Documentary

#PressDay: Chân dung những biên tập viên đã làm thay đổi lịch sử ngành thời trang

Trong ngành công nghiệp thời trang, sức ảnh hưởng của những người biên tập là không thể phủ nhận. Họ góp phần đưa ra tầm nhìn mới và độc đáo, tăng lượng phát hành của ấn phẩm và mở rộng phạm vi kinh doanh. Với tư cách là biên tập viên của những tạp chí hàng đầu về thời trang, những con người có vị trí đặc biệt này đã tác động đến thời trang, và ảnh hưởng của họ có thể vươn ra phạm vi toàn cầu — thông qua nhận định, con mắt sắc bén và thậm chí là một chút tranh cãi.
chair furniture person musician musical instrument sunglasses accessories leisure activities guitarist guitar

Biên tập viên thời trang là một phần của một quy trình vô cùng phức tạp, nhưng nhiều người thường không thực sự nghĩ nhiều về chúng. Sự phổ biến thời trang mà chúng ta hiển nhiên mặc định là kết quả của hàng giờ lao động đột phá, và một người biên tập giỏi sẽ khiến nó trở nên giá trị.

Để thực sự đánh giá cao tầm phát triển của thời trang, chúng ta cũng phải ghi nhận tầm nhìn và sự sáng tạo của người biên tập đằng sau những ấn phẩm thời trang lớn. Để kỷ niệm ngày 21/6, ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, hãy cùng L'OFFICIEL Vietnam điểm qua một số tên tuổi đã góp phần thay đổi lịch sử thời trang thế giới.

Carmel Snow và Diana Vreeland
Carmel Snow và Diana Vreeland

Carmel Snow: Từ năm 1934 đến năm 1958, Carmel Snow là biên tập viên của Harper's Bazaar. Người phụ nữ này đã định nghĩa lại ý nghĩa của một tạp chí thời trang bằng cách sắp xếp lại không gian cho nhiếp ảnh, nghệ thuật, nhà cửa và viết tiểu thuyết trên các trang của tạp chí, ngoài những câu chuyện thời trang thông thường. Phương châm của bà là "Thanh lịch là phẩm vị tốt cộng thêm một chút táo bạo", và ảnh hưởng của nó vẫn có thể được nhìn thấy trong các trang của Bazaar ngày nay.

Diana Vreeland: Diana Vreeland có sự nghiệp gắn liền với 2 tạp chí thời trang nổi tiếng thế giới là của Harper's Bazaar (1936-1962) và Vogue (1963-1971), do vậy bà thường được gọi là Nữ hoàng thời trang. Vreeland là người có gu thẩm mỹ, bà định nghĩa lại thời trang thông qua sự tìm tòi và không ngừng quyết tâm hướng tới điều lớn lao tiếp theo. Trong nhiệm kỳ của mình tại Bazaar, bà đã đưa Lauren Bacall trở nên nổi tiếng bằng cách để cô trở thành người mẫu trang bìa của số tháng 3 năm 1943, và mục "Why Don't You?" của bà vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay.

Grace Mirabella
Grace Mirabella

Năm 1971, khi Grace Mirabella kế nhiệm Diana Vreeland làm Tổng biên tập tạp chí Vogue, bà đã gây chấn động thế giới thời trang. Mirabella không xuất thân từ giới biên tập viên, bà ấy đến từ thế giới kinh doanh. Cha mẹ bà là người nhập cư Ý, và mối liên hệ duy nhất của Mirabella với tạp chí là bà đã làm việc siêng năng với tư cách là trợ lý cũ của Vreeland.

Trong 17 năm đương nhiệm, số lượng phát hành của tạp chí đã tăng gấp ba lần và bà chứng minh rằng kỹ năng kinh doanh là yếu tố quan trọng trong thế giới biên tập viên. Người phụ nữ này cũng hỗ trợ các nhà thiết kế người Mỹ như Geoffrey Beene và Calvin Klein mở ra kỷ nguyên mới về trang phục hàng ngày của phụ nữ. Vào những năm 90, bà thành công bắt đầu xuất bản của riêng mình, Mirabella.

Ingrid Sischy
Ingrid Sischy

Bà là nhà văn Nam Phi có tầm ảnh hưởng lớn đã tạo ra sự giao thoa giữa thời trang, nghệ thuật và văn hóa mà vẫn tồn tại trong các ấn phẩm phổ biến ngày nay. Với tư cách là biên tập viên của Artforum, bà đã kết hợp một người mẫu trong bộ bodysuit của Issey Miyake lên trang bìa vào năm 1982. Sischy bắt đầu viết cho tờ The New Yorker về thời trang và nhiếp ảnh trước khi trở thành Tổng biên tập của Interview. Cho đến khi qua đời, bà đã làm việc với tư cách là Biên tập viên cộng tác của Vanity Fair, kết hợp một số chủ đề đặc trưng của cô với văn hóa người nổi tiếng và phỏng vấn tất cả mọi ngôi sao từ Madonna đến John Galliano.

Franca Sozzani
Franca Sozzani

Kể từ năm 1988, Franca Sozzani là biên tập viên lừng lẫy của Vogue Italia. Là một người ủng hộ to lớn việc dân chủ hóa thời trang, bà thường xuyên kết hợp fast-fashion với sự sang trọng trên các trang của mình. Sozzani cũng là người hỗ trợ mọi màu da và số đo khi nói đến người mẫu: Sozzani đã đưa nhiều người mẫu ngoại cỡ lên các trang bìa, dành toàn bộ số báo để nói về người mẫu da màu, đồng thời ra mắt ấn bản của L'Uomo Vogue về văn hóa châu Phi.

