"Sleepmaxxing": Lý giải xu hướng chăm sóc sức khỏe mới nhất thống trị TikTok
Liệu pháp “sleepmaxxing” có phải là một cuộc cách mạng hay là một xu hướng được thổi phồng quá mức?
Xu hướng chăm sóc sức khỏe mới nhất đang "làm mưa làm gió" trên TikTok chính là "sleepmaxxing" – một phương pháp được mệnh danh là "bí kíp" để đạt được giấc ngủ hoàn hảo. Chỉ trong vài tháng, các hashtag như #sleepmaxxing và #sleepbetter đã thu hút tới 96,8 triệu lượt xem trên nền tảng mạng xã hội này. Người dùng chia sẻ những nghi thức trước khi ngủ phức tạp, các bài tập thở thư giãn, và một loạt các tiện ích, phụ kiện hỗ trợ giấc ngủ được lựa chọn kỹ lưỡng.
Từ những công thức pha chế mocktail thư giãn đến việc theo dõi điểm số giấc ngủ dựa trên dữ liệu, các nhà sáng tạo nội dung đang đưa ra vô vàn lời khuyên, từ những điều có vẻ khoa học đến những điều hoàn toàn kỳ lạ. Có thể kể đến như việc bổ sung magie, ăn kiwi trước khi ngủ, hay bật điều hòa ở mức lạnh buốt. Và tất nhiên, không thể thiếu những người sẵn sàng chi tiền cho nệm công nghệ cao và gối tiện dụng, tất cả chỉ để đạt được trạng thái ngủ REM lý tưởng. Nhưng câu hỏi đặt ra là: Liệu những mẹo này có đáng tin cậy, hay chỉ là "ồn ào" trên internet?
Về lý thuyết "Sleepmaxxing là việc tối ưu hóa thói quen và môi trường ngủ để có giấc ngủ ngon hơn". Đây là một phần của xu hướng ưu tiên sức khỏe tinh thần và thể chất, một phong trào mà bà hoàn toàn ủng hộ. Sức hấp dẫn của nó nằm ở chỗ, ngủ ngon hơn đồng nghĩa với việc thức dậy sảng khoái, sẵn sàng cho một ngày mới. Tuy nhiên, không phải lời khuyên nào cũng có giá trị như nhau: một số dựa trên cơ sở khoa học, trong khi số khác chỉ là những lời đồn thổi trên mạng.
Những thói quen cơ bản, thiết thực và hiệu quả: duy trì lịch trình ngủ đều đặn, thư giãn mà không dùng thiết bị điện tử, tránh cà phê sau bữa trưa, và kiểm soát căng thẳng. Những điều này có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ mà không cần đến những mẹo vặt phức tạp. Dù vậy, chuyên gia cũng cảnh báo rằng có một ranh giới mong manh giữa việc cải thiện thói quen ngủ và việc ám ảnh về nó. Việc tạo quá nhiều áp lực lên bản thân để có giấc ngủ hoàn hảo có thể phản tác dụng, dẫn đến chứng mất ngủ. Sự lo lắng khi cố gắng ngủ hoàn hảo có thể khiến bạn khó thư giãn hơn.
Bên cạnh đó, dù các thiết bị đeo có sức hấp dẫn riêng, chúng không phù hợp với tất cả mọi người. Các thiết bị theo dõi thường đưa ra gợi ý cải thiện giấc ngủ, nhưng chúng thường đo lường không hoàn toàn chính xác và chỉ tập trung vào số giờ ngủ. Những báo cáo không chính xác về một đêm "tồi tệ" không chỉ ảnh hưởng đến nhận thức về giấc ngủ mà còn tác động tiêu cực đến hiệu suất và sức khỏe tinh thần vào ngày hôm sau. Tuy vậy, không nên vội vàng loại bỏ các thiết bị này, vì một số nghiên cứu cho thấy chúng có thể hiệu quả, thậm chí vượt trội hơn actigraphy, một công cụ y tế để theo dõi dữ liệu giấc ngủ. Điều quan trọng là sử dụng thiết bị theo dõi như một công cụ tham khảo, không phải là "kim chỉ nam". Nếu kết quả không khớp với cảm nhận của bạn, hãy xem xét dữ liệu một cách thận trọng và tin tưởng vào trải nghiệm cá nhân.
Internet luôn tràn ngập những lời khuyên về sức khỏe, nhưng với giấc ngủ, Tuy nhiên, hãy thận trọng, đặc biệt là với các loại thuốc "thần thánh" như bột magie. Cái gọi là "sleepy girl mocktail", hỗn hợp nước ép anh đào và bột magie, là thứ nên tránh vì có rất ít bằng chứng về hiệu quả, các chuyên gia giải thích: "Một tách trà thảo mộc ấm sẽ là lựa chọn tốt hơn nếu bạn muốn một thức uống dễ chịu trước khi ngủ".
Vấn đề nằm ở chi tiết: nhiều công thức trên TikTok bỏ qua liều lượng, và quá nhiều magie có thể gây ra các vấn đề như đi vệ sinh thường xuyên. Với các chất bổ sung, melatonin chỉ nên được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ. "Melatonin không kê đơn hoặc mua trên mạng có thể có liều lượng không ổn định", chuyên gia cảnh báo. "Và trừ khi bạn bị rối loạn giấc ngủ, cơ thể sẽ tự sản xuất melatonin một cách tự nhiên". Cách tốt nhất để tăng cường sản xuất melatonin là duy trì lịch trình ngủ đều đặn và giảm ánh sáng vào buổi tối.
Nói tóm lại, sleepmaxxing có thể hữu ích nếu bạn áp dụng một cách đơn giản và phù hợp với bản thân. Hãy tập trung vào cảm giác thư thái sau khi ngủ, thay vì chạy theo những tiện ích mới nhất hay mẹo vặt trên TikTok. Bởi lẽ, giấc ngủ tuyệt vời không nằm ở sự hoàn hảo, mà là sự cân bằng.
Theo L'OFFICIEL Philippines