Documentary

Khi chính trị can thiệp vào thời trang: Tạo nên trật tự thế giới mới

Trong quá trình thúc đẩy thời trang và rất nhiều ngành công nghiệp khác từ hàng không cho tới các sự kiện thi đấu thể thao, “lãnh thổ” của chính trị thường được coi là mới lạ và có phần xa cách. Tuy nhiên, khi chính trị ảnh hưởng trực tiếp tới thời trang và kéo theo hàng loạt hệ quả, các nhà mốt/công ty vẫn phải đối mặt với sự thật và chấp nhận hiện thực rằng mục đích và hầu bao của khách hàng trong một khu vực nhất định vẫn là nguồn “năng lượng” vận hành thế giới nói chung và ngành công nghiệp thời trang nói riêng. Bởi vậy, họ - những thương hiệu - cũng cần có quan điểm nhất quán.
festival person crowd human hat clothing apparel

Khi thời trang và chính trị có những “giao điểm”, các nền tảng mạng xã hội dù phổ biến hay không cũng sẽ trở nên sôi nổi hơn bao giờ hết. Rất nhiều vấn đề bản thân công ty bỏ qua bị cộng đồng mạng “đào lại”, và tự doanh nghiệp khiến họ không chỉ gặp phải những rắc rối không chỉ với người tiêu dùng và công nhân dưới trướng, mà còn là những vi phạm pháp lí phức tạp với chính quyền nội địa – những người trực tiếp xây dựng và hoàn thiện bộ luật thương mại.

H&M, Adidas, Nike và Burberry là những cái tên chắc chắn đã có sự nhận thức sâu sắc về tầm ảnh hưởng của chính trị. 4 công ty trên mắc kẹt giữa mong muốn loại bỏ áp bức trong lao động và việc ngừng sử dụng sợi bông Tân Cương trong quy trình sản xuất, nghiêng về phương án đầu tiên dẫn tới kết quả là sự tẩy chay đến từ Đại Lục và kinh đô mua sắm Bắc Kinh. Tất cả khơi dậy hàng loạt mâu thuẫn giữa chữ “tín” đối với khách hàng và mong muốn mở rộng thị trường tại Trung Quốc.

10273046_38-10-3000-1999_2962x1989_80_0_0_e36c1d4961a8e59b0378fd11de1b89af.jpg
Bông Tân Cương gặp những cáo buộc áp bức lao động
pasted-image-0-1-1-1024x846.jpg
Hàng loạt người nổi tiếng Trung Quốc đơn phương huỷ hợp đồng đại ngôn khi thương hiệu quốc tế lên tiếng tẩy chay sợi bông Tân Cương
"Một mặt, dư luận châu Âu đang yêu cầu các công ty phải thể hiện rõ ràng nguyên tắc trong thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Mặt khác, họ phải chịu những phản ứng dữ dội của dư luận Trung Quốc bởi nếu thể hiện trách nhiệm này, rõ ràng họ đang công khai chống lại Trung Quốc" - Theo Phòng Thương mại EU tại Trung Quốc.

Tuy nhiên, sự việc với bông Tân Cương chỉ được coi là ví dụ gần đây nhất của sự “xâm chiếm” đến từ chính trị khi thời trang bắt đầu có xu hướng “chính trị hoá” và còn mạnh dạn kiếm tìm vị trí của mình trong lĩnh vực này. Các công ty thời trang trong ngành nhìn thấy bản thân ở “tuyến đầu” trong hàng loạt chiến dịch bền vững và ta có thể thấy rõ những cố gắng của họ trong mục tiêu ủng hộ cộng đồng người da màu và phong trào Black Lives Matter cũng như những vấn đề xoay quanh quyền bầu cử, sự kiểm soát vũ khí mà cụ thể là súng ngắn tại Mỹ và rất nhiều vấn đề khác.

Công ty thời trang đối mặt với không chỉ những sự tẩy chay mà còn là áp lực đến từ phía khách hàng, công nhân trực thuộc và dĩ nhiên không thể bỏ qua luồng ý kiến khổng lồ đến từ mạng xã hội. Như trường hợp của Delta Air Lines và Coca-Cola – những công ty đã né tránh và thể hiện thái độ mơ hồ trong vấn đề bầu cử tại Georgia nhưng ngay sau đó, “quay đầu” và đưa ra những quan điểm mạnh mẽ khi đã quá muộn và lẽ dĩ nhiên, họ phải đối mặt với những phản ứng tiêu cực đến từ chính những bình luận của bản thân.

nike-adidas-bong-tan-cuong-tai-trung-quoc-Eason-Chan-elle-man-cover.jpeg

Khi được hỏi về những suy nghĩ chính trị, Chip Bergh - CEO của Levi Strauss & Co., đã trả lời: “vai trò của một CEO hiện nay đã khác 5 năm hay 10 năm trước rất nhiều”, “chúng ta có công nhân, nguồn cung cấp và khách hàng đa quốc gia trong khi bản thân họ lại có những bên liên quan khác, điều này khiến việc điều hành trở nên khó khăn hơn khi bạn sẽ phải thận trọng cũng như cân bằng những nền văn hoá và quan điểm chính trị khác nhau”.

