kẻ thông minh còn tôi là gã khờ. Bạn phải biết được giới hạn năng lực của bản thân. Tôi rất giỏi ở chỗ biết được khi nào tôi không thể giải quyết một việc gì đó".
Trong công việc và cuộc sống, chúng ta thường xuyên phải đối mặt với những quyết định thử thách. Làm cái gì, đi hay ở, hợp tác với ai. Vòng tròn hiểu biết sẽ giúp bạn đưa ra quyết định dễ dàng hơn.
Vòng tròn hiểu biết tập trung vào sức mạnh bả thân
Ý tưởng về vòng tròn hiểu biết rất đơn giản: vòng tròn bên trong là những thứ bạn biết, vòng tròn bên ngoài là những thứ bạn không biết.
Điều quan trọng ở đây là bạn cần phân biệt được ranh giới của hai vòng tròn này. Vòng tròn hiểu biết thường được biết đến như cách để tập trung vào thế mạnh của bản thân.
Để xác định được đâu thừ thứ mình giỏi và đâu là thứ mình làm không tốt đòi hỏi nỗ lực tìm kiếm bản thân rất lớn. Chúng cũng phụ thuộc vào khả năng tự nhận thức (rất cao), lòng dũng cảm và tính khiêm nhường cũng như một đầu óc cởi mở để làm rõ được các giới hạn của bản thân.
Có 3 lý do chính vòng tròn hiểu biết là một mô hình ra quyết định hiệu quả
- Tập trung vào thứ mình làm tốt nhất: rất ít người có thể làm tốt tất cả mọi việc. Về cuối ngày bạn sẽ chỉ làm tốt công việc chuyên môn của mình. Nó giúp bạn dễ đạt được mục tiêu hơn.
- Giúp bạn phát triển: hiểu được điều không phải thế mạnh của mình sẽ giúp bạn xác định được giới hạn chuyên môn của bản thân. Nếu bạn không giỏi một thứ gì đó, bạn sẽ tìm cách để phát triển kỹ năng đó.
- Tránh được những “việc làm thừa thãi": bạn có thể tự hào nói “tôi không biết điều này" một cách tự hào, bạn cũng không còn cảm thấy tội lỗi khi nhận làm những việc mình không làm tốt và kết quả cuối cùng rất có thể là thất bại.
Warren Buffett sử dụng vòng tròn hiểu biết bằng cách chỉ tập trung đầu tư vào những lĩnh vực mà ông hiểu tường tận về nó nhất. Ông giải thích rằng “Tôi có thể nhìn thấy hàng ngàn công ty khác nhau và tôi không cần phải đúng về tất cả, hoặc thậm chí là 50 công ty trong số đó. Tôi có thể chọn duy nhất một “trái bóng” mà tôi muốn đánh.”
Ứng dụng trong công việc
Việc ứng dụng vòng tròn hiểu biết rất đơn giản:
1.Xác định được những công việc chuyên môn, công việc phù hợp với năng lực của bản thân và ra quyết định trong phạm vi những gì bạn hiểu nhất, giỏi nhất.
2.Với những công việc nằm ở vòng tròn bên ngoài thế mạnh bạn có thể:
-Giao cho người khác bằng cách phân việc, phân quyền và không liên quan gì tới nó
-Học về điều đó - bằng cách phát triển chuyên môn và kết quả là mở rộng phạm vị vòng tròn hiểu biết của bạn
-Thuê ngoài bằng cách hợp tác, thuê tư vấn từ người khác có giải pháp mà bạn đang cần
Trong một đội nhóm khởi nghiệp, một người làm chuyên môn thường không làm giỏi công việc về quản lý, hay các công việc yêu cầu kỹ năng bao quát tổng quát, thường họ sẽ cần phối hợp với một người giỏi công việc quản lý, có khả năng xử lý các vấn đề về vận hành. Thay vì tự tay làm tất cả, giao việc mình không giỏi cho một người khác là một phương án hiệu quả.
Ý tưởng về vòng tròn hiểu biết khá là rõ ràng - nếu bạn muốn cải thiện bản thân, trong cuộc sống hoặc trong kinh doanh, bạn cần xác định các giới hạn của vòng tròn hiểu biết và vận hành bên trong nó. Khi đạt được khả năng nhận thức về 2 vòng tròn đó, bạn có thể tự hào nói rằng “Tôi biết rằng tôi không biết" hoặc “Tôi không biết điều này, nhưng tôi có thể tìm hiểu về nó".