Love & Life

Khi "người gốc Á" là một cái tội...

Chưa bao giờ làn sóng thù ghét và kỳ thị người gốc Á lại trở nên mạnh mẽ đến vậy. Nhưng, chuyện gì đang xảy ra với chúng ta?
person human crowd parade text

Đại dịch lần này đã gây ra quá nhiều tổn thất. Tại Hoa Kỳ, các cuộc tấn công nhằm vào người gốc Á và doanh nghiệp do họ đứng đầu liên tục gia tăng trong thời gian gần đây với con số đáng báo động – 150% - cao cấp đôi so với năm 2019 (theo số liệu của Trung tâm Nghiên cứu Sự thù ghét và Chủ nghĩa cực đoan tại Đại học California cung cấp). Thậm chí, kể từ tháng 3 năm 2020, Stop AAPI Hate, trung tâm báo cáo dành cho người Mỹ gốc Á và người dân khu vực Thái Bình Dương đã liên tục nhận được 3.800 cáo buộc về các cuộc tấn công và phân biệt chủng tộc, 68% trong số đó do phụ nữ báo cáo. Hầu hết mọi cuộc tấn công đều diễn ra tại hai thành phố lớn là Los Angeles và New York, nơi có nhiều cộng đồng người gốc Á sinh sống và làm ăn.

“Quá vô lý khi người Mỹ gốc Á và người dân các đảo Thái Bình Dương thường trở nên vô hình trong mắt mọi người. Nhưng khi mọi người chú ý đến, họ phải gánh chịu các định kiến xã hội.”

Chuyện gì đang xảy ra với người gốc Á tại Mỹ?

2400.jpeg

Nhiều người, trong đó có Karthick Ramakrishnan, nhà sáng lập đồng thời là giám đốc dữ liệu Nhân khẩu học và nghiên cứu chính sách của tổ chức phi lợi nhuận AAPI Data, đồng ý rằng làn sóng căm ghét người gốc Á đã bị đẩy lên cao trào do cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump, các hãng truyền thông bảo thủ và những người ủng hộ ông liên tục sử dụng các cụm từ như "virus Trung Quốc", "Kung Flu" khi nhắc đến COVID-19. Điều này đã vô tình đẩy người dân gốc Á tại quốc gia này rơi vào tình cảnh khó xử và hứng chịu những làn sóng chỉ trích cùng các hành động gây hấn thù địch.

Làn sóng tấn công nhắm vào người gốc Á tại quốc gia này đã lên đến đỉnh điểm khi Robert Aaron Long, một thiếu niên Mỹ 21 tuổi, đã bắn chết 08 người tại ba cửa tiệm massage tại hạt Cherokee và thành phố Atlanta. Trong số đó, có sáu người là phụ nữ. Long bị buộc tội giết tám người cùng các tội danh liên quan đến tấn công nghiêm trọng khác (bao gồm cố gắng giết người và sử dụng súng trái phép). Mặc dù Long khẳng định hành động của mình không xuất phát bởi làn sóng căm thù người gốc Á tại quốc gia này, nhưng đại đa số mọi người, kể cả Keisha Lance Bottoms, thị trưởng Atlanta, tin rằng vụ xả súng hàng loạt này là một trong những hành vi của làn sóng căm ghét người gốc Á tại đây.

1 / 2

Kể từ khi vụ nổ súng của Long xảy ra, một loạt các cuộc tấn công nhắm vào người gốc Á tại Georgia đã được ghi nhận. Một người phụ nữ 75 tuổi bị hành hung dã man tại San Francisco. Vào ngày 21 tháng 3, tại New York, một người 54 tuổi phải nhập viện sau khi bị tấn công, trong khi hai người khác bị tấn công từ phía sau và bị hành hung ngay trên đường trong một cuộc biểu tình phản đối bạo lực.

Ánh sáng nơi cuối con đường

d618791b-4490-468f-93c1-1f4a1fffef10.jpg

Rõ ràng, tình cảnh của những người Mỹ gốc Á đã khiến cộng đồng người trí thức cao tại quốc gia này phẫn nộ. Doris Chang, Phó giáo sư tại Đại học New York, đồng thời là nhà tâm lý học lâm sàng chuyên nghiên cứu tác động của việc phân biệt chủng tộc đối với cộng đồng AAPI, chia sẻ: “Trong thời kỳ bất ổn xã hội, chính trị và kinh tế, chúng ta lại bị gạt ra ngoài lề, thậm chí trở thành mối đe dọa đối với an ninh quốc gia.”

Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden trong một tuyên bố vào ngày 19 tháng 3 đã kêu gọi Quốc hội “nhanh chóng thông qua Đạo luật về Tội ác thù hận COVID-19 nhằm thúc đẩy chính phủ liên bang phản ứng mạnh mẽ trước sự gia tăng của tội ác thù hận trong đại dịch, đồng thời hỗ trợ chính quyền bang và địa phương cải thiện việc báo cáo và đảm bảo cộng đồng người Mỹ gốc Á có thể tiếp cận thông tin hơn.” Cùng ngày hôm đó, Biden cùng Phó Tổng thống Kamala Harris đã đến thăm Atlanta và lên án mạnh mẽ các hành động thù ghét người gốc Á tại đây.

“Tại Mỹ, lòng thù ghét không thể tồn tại”, ông khẳng định tại Đại học Emory, “Sự im lặng của chúng ta là thỏa hiệp. Chúng ta không thể thỏa hiệp.”

