Documentary

Thời trang học gì từ thế hệ blogger đầu tiên của châu Á?

Bryanboy, Susie Lau và nhiều chuyên gia sáng tạo xuất thân từ châu Á khác đã đi đầu trong sự bùng nổ blog vào cuối những năm 2000, mở đường cho văn hóa KOL ngày nay.

person human clothing apparel

Đã hơn một thập kỷ kể từ khi blog xâm nhập vào thời trang cao cấp và thay đổi cách chúng ta tiêu dùng và giao tiếp thông qua quần áo của mình.

Vào năm 2009, các blogger có ảnh hưởng như Bryan Grey Yambao (biệt danh trên blog Bryanboy) và Tommy Ton (cựu nhiếp ảnh gia streetwear Jak & Jil) đã tham gia Tuần lễ thời trang Milan ở hàng ghế đầu, bên cạnh các biên tập viên thời trang nổi tiếng lúc bấy giờ, với những chiếc laptop được trang bị sẵn trước mặt để có thể xem song song màn trình diễn vật lý và real-time. Sự hiện diện của họ đã tạo ra một loạt tít báo. New York Times từng viết "Hàng ghế đầu của các blogger khuấy đảo Tuần lễ thời trang", trong khi Financial Times thẳng thừng tuyến bố “Blogger thời trang chiếm trọn sân khấu trung tâm”. 

Những blogger này báo hiệu không chỉ một kỷ nguyên mới của truyền thông thời trang, mà còn là bộ mặt mới cho ngành công nghiệp này, để mang thời tảng trở nên phù hợp hơn với nhiều người, nhiều tiếng nói cá nhân đại diện cho cộng đồng châu Á được xuất hiện hơn.

Trong số thế hệ các blogger đầu tiên, Bryanboy, Ton, Rumi Neely (Fashion Toast), Susie Lau (AKA Susie Bubble), Tina Chen Craig (Bag Snob) và Aimee Song (Song of Style) đã trở thành những nhà sáng tạo nội dung chính nền móng cho văn hóa influencer thịnh hành ngày nay.

Họ là những người đến từ nhiều nơi khác nhau trên thế giới và đã giúp thời trang tiếp cận được ở tầm đa quốc gia. Bryanboy bắt đầu viết blog tại nhà của bố mẹ ở Manila, Philippines; trong khi Lau là người Anh lai Hong Kong; và Song là người Mỹ gốc Hàn. Trong một ngành công nghiệp vẫn còn rất ít đại diện đến từ đa dạng quốc gia và lãnh thổ, phần lớn thành công của những blogger này là do tự thân họ, nhưng thành công đó đã giúp thời trang mở rộng hơn đến lãnh thổ châu Á, đồng thời biến thời trang trở thành không gian văn hóa được nhận thức rõ ràng hơn.  

Mặc dù chỉ tự xây dựng blog từ phong cách cá nhân và những bình luận thời trang, các blogger đời đầu đã cho thấy quyền dân chủ và việc được tự do nói lên tiếng nói của họ trong thời trang và tạo ra niềm tin rằng bất kỳ ai cũng có thể trở thành người có ảnh hưởng, mang đến tiền lệ mới cho những người sáng tạo thời trang tại châu Á, bên cạnh những vị trí mà người ta vốn mặc định cho người làm thời trang ở châu Á: hoặc làm công nhân may mặc hoặc là những người thuộc nhóm Crazy Rich Asians cực kỳ giàu có mới có thể sắm sửa thời trang cao cấp.

Đó là sự phân cực mà học giả thời trang Minh-Hà T. Phạm đã nhận xét trong cuốn sách Asians Wear Clothes on the Internet, phân tích sự nổi lên của blogger thời trang châu Á và gọi đó là "một kiểu nhân viên thời trang châu Á mới”.

Minh-Hà T. Phạm cho biết: "Các hoạt động trực tuyến của các blogger tạo ra giá trị gián tiếp và trực tiếp cho chính họ và các tổ chức khác có liên quan đến ngành công nghiệp thời trang. Trái ngược với quan niệm về giai cấp vô sản trước đó về công nhân thời trang châu Á, superblogger được coi là phần của tầng lớp sáng tạo châu Á mới. Thay vì bị coi là không có kỹ năng và không giỏi giang, người ta mô tả những người siêu thành công bằng những từ ngữ nhấn mạnh trí tưởng tượng, sự khéo léo và tầm nhìn của họ." Hình ảnh của các blogger thời trang bắt đầu thay đổi từ đó.

Trong khi việc viết blog hiện tại đã không còn được ưa chuộng, nhiều người trong số những nhà sáng tạo nội dung thời trang đã chuyển sang nền tảng Twitter hay Instagram và bây giờ là TikTok. Họ tận dụng thành công ngành công nghiệp trực tuyến để có được mối quan hệ lâu dài với các thương hiệu cao cấp lớn, hoặc bắt đầu ra mắt các thương hiệu thời trang của riêng họ.

Tuy nhiên, để trở thành đại diện ở cấp cao nhất trong ngành vẫn còn là một cuộc chiến khó khăn cho các vlogger thời trang. Gần đây nhất, Lau đã viết trên tạp chí Vogue Anh rằng về những giới hạn mà người châu Á đang phải chống lại. Cô trích dẫn một báo cáo của New York Times cho thấy rằng cuộc vận động màu da đã giúp cho việc tuyển dụng người da đen trong ngành thời trang có sự chuyển biên đáng kể và cô mong chờ điều tương tự sẽ có thể xảy đến với người châu Á (Đông và Đông Nam Á), những người Mỹ gốc Á (AAPI - Asian American Pacific Islander) muốn bước chân vào lĩnh vực thời trang ở đây.

Tuy nhiên, trước những tội ác thù hận gần đây nhắm vào người Đông và Đông Nam Á, mỗi người trong số các cựu blogger đều đề cập đến việc sử dụng các nền tảng xã hội hiện tại để hỗ trợ  phong trào Stop Asian Hate và giáo dục khán giả của họ về sự phân biệt đối xử giữa cộng đồng AAPI và cộng đồng toàn cầu, từng bước thúc đẩy thời trang tiến lên phía trước, bắt đầu từ sự thay đổi cá nhân.

Theo Sophie Shaw

Recommended posts for you