Documentary

Deconstruction: Thời trang phá cấu trúc và những nét nổi bật

Trong suốt lịch sử hình thành và phát triển, thời trang chưa bao giờ ngừng đổi mới và khiến cho giới mộ điệu ngạc nhiên và sững sờ. Hơn cả việc thiết kế ra những bộ trang phục đẹp mắt, thời trang còn tồn tại và được phát triển như một thứ ngôn ngữ, một triết lý sâu sắc phản ánh giá trị của cuộc sống.
hair clothing apparel costume person human

Trong số những phong cách thiết kế thời trang khác nhau, phải kể đến Thời trang phá cấu trúc (deconstruction fashion) đã từng gây chấn động một suốt những năm 80,90 của thế kỉ XX. Phong cách mang đậm dấu ấn của nhà thiết kế tài ba Martin Margiela. Và cũng được gán cho các tác phẩm của các nhà thiết kế khác - Rei Kawakubo, Yohji Yamamoto Karl Lagerfeld, Ann Demeulemeester, Dries Van Noten.

Thời trang phá cấu trúc (deconstruction) là gì?

yeezyheader_2015.jpg

Gill một nhà nghiên cứu thời trang định nghĩa về kỹ thuật “phá cấu trúc” trong thời trang – là những bộ trang phục chưa hoàn tất, dang dở, được tái chế, đường may hiển lộ và trông có vẻ bụi bặm. Cô cho rằng, thời trang cấu trúc có thể hiểu đơn giản là việc tách rời một bộ trang phục và phá huỷ nó.

Nếu nhìn bằng mắt thường, những bộ trang phục theo phong cách này sẽ có hình ảnh “không thống nhất”, thiếu thoải mái và không bình thường, không đẹp mắt như tiêu chuẩn cái đẹp thông thường trong thời trang (lúc bấy giờ và cả hiện tại). Đó là vì Thời trang phá cấu trúc thách thức quan niệm truyền thống quy ước về cái đẹp. Tuy thế, nó phá vỡ cái ổn định của thời trang bằng kết quả sau cùng là một vẻ đẹp mới lạ, khác hẳn cái đẹp xưa cũ.

Hình ảnh thời trang phá cấu trúc bắt đầu xuất hiện vào năm 1989, khi tờ Details đăng tải bộ sưu tập Thu/Đông từ Maison Martin Margiela, với lời bình luận của nhà nhiếp ảnh kì cựu Bill Cunningham, ông đã sử dụng từ “deconstructions” để mô tả những bộ trang phục đó. Francesca Granata đã ghi lại trong bài của cô “Deconstruction fashion: Carnival and the grotesque’(2012) rằng đó có lẽ là lần đầu tiên thuật ngữ này chính thức được nhắc tới trong khuôn khổ ngành thời trang.

4.+Spring+Summer+1990+.jpg

Bill mô tả “Cấu trúc của trang phục gợi nhớ tới phong trào giải cấu trúc trong kiến trúc, cấu trúc thiết kế trang phục trông như đang bị tấn công, những đường may không ở đúng chỗ, bề mặt trang phục như bị dày vò bởi những vết rạch khác nhau. Tất cả điều đó làm ta liên tưởng tới một vẻ đẹp thời trang thanh lịch lụi tàn” (Granata 2012).

Margiela, cái tên tiên phong và nổi bật nhất cho ví dụ về trường phái Thời trang phá cấu trúc, người từng là trợ lý của Gaultier. Margiela coi trang phục là một công trình kiến trúc chỉ khác là chúng được “mặc” vào cơ thể con người. Vì thế ông cũng áp dụng những quy trình trong kiến trúc và cấu trúc lên những bộ trang phục. Margiela chơi đùa với chức năng của những bộ trang phục, phụ kiện, sự dở dang một cách tự nhiên và những đường may hiển hiện một cách lạ thường. Nổi tiếng với việc tái chế quần áo và đồ vật, nhà thiết kế nhấn mạnh đó là phương pháp mà ông “giúp sống lại những bộ trang phục trong một hình dáng khác”.

Triết lý phá b cái cũ, lp cái mi

margiela-cover-nssmag.jpg

Như Margiela đã chia sẻ về cảm hứng phá cấu trúc lấy từ kiến trúc, khái niệm “deconstruction” là một tư tưởng xuất hiện trong nhiều lĩnh vực khác nhau trước khi dấn thân sang lĩnh vực thời trang.

Trong triết học, Jacques Derrida, triết gia người Pháp là người đã khởi xướng cho tư tưởng “deconstruction” vào cuối những năm 60, ông mô tả đó là “quy trình phá vỡ những hình mẫu đã ổn định”.

Vào thời điểm đó, "deconstruction" thường được áp dụng với từ ngữ nhằm mô tả việc phá bỏ những truyền thống và những giới hạn thông thường.Sau đó phong trào đầu lan toả mạnh mẽ ra ngành kiến trúc, âm nhạc và nghệ thuật, phê bình nghệ thuật và thời trang.