Trong bài phát biểu, Biden thừa nhận, “Có quá nhiều người Mỹ gốc Á đi lại trong lo lắng, thậm chí họ cảm thấy an toàn của bản thân và những người xung quanh bị đe dọa trong năm qua. Họ bị tấn công, đổ lỗi, trở thành vật tế thần và quấy rối. Họ bị tấn công bằng lời nói, hành động và thậm chí là bị giết.”

Biden-235.jpg

Harris, người Mỹ gốc Á và gốc Phi, đồng thời là nữ phó tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ chia sẻ, “Phân biệt chủng tộc có tồn tại. Và nó vẫn luôn như thế. Sự bài ngoại là có thật, và sẽ luôn như thế. Phân biệt giới tính cũng vậy.”

Tất nhiên, tình người vẫn còn đó. Hàng nghìn người đã cùng nhau xuống đường ở các thành phố lớn tại Mỹ như New York, Atlanta, Pittsburgh, Washington, thậm chí ở cả Montreal tại Canada, để lên tiếng phản đối các hành động gây hấn nhắm vào người gốc Á tại quốc gia này, đồng thời kêu gọi cải tổ đội ngũ cảnh sát và lên tiếng chỉ trích Trump vì những lời lẽ thù hận gây kích động trong đại dịch.

Trong một cuộc tuần hành, Juliàn Castro, Thị trưởng San Antonio, phát biểu: “Trong nhiều thế hệ, người Mỹ gốc Á đã bị phân biệt đối xử. Tôi nghĩ điều này không nhất thiết phải nói ra.”

Tiếp theo đó, sau sự cố nổ súng ngày 16 tháng 3, Ủy ban dân quyền của Ủy ban Tư pháp Hạ viện Hoa Kỳ lần đầu tiên tổ chức một phiên điều trần về thành kiến chống châu Á trong 30 năm qua. Một số nhà lập pháp nữ người Mỹ gốc Á như Grace Meng, Judy Chu, Doris Matsui, Michelle Steel, Tammy Duckworth và Young Kim đã trở thành người làm chứng của tình trạng phân biệt đối xử. Đồng thời, họ kêu gọi các nhà lập pháp của Đảng Cộng hòa giảm bớt luận điệu khi các hành động thù ghét liên tục gia tăng trong thời gian gần đây.

Tất nhiên, những người gốc Á hoạt động nghệ thuật cũng không thờ ơ với những người đồng hương của mình.

Min Jin Lee, tác giả nổi tiếng của Pachinko, đã đăng tải trên tài khoảng Twitter cá nhân: “Chưa đến 48 giờ, chúng tôi đã ghi dấu ấn cho châu Á tại giải Oscar với nhiều khoảnh khắc lịch sử đầu tiên sau 93 năm, và sau đó là vụ nổ súng nhắm vào ba doanh nghiệp của người châu Á. Đây là cách chủ nghĩa khủng bố hoạt động – bạn không cảm thấy an toàn, không được chấp nhận và không được đánh giá cao.”

Video Player is loading.
Current Time 0:00
Duration 0:00
Loaded: 0%
Stream Type LIVE
Remaining Time 0:00
 
1x
Advertisement
Daniel Dae Kim

Daniel Dae Kim, nhà sản xuất kiêm diễn viên của The Good Doctor đã thông qua việc xuất hiện trước Tiểu ban Tư pháp Hạ viện về Hiến pháp, Dân quyền và Tự do Dân sự vào ngày 18 tháng 3, đã kêu gọi thông qua Dự luật Chống căm thù và Đạo luật Tội phạm Thù ghét Covid-19. Ông nói: “Tôi rất khó chịu khi một dự luật không yêu cầu tiền bạc, nguồn lực, chỉ là sự lên án đối với các hành vi thù hận dành cho người gốc Á, bị 164 thành viên Quốc hội, đảng viên Cộng hòa bỏ phiếu chống lại. Và bây giờ, tôi ở đây, bởi tình hình đã trở nên tồi tệ hơn, thậm chí tồi tệ hơn rất nhiều.”

Không chỉ các chính trị gia và người nổi tiếng lên tiếng chỉ trích, người dân Mỹ cũng đã lên tiếng bày tỏ thái độ và quan điểm của mình trên các phương tiện truyền thông xã hội, đồng thời nâng cao nhận thức và cùng nhắc nhở nhau quan tâm và bảo vệ những người gốc Á xung quanh mình, có thể là gia đình, bạn bè hoặc hàng xóm. Trong khi ấy, người phụ nữ bị tấn công tại San Francisco đã quyết định tặng lại số tiền 1 triệu đô la Mỹ được quyên góp thông qua GoFundMe để hỗ trợ cộng đồng người Mỹ gốc Á chống lại nạn phân biệt chủng tộc.

Bạn cũng có thể góp phần đẩy lùi tình trạng này thông qua việc báo cáo các hành động thù ghét nhắm đến người châu Á tại Mỹ, người Mỹ gốc Á và người dân các đảo tại Thái Bình Dương cho Stop AAPI Hate, hoặc quyên góp cho các tổ chức như Stop AAPI Hate, GoFundMe, Atlanta chapter of Asian Americans Advancing Justice, CommUNITY Action Fund set up by Hate Is a Virus, v.v.

Bảo Ngọc

Tags

Recommended posts for you