Love & Life

Hiệp hội May mặc & Giày dép Hoa Kỳ kêu gọi ủng hộ thêm vắc-xin cho Việt Nam

Trong bức thư gửi đến Tổng thống Hoa Kỳ Biden mới đây, Hiệp hội May mặc & Giày dép Hoa Kỳ đã đề nghị nước Mỹ ủng hộ thêm vắc-xin cho Việt Nam.
person human clothing apparel airplane transportation vehicle aircraft

Trong bức thư gửi tới Chủ tịch Joseph R. Biden mới đây, Hiệp hội May mặc & Giày dép Hoa Kỳ (AAFA) tiếp tục nỗ lực hỗ trợ việc phân phối vắc xin COVID-19 một cách công bằng trên toàn cầu. Bức thư của Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành AAFA Steve Lamar nêu bật những khó khăn mà COVID-19 đã gây ra ở một số quốc gia đối tác, bao gồm Việt Nam, Bangladesh và Indonesia, cùng những quốc gia khác. Đồng thời, AAFA đã gửi thư tới Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính để ủng hộ các nỗ lực chống lại đại dịch đang gia tăng gần đây ở miền Nam Việt Nam.

Lamar viết trong bức thư: "Tôi viết thư này để kêu gọi sự tăng cường phân phối lượng vắc-xin dư thừa của Hoa Kỳ kịp thời cho Việt Nam và các nước đối tác quan trọng khác. Sự phân bổ này nên tập trung vào các nhóm dân cư chính ở các quốc gia này, đặc biệt là những nhóm dân cư quan trọng đối với sự phát triển kinh tế để nhanh chóng thúc đẩy sự phục hồi sau cuộc khủng hoảng, và cuối cùng là sức khỏe và sự ổn định lâu dài. Nếu không có sự gia tăng phân phối vắc-xin có mục tiêu như vậy, COVID sẽ phá hủy các ngành công nghiệp mà nền kinh tế các quốc gia này phụ thuộc để phát triển và tồn tại."

Bên cạnh bức thư gửi Tổng thống Hoa Kỳ, Lamar cũng gửi một bức thư khác tới Thủ tướng Phạm Minh Chính, nội dung chính của thư đề cập đến việc khuyến khích Việt Nam tăng cường làm việc với ngành công nghiệp địa phương, đặc biệt là với các đối tác của Hoa Kỳ trong ngành may mặc và giày dép.

shoes1.jpeg
Ảnh:cnbc.com

Một trong những lý do cho yêu cầu này từ phía AAFA có thể do sự thiếu hụt trầm trọng mặt hàng may mặc và giày dép từ một số thương hiệu quốc tế được đặt nhà máy tại Việt Nam như Nike, Adidas, Calvin Klein và rất nhiều cái tên khác. Dựa trên các báo cáo tài chính vào năm ngoái, một nửa số giày Nike trên thị trường đều được sản xuất tại Việt Nam. Với lượng vắc-xin còn hạn chế, nhiều công nhân làm việc tại các công xưởng, nhà máy vẫn chưa được tiêm chủng. Bên cạnh đó, cũng có một số người còn e ngại trước căn bệnh COVID-19 và cả các loại vắc-xin. 

Với tình hình dịch bệnh hiện vẫn còn rất căng thẳng tại Việt Nam, đặc biệt kể từ tháng 4 vừa qua đến nay, số lượng các ca nhiễm tăng vọt ở mức đáng báo động, khiến cho các cơ sở kinh doanh các mặt hàng không thiết yếu, thậm chí các nhà hàng, và nhiều đơn vị sản xuất phải tạm ngưng hoạt động. Điều này cũng ảnh hưởng lớn đến các nhà máy sản xuất. 

Tuy đã áp dụng những giải pháp tối ưu để duy trì hoạt động của các nhà máy, ví dụ như các công nhân sẽ được cung cấp nơi ăn ngủ ngay tại khu vực làm việc để tránh dịch bệnh lây lan và giữ công suất làm việc cũng như đảm bảo tài chính, song các nhà sản xuất dệt may khó có thể chi trả cho việc này bởi tỷ suất lợi nhuận thấp. 

Tổng số lượng hàng hoá Hoa Kỳ nhập khẩu từ Việt Nam lên đến 15%, chính vì vậy, việc cân bằng cán cân cung - cầu ở Mỹ chắc chắn có sự phụ thuộc không hề nhỏ vào nguồn sản xuất từ Việt Nam. 

Bài viết: Chi Le

Recommended posts for you