1_sCw0ScazBMmmYf6v--7xCg.jpeg

Derrida không coi giải cấu luận là phương pháp phê bình, phân tích hoặc hậu cấu trúc (post-structualism) mà chỉ như là một khảo hướng đọc và viết để bóc trần những bất ổn trong ý nghĩa của các văn bản triết học, văn học. Deconstructrion ra đời với mục đích khảo sát lại cấu trúc tư tưởng của Tây phương, xem lại nền tảng cũng như khái niệm, tức là thách thức, đối kháng và làm lung lay những chân lý phổ quát.

Giống như sự nổi loạn cuối thập niên 80, thời trang cũng nằm trong dòng chảy đó, được tháo tung, được phá hủy trong khi bước sang kỷ nguyên mới. Cũng vì điều đó mà người Pháp vẫn hay gọi triết lý deconstrucstion với cái tên Le Destroy (Gill) – sự phá huỷ thời trang.

Trong thời trang, những tên tuổi theo đuổi sâu triết lý phá cấu trúc này phải kể đến Margiela, Kawakubovà Yamamoto. Đây là những cái tên tiên phong vào những năm 1980, dù thời điểm đó họ thường được gọi đến với phong cách avant-garde hơn là thời trang phá cấu trúc. Nhưng nếu nhìn kĩ vào các bộ sưu tập của các nhà thiết kế này, chúng ta có thể gọi được các kĩ thuật đột phá của họ là phong cách thời trang phá cấu trúc nếu xét theo tư tưởng của Derrida.

351626.jpg

Sự phá huỷ cái cũ, thiết  lập cái mới trong phong cách của Margiela nằm ở việc đem lại một hình dáng mới cho những bộ trang phục cũ. Ông học tập các kĩ thuật và quy trình lấy cảm hứng trong lĩnh vực kiến trúc mà Gill mô tả những bộ trang phục của ông như là “một công trình kiến trúc kiểu phá cấu trúc của cơ thể”. Margiela cũng làm điều mà những người trước đó chưa từng làm là “đưa toàn bộ những bí mật ẩn giấu của trang phục ra ngoài bề mặt”. Với những đường may hiển lộ, không che giấu.

Trong khi đó, các bộ sưu tập của Kawakubo và Yamamoto với sự thống trị của những gam màu tối, những bộ trang phục dài, thả lỏng trên cơ thể như một cách đối nghịch hoàn toàn với xu hướng thời điểm đó, họ cũng đem góc nhìn của người Nhật tới Tây phương và ảnh hưởng tới một thế hệ sau này trong phong cách thiết kế, trong đó phải kể đến Antwepts Six, mà Margiela là một thành viên trong đó.

ced435f73dbfeec0c5229ba1fc816cea.jpg

Cách thiết kế của các nhà thiết kế này là một sự thách thức mạnh mẽ với góc nhìn của phương tây ở thời điểm đó. Họ là những người phá vỡ truyền thống trong thời trang, một phong cách chưa từng tồn tại ở phương tây trước đó.

Phá cấu trúc, phê bình và phân tích trong thời trang

Moodboard.jpg

Phá cấu trúc cũng được sử dụng như một tư duy phản biện, sự phê bình hay tiếng nói của một thế hệ các nhà thiết kế phản ánh lên hệ thống thời trang. Hơn là một triết lý, Gill cũng chỉ ra “deconstructive thinking – lối tư duy phá cấu trúc, phân tích trong quá trình sản xuất quần áo là cách để phản biện lại trật tự đã tồn tại từ trước tới giờ trong thời trang.

Trang phục, không chỉ minh hoạt cho một ý tưởng triết học, mà còn là một chủ thể mang tính lý thuyết – từ đó buộc ta phải đặt ra những câu hỏi cho thời trang. Các nhà thiết kế thời trang bằng cách chú ý tới những chủ thể trong các tác phẩm của họ (ở đây là trang phục) đã đặt ra các câu hỏi về sự tồn tại của nó.

16-fit-unraveled.jpg

Sự phá cấu trúc trong thời trang giống như cơ chế tự bình luận trong hệ thống thời trang. Nó trình bày một cái nhìn tổng thể phơi bày ra những hiện trạng của thời trang – đó là sự quyến rũ được truyền tải trong các khái niệm trang trí, sự quyến rũ, những buổi trình diễn, ảo ảnh, kì ảo, sáng tạo, đổi mới, độc quyền, xa xỉ … liên tục gắn liền với thời trang) và các nguyên tắc thực hành của nó (ví dụ: kiểu dáng, chất liệu, cấu trúc, chế tạo, mẫu, khâu, kết thúc (Gil)

Giống như cách mà Derrida “phê bình” trong triết học đã đặt ra tình huống buộc ta phải suy nghĩ cái mà triết học thực sự biểu hiện là gì bằng cách xem xét lại các tư tưởng triết học khác trong lịch sử như —Saussure, Rousseau, Heidegger, Nietzsche, Hegel, Husserl, v.v. Thì Thời trang phá cấu cúc cũng mang tính phê bình, trong đó gắn liền với các ý tưởng phản biện thời trang với các luồng tư tưởng khác nhau anti-fashion, Zeitgeist, eco-fashion, và theoretical dress.

