Sinh viên thời trang (Phần 2): Chiếc váy cưới được làm bởi Gen Z
Series bài viết "Sinh viên thời trang" - chuyên đề được hợp tác bởi L'OFFICIEL và FACE - The Fashion Design Academy chia sẻ những quan điểm, cũng như cách thức dẫn đến hành trình nghiên cứu và học tập thời trang được hiệu quả hơn. Trong bài viết hôm nay, mời bạn cùng tìm hiểu quy trình thiết kế của một chiếc váy cưới được tạo tác bởi Gen Z.
Thiết kế trang phục cưới là một công việc thực sự thú vị và công phu. Vì thế khi thiết kế trang phục cưới, nhà thiết kế cần phải am hiểu về cơ thể và cấu trúc phom dáng của mỗi cô dâu. Họ cũng cần có nhiều ý tưởng để làm mới lạ và tăng thêm nét quyến rũ cho chiếc váy cưới trong ngày hôn lễ. Người ta gọi những nhà thiết kế đồ cưới là những người tạo nên những giấc mơ.
Trên thị trường hiện nay có muôn vàn chọn lựa đồ cưới từ kiểu dáng cho đến chất liệu. Chúng ta thậm chí còn có thể chọn mua đồ cưới qua các trang web. Tuy nhiên, điều gì quyết định chiếc váy cưới có giá vài triệu đồng hay đến vài chục ngàn đô la? Điều gì khiến cho chiếc váy cưới trở nên tôn vinh đường nét trên cơ thể, điều gì khiến cho chiếc váy cưới trở nên kém sang? Cùng khám phá những điều sau đây, được chia sẻ bởi những chuyên gia chế tác đồ cưới có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề.
2. Thao tác thủ công đóng vai trò quan trọng
Để thiết kế trang phục cưới, đa phần mỗi công đoạn đều được thực hiện thủ công để đạt được tính thẩm mỹ nhất định, nhất là công đoạn đính kết có thể tiêu tốn hàng trăm đến hàng ngàn giờ thực hiện.
Song song đó thiết kế trang phục cưới hiện đại đòi hỏi một lượng kiến thức lớn về chất liệu, khối, volume, cấu trúc và các kỹ thuật sáng tạo vải, kỹ thuật lót, kỹ thuật finishing… để tạo nên tác phẩm đạt tính nghệ thuật cao.
3. Corset – Kết cấu định hình vóc dáng cơ thể
Mặc dù ngày nay đã có sự mở rộng và phóng khoáng về phom dáng, nhưng một vòng eo nhỏ nhắn và vẻ đẹp gợi cảm vẫn là tiêu chí cơ bản của váy cưới. Sức mạnh của Corset chính là nằm ở kết cấu định hình vóc dáng cơ thể. Hầu hết corset dùng chất liệu ít co giãn, được gắn thêm gọng có tác dụng siết eo và đẩy ngực. Thậm chí, có những chiếc áo còn làm đầy phần hông tạo ra hiệu ứng thị giác hình chữ S rõ rệt.Cùng với sự đa dạng về chất liệu váy cưới, corset cũng được phân thành nhiều loại khác nhau: corset dùng cho váy ôm, corset dùng cho váy xòe, corset cho váy trong suốt. Mỗi loại đều phải có cách xử lý khác nhau về kĩ thuật may và khâu hoàn thiện (finishing) phù hợp với lớp áo chính bên ngoài.
Rất nhiều váy cưới ở Việt Nam cần phải sử dụng thêm mút độn ngực để vòng một của cô dâu trông nở nang hơn “một cách khó hiểu”. Thế nhưng lại không có tác dụng đẩy ngực để mang lại vẻ quyến rũ tự nhiên cho người mặc như một chiếc áo corset đúng nghĩa.
Để có được một vòng eo ôm siết, vòng một được đẩy cao, vừa với khuôn ngực mà không cần độn thêm mút ngực khi mặc trong lễ cưới là thử thách khó khăn nhất đối với Pattern Maker (người tạo mẫu rập) vì cần đến kĩ thuật tạo rập corset. Nhưng kĩ thuật may các lớp corset cũng là một quá trình học hỏi cần đến cầu toàn cao độ mà những ai học thiết kế đồ cưới cần phải nắm bắt được.
4. The Petticoat – Tùng váy cưới thiết kế theo phom dáng
Váy xòe bồng bềnh là kiểu dáng phổ biến và được các cô dâu ưa chuộng nhiều nhất. Mỗi dáng váy xòe lại có cách xử lý rập khác nhau, nhưng hầu như không thể thiếu volume tạo độ phồng và định hình phía trong để tạo phom cho váy cưới.
Tùy vào vóc dáng của mỗi cô dâu, nhà thiết kế đồ cưới cần phải cân nhắc tỉ lệ độ phồng và chiều dài hợp lý. Để làm ra một chiếc váy cưới hoàn hảo, cần bắt đầu từ một tỉ lệ cân đối.
Việc phân tích volume trước khi bắt tay vào dựng tùng là rất quan trọng, đòi hỏi kĩ năng về chất liệu, về độ xòe, độ đổ tương ứng với mỗi thiết kế.
5. Chất liệu tạo khối (volume)
Chất liệu dùng để tạo volume là những loại vải có độ đơ như lưới cứng, voan cứng sẽ có tác dụng đẩy phồng tốt hơn. Đặc tính của các loại vải nói chung là rũ xuống theo phương thẳng đứng, nên tùng váy dù được cắt to bao nhiêu, nếu chọn sai chất liệu thì cũng không thể tạo ra độ phồng như mong muốn nếu không có volume đẩy ra từ bên trong.
Khi volume đấy ra chưa đủ so với độ rộng của tùng chính, ngoài việc chưa tạo được form mong muốn, còn gây ra một số lỗi trên bề mặt váy. Ngược lại với chất liệu tạo volume, phần tùng lót trong cùng phải được may bằng chất liệu mềm mại vì tiếp xúc trực tiếp với làn da. Phần lót này cũng có chức năng định hình cho lớp lót phồng bên ngoài, nên vẫn phải tính toán phù hợp với thiết kế. Tùy vào chất liệu vải dày hay trong suốt mà kĩ thuật làm lồng cũng có sự điều chỉnh khác nhau.
Từ những kiến thức ở trên, có thể thấy để tạo nên một chiếc váy cưới chuẩn mực và tôn vinh vóc dáng là một quy trình kỳ công và phức tạp. Tuy vậy, việc học thiết kế đồ cưới và đầm dạ hội cũng là một quá trình thú vị cho những ai say mê cái đẹp. Khoá học Thiết kế đồ cưới và đầm dạ hội tại FACE - The Fashion Design Academy giúp bạn có đủ kiến thức và kỹ năng để tự tay thực hiện một chiếc váy cưới.