Tiếp tục trả lời những câu hỏi liên quan tới kiểm soát vũ khí và thậm chí táo bạo hơn khi truyền thông yêu cầu CEO của Levi giải thích vì sao người dân Mỹ tham gia bầu cử phải tiết lộ danh tính trên thẻ căn cước lại là một hành động phân biệt chủng tộc.

Chip Bergh đã đáp trả như sau: “đầu tiên và quan trọng nhất: bầu cử không phải một vấn đề của đảng phái, bầu cử là vấn đề của nước Mỹ và quyền bầu cử đồng nghĩa với quyền dân chủ. Ngay lúc này, có hơn 350 lá phiếu rải rác trong 47 bang của Mỹ và rõ ràng, số phiếu đã hạn chế khả năng bầu cử. Chính số lượng phiếu mới là khởi nguồn của sự phân biệt trong cộng đồng người dân”. Và Levi cũng khẳng định, họ chưa từng bày tỏ quan điểm với tấm thẻ ID của người dân cũng như kêu gọi ngừng chính trị đảng phái mà thay vào đó, xây dựng hệ thống bầu cử an toàn cũng như tiếp cận được mọi đối tượng. Levi là một trong hơn 170 công ty đã kí bản khiếu nại của cộng đồng nhân dân “Chúng tôi 100% ủng hộ dân chủ”. Target, Gap và Warby Parker cùng nhiều doanh nghiệp khác cũng tham gia phong trào ủng hộ những hành động này.

 

1 / 2
Người mẫu Kendall Jenner và những shot hình vận động bầu cử trên Instagram

Qua những phát biểu của Bergh, ta thấy một sự cân bằng trong những tuyên bố thương mại và tuyên bố chính trị, nhấn mạnh hai lĩnh vực này đang dần dần có khả năng “hoà làm một”.

Khi những quan điểm chính trị đến từ Levi tạo nên làn sóng ảnh hưởng, nhiều giám đốc điều hành ở những công ty thời trang lớn bắt đầu nghĩ chính trị can thiệp thời trang là một điều không thể tránh khỏi. Đồng thời, nhiều nhà tiếp thị và người mua tin rằng, việc các thương hiệu can thiệp và xây dựng quan điểm chính trị là hành động hợp lí.

Trên thực tế, chính trị và thời trang từ lâu đã có mối quan hệ gắn kết do mỗi thương hiệu đều có những định hướng khách hàng trong từng khu vực nhất định, trong nhóm khách hàng đó, rất nhiều cá nhân được gọi là nhóm khách hàng “nòng cốt”.

 

“Các doanh nghiệp biết ai là những người tiêu dùng hàng đầu của họ và họ có nhận thức về việc những khách hàng này có giá trị như thế nào đối với công ty” Brian Ehrig – chuyên viên nghiên cứu tập tính mua hàng.

Nghiên cứu Recent Forest đã cho thấy những số liệu biết nói rằng người mua hàng có những quan điểm chính trị rõ ràng và họ mong muốn thương hiệu họ ủng hộ cũng sẽ có những biểu hiện đồng tình:

  • 46% người trưởng thành tại Mỹ tin rằng các nhãn hàng nên lên tiếng về vấn đề thay đổi khí hậu, và con số đã lên tới 60% đối với thể hệ GenZ.
  • 68% người Mỹ nghĩ CEO là vị trí sẽ mang tới loạt thay đổi thực sự cho nước Mỹ, tham khảo từ những xu hướng toàn cầu khi các doanh nghiệp được người dân “chọn mặt gửi vàng” hơn cả chính phủ tại Châu Âu, Pháp và Ấn Độ.
48a58ab5d286ded9725a680a4d3c8048.jpeg

Như vậy, “chính trị gia” xuất hiện ở khắp mọi nơi và khi bạn quan sát thế hệ người mua tiếp theo, đặc biệt là Gen-Z – những người nhìn thương hiệu như những influencers và họ biết thương hiệu là một “nền tảng” rất mạnh. Kết quả của sức ảnh hưởng đến từ chính trị là những thương hiệu đa quốc gia sẽ không có cơ hội tồn tại vì bạn không thể áp đặt chỉ một quan điểm lên toàn thế giới, cộng đồng khi liên quan tới chính trị sẽ có xu hướng trở nên “nội địa” hơn. Làn sóng này đẩy thương hiệu tới hiện thực rằng họ phải có những quan điểm rõ ràng và những phòng ban với phản ứng thật nhanh trước mọi vấn đề và khi mẫu thuẫn xảy ra, nếu không thể giải quyết kịp thời, công ty sẽ phải dứt bỏ thị trường mà ví dụ lớn nhất có lẽ chính là sự rút lui của Google khỏi Trung Quốc.

 

 

Recommended posts for you