normcore.jpg

Anti-fashion, thời trang chống đối, khi thời trang đi ngược lại mục đích cơ bản của quần áo: chức năng. Nó làm cho quần áo không sử dụng được, kém bền và cũ kĩ. Tuy nhiên, nó có thể không mang tính "phá cấu trúc" vì đây là cuộc đối thoại trực tiếp, vui tươi, không khuyến khích những lời chỉ trích tiêu cực. Đó là khi thời trang cao cấp ảnh hưởng từ phong cách đường phố, phải kể tên các nhà thiết kế như Westwood, Gaultier, Versace, Galliano và Hamnet.

Zeitgeist, tinh thần của thời đại, một tư tưởng thời trang “phản chiếu” lại toàn bộ các ý tưởng, vẫn đề của thời đại mà nó đang hiện hữu –cách giải thích này liên kết những bộ quần áo rách nát như một phản ứng đối với các cuộc khủng hoảng kinh tế, chính trị, thẩm mỹ và môi trường đang xuống cấp như một hình ảnh phản chiếu của sự căng thẳng và suy thoái xã hội xung quanh chúng ta. Những mảnh vải chắp vá được cho là ám chỉ đến thảm họa tiếp theo, nơi tất cả các nguồn tài nguyên sẽ bị cạn kiệt. Có thể coi đây là một cuộc khủng hoảng thẩm mỹ đối với chủ nghĩa hình thức.

Streetstyle111.jpg

Eco-Fashion, tại thời điểm những năm 89,90, tư tưởng còn khá đơn sơ là khả năng tái chế - theo nghĩa đen, việc tái chế trở thành thời thượng. Cũng có thể đại diện cho điểm yếu của trang phục được sản xuất hàng loạt bằng cách để lại các hậu quả sau đó. Trong thì tương lai gần, Eco-fashion phải gắn liều với tư duy gốc rễ trong thời trang và hệ sinh thái nhằm tạo ra những giải pháp bền bình mà việc tái chế chỉ giải quyết được một phần.

3dc5a87a-53d4-4f00-a166-6c668fc12909.jpg

Theoretical Dress, những bộ trang phục là lý luận, thuật ngữ này bắt nguồn từ các bài viết của Derrida, như một thực hành của "tháo rỡ", thời trang phá cấu trúc giải phóng quần áo khỏi chức năng của nó, bằng cách "tháo rỡ" nó theo nghĩa đen. Quan trọng ở đây, thông qua điều này trang phục trở thành chủ thể lý thuyết, chỉ bằng cách chứng minh một lý thuyết được phát triển trong tư tưởng triết học và mang đến thời trang nhằm biến đổi nó. Lập luận rằng bằng cách cởi bỏ quần áo, nó được giải phóng chức năng và ném hoàn toàn vào lĩnh vực thẩm mỹ. Tuy nhiên, lý thuyết này bị lật tẩy vì quần áo không hoàn toàn được giải phóng khỏi chức năng của chúng.

200906-2093x1433-fashioncollage.jpg

Tổng quan những tư tưởng phá cấu trúc trên là một quá trình diễn ra liên tục của việc tạo hình và biến đổi, thiết lập cấu trúc rồi phá huỷ, làm và phá bỏ trang phục. Tự thân những tác phẩm thời trang là sự bình luận, phản biện lại thời trang một cách sâu sắc mà không cần nói quá nhiều về nó. Cũng giống như những nhà thiết kế thời trang đã và đang theo đuổi triết lý này, họ vẫn luôn thầm lặng nhưng cực kỳ bền bỉ nhằm phản biện lại hiện trạng của thời trang trong suốt sự nghiệp sáng tạo của họ.

Như vậy, thông qua phương phá vỡ cấu trúc, các nhà thiết kế như Martin Magiela, Kawakubo và Yamamoto đã tìm cách tái thiết kế một bộ trang phục bằng cách rà soát lại một bộ quần áo và các họa tiết của nó, xem lại trải nghiệm thời trang như một sự khác biệt, một sự định hình lại bản thân và sự biến đổi cơ thể theo thời gian.

Rõ ràng là với mỗi dòng quần áo mới, với mỗi lần lặp lại, các nhà thiết kế đang định hình lại thời trang và động lực đổi mới của ngành. Những bộ trang phục phá cấu trúc đang quay trở lại sàn diễn 2021 (có thể thấy những bộ trang phục mang hơi hướng Phá cấu trúc đang trở lại trên sàn diễn 2021, theo tờ Vogue) cũng cho chúng ta thấy những động lực đổi mới trong thời trang vẫn luôn tiếp diễn mạnh mẽ dù đã trải qua một năm đầy biến động.

Tags

Recommended posts for you