Suzy Menkes
Suzy Menkes

Nhà phê bình thời trang nổi tiếng đã dành 25 năm để đưa tin về ngành này cho International Herald Tribune trước khi chuyển sang viết cho các tạp chí khác, bao gồm Harper's Bazaar và Vogue. Những bài viết của bà có thể thổi phồng hoặc phá vỡ một bộ sưu tập. Vào những năm 90, bà viết rằng những chiếc túi xách chần bông của Chanel đã lỗi mốt, hay Menkes đã thách thức Marc Jacobs cho một buổi trình diễn thời trang mà bắt đầu muộn gần hai giờ đồng hồ. Bà hiện là Biên tập viên thời trang cho tất cả các ấn bản quốc tế của Vogue.

Anna Wintour
Anna Wintour

Với tư cách là Tổng biên tập của Vogue, Anna Wintour đã biến tạp chí này thành một hiện tượng văn hóa. Bà đã lan rộng thời trang cao cấp cho một thế hệ phụ nữ mới sau khi được bổ nhiệm làm biên tập viên vào năm 1987 — trang bìa đầu tiên của bà là hình ảnh một phụ nữ mang thai tự do kết hợp thời trang cao cấp và tầm trung với rất nhiều đồ trang sức. Wintour đã chuyển toàn bộ văn hóa thời trang thành thứ mà phụ nữ trẻ lấy cảm hứng, từ đó biến Vogue trở thành trụ cột chính trong thị trường mới. Bà luôn tập trung vào thời trang như một phong cách sống.

Grace Coddington
Grace Coddington

Sự nghiệp lâu dài và lừng lẫy của Coddington với Vogue bắt đầu ở tuổi thiếu niên khi cô giành chiến thắng trong phần "Người mẫu trẻ" của tạp chí Anh này. Ngay sau đó, cô bắt đầu làm người mẫu cho tạp chí.

Sau một tai nạn xe hơi khiến ngoại hình bị biến dạng, cô bắt đầu làm Biên tập viên, vị trí mà cô giữ trong 19 năm tiếp theo. Vào tháng 7 năm 1988, cô tham gia cùng Anna Wintour trên tạp chí Vogue Hoa Kỳ, nơi cô vẫn là Giám đốc Sáng tạo của tạp chí. Sự xuất sắc của cô trong việc tạo kiểu dáng và chỉ đạo nghệ thuật đã mang đến sự lan tỏa đáng nhớ của tờ tạp chí này.

Isabella Blow
Isabella Blow

Blow từng là biên tập viên cho một số ấn phẩm, bao gồm Sunday Times, Tatler, và Vogue Hoa Kỳ, nơi cô làm việc với Anna Wintour trong một thời gian ngắn. Cô cũng là người mở ra sự nghiệp của nhà thiết kế mũ Philip Tracy. Cô đã đội nhiều chiếc mũ của anh và khiến chúng trở nên phổ biến. Cô cũng là người phát hiện và hỗ trợ sự nghiệp của các người mẫu Sophie Dahl và Stella Tennant, cũng như nhà thiết kế thời trang quá cố Alexander McQueen. Cô đã mua toàn bộ bộ sưu tập tốt nghiệp của McQueen, trị giá 5.000 bảng Anh vào thời điểm cô phát hiện ra anh, và thanh toán chi phí bằng cách trả góp.

Robin Givhan
Robin Givhan

Givhan đã nâng “văn học” thời trang lên một tầm văn hóa và tri thức hơn khi cô giành được giải thưởng Pulitzer cho hạng mục Phê bình. Vinh dự này thực sự là lần đầu tiên đối với bất kỳ nhà phê bình thời trang nào. Cô đã làm việc cho The Washington Post hơn một thập kỷ và hiện là một trong những nhà phê bình thời trang chính của tờ báo này. Givhan trước đây cũng làm việc cho Detroit Free Press, San Francisco Chronicle và Vogue.

Tim Blanks
Tim Blanks

Bản thân là một người kỳ cựu trong thế giới thời trang, Blanks từng là tổng biên tập của Style.com cũng như người dẫn chương trình cho Canada ‘Fashion File’. Chương trình thời trang này diễn ra từ năm 1989 cho đến khi bị hủy bỏ vào năm 2009. Blanks cũng là tổng biên tập của The Business of Fashion, vị trí mà ông đã nắm giữ từ năm 2015.

Tim Noakes
Tim Noakes

Dazed (trước đây là Dazed and Confused), được thành lập vào năm 1991, là một tạp chí của Anh tôn vinh thời trang và văn hóa của giới trẻ. Tim Noakes đã gắn bó với Dazed trong nhiều năm, từ những ngày đầu tiên là thực tập sinh, sau đó leo lên vị trí tổng biên tập. Dưới sự chỉ đạo của ông, trang web của Dazed và các tài khoản mạng xã hội chính thức đã trở thành nền tảng không thể thiếu cho thời trang và văn hóa ngoài thế giới.

Tổng hợp: Harper's Bazaar, didyouknowfashion

Ảnh: Sưu tầm

Recommended posts for you