Documentary

Giày cao gót dành cho nam giới - trang lịch sử không thể bỏ qua

Nhân ngày 17/5 - Ngày Quốc tế chống kì thị người đồng tính và chuyển giới (LGBT) - International Day Against Homophobia & Transphobia, viết tắt là IDAHOT, cùng chúng tôi tìm hiểu về mẫu giày cao gót trong dòng chảy của lịch sử thời trang.
shoe adult male man person coat pants handbag jeans people

Từ giày đế đỏ của Vua Louis XIV đến giày đế bệt của David Bowie, nam giới đã có một lịch sử lâu đời và vững chắc với giày cao gót.

Trong ba thế kỷ qua, giày cao gót đã được nhiều người xem là biểu tượng của phụ nữ. Được nhìn thấy ở khắp mọi nơi, từ sàn diễn đến trang phục đi làm hàng ngày, việc tăng thêm vài inch cho chiều cao của phụ nữ thường được coi là chìa khóa để “nâng tầm” bộ quần áo. Tuy nhiên, khi những người yêu thích thời trang trong và ngoài ngành thực hiện những bước tiến để phá vỡ giới tính trong quần áo, nhiều nam giới đã được phát hiện diện giày tăng chiều cao. Bằng cách sử dụng mẫu giày đã trở thành biểu tượng của thời trang phái nữ, lựa chọn của họ thường được xem là "đột phá" hoặc "bẻ cong giới tính". Điều khá thú vị là trên thực tế, giày cao gót dành riêng cho nam giới có nguồn gốc bắt đầu từ rất lâu trước đây.

Screen Shot 2021-05-16 at 17.35.00.png
Vua Louis XIV

Kiểu giày có gót cao được biết đến sớm nhất có từ thế kỷ thứ 10 ở Persia. Những người lính nam cưỡi ngựa sử dụng gót giày để cố định chân của họ trên bàn đạp ngựa và tạo thêm đòn bẩy khi chiến đấu. Kiểu dáng này lại được áp dụng chín thế kỷ sau bởi giới cao bồi Mỹ, nhưng với nhiều cải tiến.

Khi giày cao gót trở thành biểu tượng cho quyền lực và sức mạnh quân sự, nó cũng trở thành biểu hiện của sự giàu có, vì chỉ những người có tiền mới có thể mua được ngựa. Biểu tượng này xuất hiện một lần nữa ở Pháp vào những năm 1600 dưới thời trị vì của Vua Louis XIV. Chủ nhân của cung điện Versailles đã sử dụng giày dép để phân biệt đẳng cấp và sở thích. Năm 1670, ông tuyên bố rằng chỉ những thành viên của tầng lớp quý tộc mới được đi giày cao gót. Trong nhóm này, ông chỉ cho phép các cận thần của mình đi giày màu đỏ (màu ông yêu thích).

Screen Shot 2021-05-16 at 17.36.07.png
James Dean trong đôi boots cao bồi.

Tuy nhiên, vào cuối cuộc Cách mạng Pháp, giày cao gót bị xem là quá nữ tính và thường bị đàn ông châu Âu coi thường. Ngược lại, bên kia bờ đại dương, khi miền Tây nước Mỹ bắt đầu thu hút những người định cư mới, anh chàng cao bồi, được nhận nhận diện bởi trang phục đặc trưng, được coi là nam tính và là niềm tự hào nam giới. Hầu hết những đôi bốt cao bồi có phần gót tròn ngược được gọi là gót Cuba (lấy cảm hứng từ giày của các vũ công Flamenco truyền thống) và là vật dụng cần thiết để giữ thẳng lưng khi di chuyển quãng đường dài trên yên ngựa.

 

Screen Shot 2021-05-16 at 17.36.41.png
Screen Shot 2021-05-16 at 17.36.55.png
Trái: The Beatles, Phải: Kiss.

Mặc dù vậy, giày cao gót ngoài đôi bốt cao bồi thì vẫn được coi là giày của phụ nữ. Mãi cho đến những năm 1960 khi Beatles nổi tiếng, một loại giày với tên gọi "Beatle Boots", phiên bản đầu tiên của Chelsea boots có phần gót cao này, mới được tái sử dụng vào trang phục nam giới. Các nhóm nhạc rock-n-roll của cuối thế kỷ 20 như Aerosmith và Mötley Crue cũng sử dụng phong cách tương tự, trong khi các nghệ sĩ rock quyến rũ như Kiss và David Bowie lại chọn các phiên bản phô trương hơn.

Screen Shot 2021-05-16 at 17.37.38.png

Không giống như những đôi giày gót thấp Cuban trong thập niên 70, Bowie và nhân cách khi lên sân khấu của ông, Ziggy Stardust, tập trung vào những đôi giày bệt táo bạo. Trong khi các nền văn hóa bên lề như cộng đồng drag queen và văn hóa khiêu vũ, trong thời gian này đã bình thường hóa hình ảnh nam giới đi giày cao gót và các loại quần áo nữ tính truyền thống khác, thì vẻ ngoài của Bowie đã đưa thời trang phi giới tính trở thành xu hướng chính.

Screen Shot 2021-05-16 at 17.38.02.png
Screen Shot 2021-05-16 at 17.38.16.png
Trái: Hood by Air Fall/Winter 2016, Phải: Thom Browne Spring/Summer 2018.

Vào những năm 2010, sự trở lại của đôi giày Chelsea boots trong tủ quần áo nam giới một lần nữa gây được sự chú ý đáng kể. Tuy nhiên, khi các nhà thiết kế tiếp tục pha trộn các bộ trang phục của nam và nữ, các đường ranh giới của giới tính xung quanh quần áo và phụ kiện đã giảm bớt mức độ phân biệt của chúng. Phần gót cao hơn và hào nhoáng hơn so với những gì thường thấy ở một đôi Chelsea boots đen đơn giản bỗng trở nên phổ biến hơn đối với phong cách giày của nam giới những thập kỷ trước. Các thương hiệu đã khiến chúng nổi tiếng và thậm chí họ đã tìm đường để đưa những đôi giày đó vào thời trang đường phố.

Tương tự như quần áo, việc phân loại giày cao gót như một kiểu "giày của phụ nữ" tiếp tục diễn ra khi quần áo trở nên ít ràng buộc hơn. Khi đàn ông xuất hiện trên thảm đỏ và trang bìa tạp chí trong trang phục áo choàng, không có lý do gì họ không được có một đôi giày cao gót đẹp để đi cùng.

Theo Alyssa Kelly | lofficielus

Tags

Recommended posts for you